In

Bảo hiểm y tế ‘cắt đầu này, chặt đầu kia’ để giảm chi?

Đầu tháng 4/2017, ngồi chờ khám trước khu khám ngoại trú khoa ung thư bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, ông X., 55 tuổi, ngụ tại quận 8, TPHCM, buồn rười rượi khi nghe bác sĩ thông báo thuốc Tarceva chữa ung thư phổi của ông không còn nữa.


bao hiem y te
Quyền lợi người tham gia BHYT bị ảnh hưởng bởi chuyện thâm hụt quỹ thanh toán. Nhưng BHXH phải chịu trách nhiệm thay vì bắt người dân phải gánh.
Ông nói: “Tôi mắc ung thư phổi đầu năm nay, tuần nào cũng vào khám để lãnh thuốc, nhưng nghe bác sĩ nói thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) không còn, tôi không biết xoay thế nào”. Thực ra đó chỉ là đợt thuốc không về kịp, chứ một tuần sau đó thuốc về bình thường, bệnh nhân lại có thuốc chữa. Nhưng trong thời điểm hết thuốc, cũng như nhiều bệnh nhân khác cần thuốc Tarceva, ông X. chẳng biết làm gì. Không có thuốc, bệnh có nguy cơ tái phát, nhưng nếu mua thuốc thì mua ở đâu?
Đây là loại thuốc đặc trị, thuốc chính hãng trôi nổi trên thị trường có giá 1,2 triệu đồng một viên 150mg. Nhưng nếu nghe lời giới thiệu của một số bác sĩ trong bệnh viện, thuốc Ấn Độ chỉ có giá trên dưới 5 triệu đồng/hộp 30 viên, tốt, xấu ra sao không ai biết, nhưng để điều trị liên tục, nhiều người phải bấm bụng bỏ tiền ra mua.
N., một bệnh nhân cũng bị ung thư phổi đang chữa tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, than thở: “Thật không công bằng chút nào. Tôi là khách hàng, nếu hụt thuốc thì bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xin lỗi và trả lại tiền khi chúng tôi mua thuốc bên ngoài. Đằng này họ không nói gì, để chúng tôi tự xoay xở. Phục vụ theo cung cách như thế nhưng lúc nào họ cũng kêu người dân tham gia”.
Giữa tháng 4/2017, tại một buổi toạ đàm về thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, BHXH Việt Nam cho biết quỹ BHYT đã bội chi đến 7.000 tỷ đồng. Thời buổi bội chi, nên dường như BHYT cố “chặt đầu này, cắt đầu kia” để giảm chi cứu quỹ.
Ngày 24/4/2017, tại khu khám ngoại trú bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, ông L., 72 tuổi, bị ung thư gan đến từ Lâm Đồng, chia sẻ: “Tôi bị ung thư dạ dày di căn sang gan. Bác sĩ cho tôi chụp PET-CT kiểm tra, nhưng BHYT từ chối chi trả vì nói một bệnh nhân mỗi năm chỉ được chi trả chụp PET-CT một lần. Tôi phải bán nốt mảnh vườn còn lại để lấy tiền chụp PET-CT lên đến 30 triệu đồng”.
Tháng qua báo chí rộ lên nhiều bài viết phản ánh tình trạng BHYT đột ngột ngưng chi trả nhiều loại thuốc quan trọng trong danh mục như kháng sinh cephalosporin thế hệ 4, thuốc trị thận hư, lupus ban đỏ, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều bệnh nhân. Trước sự vào cuộc “rầm rộ” của báo chí, BHXH “chữa cháy” bằng cách cho thanh toán trở lại, nhưng không biết chuyện này kéo dài được bao lâu.
Thực ra đối phó với công luận không phải là chuyện mới của BHXH. Người ta cứ âm thầm ngưng chi trả, nếu báo chí không lên tiếng thì trót lọt, còn nếu không thì thanh toán trở lại với một lý do nào đó như bác sĩ hiểu nhầm hay cập nhật thiếu sót.
Tháng 6 năm qua, báo chí phản ánh chuyện BHYT ngưng thanh toán dù bít thông liên nhĩ trong can thiệp tim mạch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi bệnh nhân, sau đó BHXH cho thanh toán trở lại với lý do… cập nhật sót danh mục khi chuyển đổi từ thông tư 43 cũ sang thông tư 37 mới.
Những tưởng mọi chuyện êm xuôi, thì tháng qua BHXH ra văn bản ngưng thanh toán bóng đo đường kính lỗ thông liên nhĩ trong gói thanh toán.  TS.BS Đỗ Nguyên Tín, phó khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, nói: “Trước nay, bóng này vẫn nằm trong gói thanh toán của BHYT, nhưng không hiểu sao giờ này họ lại bỏ ra và bắt bệnh nhi thanh toán. Mỗi bóng đo có giá 3,7 triệu đồng, con số không nhiều, nhưng với người nghèo, vùng sâu, vùng xa đó là số tiền đáng kể”.
Một bác sĩ giấu tên nói: “Có lẽ giờ đây BHYT thay đổi “chiến thuật”, ngắt từng phần trong gói thanh toán để ngưng chi trả, như thế sẽ ít “gây sốc” cho bệnh nhân và họ không phản ánh với báo chí”. Chưa có cơ sở để xác nhận điều này, nhưng có thể nói trước sức ép rất lớn thâm hụt quỹ BHYT, BHXH đang tận dụng mọi cách để siết chi trả.
Bội chi BHYT được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có chuyện trục lợi quỹ BHYT như báo chí phản ánh khá nhiều thời gian qua. Nhưng theo một chuyên gia kinh tế y tế phân tích, trục lợi BHYT thì nước nào cũng có, kể cả ở những nước đã phát triển, nhưng vấn đề ở đây là BHXH Việt Nam không làm tròn được trách nhiệm bảo vệ quỹ, khi để xảy ra chuyện thì họ bắt khách hàng là người bệnh gánh chịu. Chuyên gia này nói: “Đơn cử là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người khám BHYT, lẽ ra chuyện này phải làm trước đây nhiều năm, nhưng giờ người ta mới làm, mà làm cũng chưa hoàn chỉnh”.
Bội chi, thâm hụt quỹ BHYT dẫn đến siết chi trả, thậm chí tăng giá mua BHYT, nhưng điều này có hợp lý không? Tại buổi toạ đàm về BHYT tháng 4 qua, bà Triệu Lệ Khánh, phó chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, cho rằng BHXH phải chịu trách nhiệm về tình trạng trục lợi, thất thoát quỹ BHYT, do quản lý không tốt và ban hành chính sách chưa thoả đáng. Bà nói: “Thất thoát do mình gây ra nhưng lại bắt người dân gánh chịu là không công bằng”. Cũng theo bà Khánh, ngành BHXH cần công khai, minh bạch quỹ BHXH và BHYT để mọi người dân cùng biết.
Mô hình cho một xã hội phát triển là các bên phải được kiểm soát. Ở các nước phát triển, BHYT kiểm soát bên điều trị để tránh lạm dụng quỹ, nhưng bản thân BHYT cũng bị kiểm soát bởi một đối tác khác để tránh lạm quyền. Ở nước ta ai kiểm soát BHYT?
Một bác sĩ giấu tên làm việc tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, bức xúc: “Ở các nước khác, bác sĩ và BHYT làm nhiệm vụ của mình, nhưng họ luôn lắng nghe nhau đặt quyền lợi bệnh nhân lên trên hết. Nhưng ở nước ta, BHYT như “làm cha” người khác, không thèm nghe ý kiến bác sĩ và chỉ biết có mỗi một nhiệm vụ là “vạch lá tìm sâu” để giảm chi”.
bài, ảnh Thanh TâmTheo TGTT

http://tiepthithegioi.vn/khoe-vui/suc-khoe-y-te/bao-hiem-y-te-cat-dau-nay-chat-dau-kia-de-giam-chi/

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS