In Công nghệ Iphone/Mobile

Tính năng tự động theo dõi vị trí trên iPhone

Frequent Locations là tính năng tự động lưu lại vị trí trên iPhone và người dùng có thể tắt đi để bảo vệ quyền riêng tư, nâng cao bảo mật.


Định vị toàn cầu đã trở thành dịch vụ không thể thiếu trên smartphone nhằm hỗ trợ người dùng dẫn đường, tìm kiếm địa điểm hay "check-in" mạng xã hội. Tuy nhiên, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại xung quanh quyền riêng tư, bảo mật cho người dùng.
ios-6-maps-poi-data-fixed-1638-139927571
Dịch vụ định vị trên iPhone còn được Apple sử dụng để theo dõi thói quen người dùng. Ảnh: iMore.
Những lùm xùm liên quan đến việc iPhone bí mật theo dõi mọi đường đi của khách hàng xuất hiện từ năm 2011 nhưng Apple phủ nhận điều này. Hệ điều hành iOS 7 tiếp tục lưu vị trí của người dùng với lý do “để cung cấp thông tin hữu ích” và thiết lập này được mặc định kích hoạt với tất cả các thiết bị của Apple.
Bất cứ người dùng nào cũng có thể dễ dàng kiểm tra các thông tin được lưu lại bằng cách truy cập: Settings > Privacy > Location Services > System Services > Frequent Locations. Trong mục History, thiết bị sẽ liệt kê các địa điểm bạn thường xuyên đến, số lần có mặt và cả thời gian.
apple-theo-doi-vi-tri-2655-1399275712.jp
Các địa điểm thường xuyên đến sẽ được Apple lưu và dễ dàng xem lại. Ảnh chụp màn hình.
Để hạn chế bị theo dõi hay lộ những thông tin riêng tư, người dùng có thể chọn mục Clear History để xóa các lịch sử địa điểm được lưu trước đây hay tắt Frequent Locations để không tiếp tục sử dụng tính năng theo dõi của Apple.

Sưu tầm

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Món ăn ngon

Chả cá Lã Vọng ngon chiêu đãi cả nhà

Chả cá Lã Vọng là một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Hãy vào bếp cùng thím Ú để khám phá hương vị độc đáo của món ăn này nhé.

Nguyên liệu: (Cho 4 người )
Cá lóc: 2 kg; Hành tím băm: 50g; Hành lá: 100g; Thì là: 50g; Bột nghệ: 50g; Gừng (cắt sợi ): 50g; Tỏi băm: 50g; Nước mắm: 2 muỗng súp; Mắm tôm: 4 muỗng súp; Mẻ: ½ chén; Bột ngọt: 2 muỗng cà phê; Ớt sừng băm: 30g; Bánh tráng nướng: 2 cái; Cơm dừa ( cắt mỏng dài ): 200g; Đậu phộng chiên: 1 đĩa nhỏ; Dưa chua:1 chén nhỏ; Nước củ riềng: ½ chén


[​IMG]


Thực hiện:
Cắt phi lê cá lóc thành những miếng hình vuông.
Ướp thịt cá lóc với bột nghệ, bột ngọt, gừng sợi, nước mắm, mắm tôm, hành tím băm, tỏi băm, mẻ, ớt băm, nước củ riềng (theo định lượng đã có sẵn).

Nướng thịt cá lóc đã ướp trên than (giữ lại nước ướp cá lúc đầu).
Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành tím cắt lát, hành lá cắt khúc lớn, thì là cắt khúc và nước ướp cá vào chảo dầu, xào lên. Tiếp tục cho thịt cá lóc nướng vào xào tiếp (xào nhẹ tay để thịt cá lóc không bị nát). Nêm nếm vừa ăn.

Món này ăn kèm với bún, bánh tráng nướng, mắm tôm, cơm dừa xắt mỏng, đậu phộng chiên và dưa chua.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Social Media

Báo chí theo mô hình Wal-Mart hay Amazon?

Phần 1:


new-york-times-nytimes-building-cc
Trụ sở The New York Times ở Times Square. Ảnh: http://www.niemanlab.org/

Những người làm báo có lẽ đã nghe tới báo cáo kỳ công của New York Times mang tên Innovation Report. Hi vọng các đồng nghiệp đã đọc báo cáo này để tham khảo về những gì đang xảy ra trong ngành báo chí. Con sóng tưởng chừng hơi xa xa nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ đến bờ.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Những bức thư tình của người chồng khiến phái nữ ước ao

Đó chỉ là lời nhắn nhủ hàng ngày nhưng lúc nào cũng có "thương em", "nhớ em" của một ông lão 65 tuổi gửi vợ.
"Em, như thường lệ cho anh đi ngồi cà phê chút nha, đồ để đó anh về anh phơi nhé. Cảm ơn em nhiều! Thương em lắm" - đó là những lời mà cụ ông 65 tuổi thường xuyên nhắn nhủ vợ mỗi ngày, dù đã cao tuổi nhưng mọi công việc lớn nhỏ trong nhà ông đều dành phần mình. Trước khi muốn đi gặp bạn bè hoặc khi chưa hoàn thành xong công việc mà phải ra ngoài, ông đều để lại giấy nhắn cho vợ với lời lẽ ngọt ngào không kém gì thư tình những cặp uyên ương gửi cho nhau. Cuối thư lúc nào cũng là "Thương em lắm" hay "Hôn em".

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Emarketing

Cách tối đa hóa chiến lược Email Marketing hiệu quả

Năm 1978, một nhân viên quản trị marketing cho một công ty sản xuất máy tính đang đứng trước thử thách vô cùng khó khăn: làm thế nào để quảng bá cho máy tính của công ty ông khi những kênh truyền thông khác đã bị các đối thủ thống trị. Sau rất nhiều chuẩn bị và tính toán, ông đã quyết định gửi email tới 400 người ở phía Tây nước Mỹ để mời họ mua hàng.

Người đàn ông đó tên là Gary Thuerk, và chiếc email đó là sản phẩm của chiến lược Email Marketing đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Sau gần 40 năm và vô số các cuộc "tiểu phẫu", bộ mặt của Email Marketing đã không ngừng biến chuyển và cải tiến. Công cụ này vẫn giữ vị thế là một báu vật có giá trị với các marketers với sự phát triển của điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày nay.

[​IMG]

Chiếc email quảng cáo đầu tiên (1978) – 1 chiến email quảng cáo hiện tại (2014)

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Đời sống xã hội

         Tại Hội thảo về An toàn thực phẩm được tổ chức cuối tháng 12 vừa qua, một thông tin được công bố đã làm “sốc” rất nhiều người, đặc biệt là những người “nghiện” mì tôm: Kết quả kiểm nghiệm mì tôm cho thấy, 100% mẫu chứa axit oxalic, một hóa chất gây sỏi thận rất nguy hiểm.


100% mì tôm chứa chất gây sỏi thận
 
100% mì tôm chứa chất gây sỏi thận
Đây là thông tin được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố tại Hội thảo.


Theo GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ hạ tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 12 vừa qua, Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan… thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao. Đặc biệt với mì tôm, kiểm nghiệm 62 mẫu thì cả 62 mẫu đều có chứa axit oxalic, trong đó không những mỳ sản xuất trong nước mà cả mì nhập khẩu đều chứa độc chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.
Ông Sơn cho rằng, việc có hóa chất axit oxalic trong mì tôm hoặc các loại mì, bún… khác không phải để “nhuộm vàng” các sợi mì mà chính là để tẩy trắng bột nguyên liệu. Vì qua phân tích 353 mẫu bột, có 120 mẫu đã sẵn axit oxalic. Bởi vậy, một số nhà sản xuất mì tôm khẳng định không cho hóa chất nói trên vào mì nhưng khi xét nghiệm lại có trong sản phẩm của họ là như vậy.

Axit oxalic, theo hệ thống phân loại quốc tế là một chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Cho nên dù với bất cứ lý do gì thì hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do khi vào cơ thể, nó có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và “đóng” ở các khớp xương thành “gai”, gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói gì?
Trước những thông tin mì tôm cùng một số loại mì khác chứa axit oxalic trên đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phản hồi như thế nào? Bởi vì đây là lĩnh vực thuộc Cục quản lý và hơn nữa với mức tiêu thụ 5,1 tỉ gói mì tiêu thụ trong năm 2012, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ mì gói thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản?
Thay vì một câu trả lời như mong đợi rằng, bên cạnh sự chia sẻ sẽ làm rõ những loại mì tôm nào chứa axit oxalic cũng như thực hiện những kiểm nghiệm trên diện rộng tất cả các mặt hàng này để trên cơ sở đó giúp người tiêu dùng tẩy chay thực phẩm độc hại, kém chất lượng thì Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đưa ra một nội dung rất đơn giản, thờ ơ rằng: Đó là lấy mẫu một số sản phẩm chứ không phải tất cả. Nên người dân không nên hoang mang!?
Với cách trả lời ấy, rõ ràng ai cũng hiểu đó chỉ là trấn an dư luận nhưng đồng thời mặt khác người ta lờ mờ nhận ra “tuyệt chiêu” né tránh trách nhiệm một cách gián tiếp, “xuê xoa” về khả năng quản lý yếu kém của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Vì càng nói ra, càng đào sâu có thể Cục An toàn vệ sinh thực phẩm dễ rơi vào cảnh “nói dài, nói dai, nói dại” theo cách hiểu “bất lợi” cho cơ quan quản lý. Thế mới hiểu vì sao sau bao nhiêu năm, dù là vấn đề “nóng”, bức xúc nhưng đến nay vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn “dậm chân tại chỗ”, thậm chí ngày một tồi tệ hơn theo thời gian!
Thực ra, kết quả kiểm nghiệm lần này không phải là lần đầu tiên cảnh báo người tiêu dùng trong nước về mì tôm mà trước đó, cách đây khoảng hơn 1 tháng, Hiệp hội Người tiêu dùng Penang, Malaysia, cũng đưa ra khuyến cáo chung cho các quốc gia “mì ăn liền” sau khi kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền, phát hiện 3 mẫu trong đó chứa hơn 1.000mg natri, 7 mẫu còn lại chứa 830mg natri, một lượng muối quá nhiều so với quy định cho phép ở một món ăn vào cơ thể. Như vậy, sẽ dẫn đến các bệnh: huyết áp cao, mỡ máu, suy thận, đột quỵ, tim…
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang còn nói rõ: “Nếu ăn mì ăn liền thường xuyên, lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao và chắc chắn nhiều hơn mức cho phép mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là: 2.400mg natri/ngày cho người trưởng thành vì cùng với mì sẽ còn nhiều món ăn khác trong ngày có natri”. Cũng vì nguyên nhân này mà Hiệp hội Người tiêu dùng Penang kêu gọi người dân Malaysia “tẩy chay” mì ăn liền, thực phẩm được coi là “đồ ăn nhanh” của châu Á và gần như không thể thiếu trong mỗi ngày của nhiều người dân.
Cùng với Hiệp hội Người tiêu dùng ở Malaysia, nhiều chuyên gia dinh dưỡng ở các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản… cũng cho rằng, không nên ăn mì ăn liền trừ trường hợp “bất khả kháng” bởi thực tế đây là thực phẩm không giàu chất dinh dưỡng mà chỉ là bột mì chiên dầu cùng với một số gia vị tạo hương vị, bột ngọt… Chưa nói đến còn có chất propylene glycol, chính là chất sáp bao lấy sợi mì để chống “đông” (không đóng bánh) mỗi khi cho mì vào nước sôi vào. Chất này dễ tích tụ trong gan, thận, tim gây những bất thường và tổn thương. Để kiểm chứng chất propylene glycol có trong mì, chỉ cần để nguội lạnh bát mì đã nấu là thấy nó nổi lên trên như váng mỡ trên bề mặt nước.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ đối với mì ăn liền mà nói chung cho thực phẩm thì: Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn những thức ăn ít có nguy cơ gây bệnh, người tiêu dùng sẽ ngăn ngừa ít nhất được 30% tất cả các bệnh ung thư, còn những bệnh khác không kể. Cho nên đối với mì ăn liền nếu không có chất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh lại cao thì tốt nhất… không nên ăn.
Theo Anh Tuấn
Petrotimes

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Đời sống xã hội

Phóng viên chiến trường - Những hình ảnh xúc động

Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ khống chế phóng viên ảnh trong cuộc biểu tình ở Istanbul


Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Biến đổi khí hậu là gì?

Định nghĩa:
"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".

Môi trường trước đây

Môi trường hiện tại


Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Danh bạ điện thoại Đời sống xã hội

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI

Giới thiệu dịch vụ cảnh báo SMS

SMS là một dịch vụ gửi tin nhắn cảnh báo tới người dân qua điện thoại di động về những diễn biến trật tự an toàn xã hội trên toàn quốc được thực hiện bởi Lực lượng cảnh sát QLHC về TTATXH, và từ người dân có thể gửi tin nhắn tới Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTATXH qua điện thoại di động.
Gửi tin nhắn về số điện thoại 0936.390.652
http://csttatxh.gov.vn/dich-vu-sms.aspx      

I. Trực ban Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội
+ Hà Nội: 06921919/ 0438489703
+ TP.HCM: 069.37246
+ Đường dây nóng: 06941224

III. Trực ban một số đơn vị thuộc Tổng cục:
1. Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội:

+ Hà Nội: 06921432/ 06921433
+ TP.HCM: 06936232/06936850
2. Cục Cảnh sát bảo vệ:
+ Hà Nội: 06944026/ 0437664198
+ TP.HCM: 06936022
3. Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Hà Nội: 06942297
+ TP.HCM: 06936317
4. Cục Cảnh sát Giao thông đường Bộ, đường Sắt
+ Hà Nội: 06942608/0439423011
+ TP.HCM: 06936233
Điện thoại đường dây nóng xử lý vi phạm TTATGT đường bộ-đường sắt:
- Cục Cảnh sát Giao thông đường Bộ, đường Sắt: 06942608
5. Cục Cảnh sát Đường thủy:
+ Hà Nội: 06942407
+ TP.HCM: 06936662

6. Cục Quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ:

+ Hà Nội: 0435811460
+ TP.HCM: 06936880

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Email

VĂN HÓA GIAO TIẾP BẰNG EMAIL TRONG CÔNG VIỆC


I. Các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp bằng email
1. Các nguyên tắc
Văn hóa giao tiếp và ứng xử trong công việc là một yếu tố rất quan trọng, đảm bảo sự thành công của mỗi cá nhân, bộ phận và cả Công ty. Mục tiêu của giao tiếp email nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, tiếp thu thông tin. Muốn giao tiếp email có hiệu quả, nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp;
- Mang tính xây dựng tích cực;
- Nội dung rõ ràng, câu cú ngắn gọn và có trọng tâm
- Đúng người, đúng thời điểm.

2. Kỹ năng giao tiếp email
2.1. Viết email ngắn gọn
Mọi người ưa thích sử dụng email vì sự nhanh chóng và dễ dàng. Nếu email trở nên dài hơn hoặc phức tạp hơn thì bạn sẽ mất nhiều thời gian viết hơn và khó thu hút người nhận hơn.
Trước khi bắt đầu soạn một email, hãy nghĩ kỹ về những gì bạn định viết và liệu email ấy có thật sự hiệu quả cho mục đích viết hay không. Ví dụ như, nếu bạn đang cố gắng giải quyết các vấn đề của một ai đó (hoặc cần gấp) thì hãy gọi điện trực tiếp cho người đó. Nếu bạn muốn giải thích một điều gì đó có nội dung phức tạp, thì hãy giải thích trực tiếp, điều này sẽ hiệu quả hơn là qua email.

2.2. Sử dụng dòng Subject (chủ đề)
Mọi người sử dụng các dòng subject như một thanh công cụ trong hòm thư đến để cho biết cần làm gì. Để giúp người nhận phân loại tầm quan trọng của vấn đề và hiểu rõ mục đích của email, dòng Subject cần phải rõ ràng để thông báo cho người nhận biết chính xác những gì mà email muốn hướng tới. Subject là dòng thông tin tóm tắt đầu tiên mà người nhận đọc được, trước khi click vào để mở email. Subject có thể hiểu là nội dung khái quát cho toàn email, nên cần tránh những cách dùng chung chung, và đặc biệt tránh tình huống không có chủ đề.

2.3. Đặt cấu trúc cho email 

Theo Bertolo, “Một email theo đúng chuẩn mực cần có phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc email”. Mục đích của email nên rõ ràng trong phần thân, trong đó nêu rõ những việc gì cần phải làm. Các câu nên chỉ có 15 từ hoặc ít hơn. Phần mở đầu và kết thúc không nên quá tổng cộng 7 dòng, còn phần thân không nên quá 5 dòng quyết mâu thuẫn). Thông thường, người ta dành những lời tốt đẹp cho nhau ở đầu và cuối mỗi email. Nếu ngại gõ nhiều lần, bạn có thể thêm vào chức năng chữ ký: Thanks, Best Regards, Regards…; hoặc “Việt 100%”: Cám ơn, Chúc một ngày tốt lành, chúc sức khỏe…

2.4. Tránh những từ ngữ và cấu trúc khó hiểu
Cách bạn giao tiếp qua email cho thấy mức độ chuyên nghiệp của bạn như thế nào. Tránh những từ ngữ mang tính xúc phạm và châm biếm. Ngay cả khi ai đó gửi đến bạn một bức thư khiếm nhã thì bạn vẫn có thể trả lời thư một cách lịch sự. Nên tránh các câu hỏi mang tính như “Tại sao dự án của bạn lại chậm trễ như thế?”. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề ấy là liên lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Cũng nên tránh các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại sao bạn lại…”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc …”, và “Tôi không hiểu tại sao bạn …”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa chữa những thất bại này được (hoặc ít nhất là nhanh chóng sửa chữa những thất bại này).

Câu cú email không giống SMS, mặc dù có cùng nguyên tắc về giản tiện câu chữ. Nếu là email trong giao dịch đối tác, hoặc các mối quan hệ chưa đạt đến độ thân mật, thì rất nên cẩn thận trong ngôn từ, tránh viết tắt, tránh những sai xót về chính tả, nội dung khó hiểu…

2.5. Reply All
Nên xem xét kỹ trước khi chọn reply all, chỉ cần thiết mới dùng đến, để tránh làm phiền những người không liên quan nội dung công việc cần thông tin.

II. Văn hóa giao tiếp email nên áp dụng ở Công ty
Mọi giao tiếp nhằm mục tiêu tạo ra môi trường có lợi nhất cho sự phát triển của Công ty, thuận lợi cho công việc. Trên cơ sở đó, mọi cán bộ, nhân viên cần tìm hiểu, áp dụng đúng các quy tắc sau về văn hóa giao tiếp công việc qua email:
1. Email trao đổi công việc giữa các nhân viên Công ty (cùng hoặc không cùng bộ phận) đều (CC) cho quản lý trực tiếp của mình và quản lý trực tiếp của người mà mình trao đổi công việc. Email trao đổi công việc với đối tác ngoài Công ty phải cc quản lý cấp trên (cả Ban Giám đốc Công ty nếu thấy cần thiết hoặc có yêu cầu).

2. 100% email mà cấp dưới gửi quản lý trực tiếp nhằm xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất công việc phải được phản hồi chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc. Trong tình huống đang thực hiện công tác ngoại tỉnh thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, quản lý trực tiếp phải phản hồi. Nếu là các đề xuất vượt cấp, các quản lý trung gian phải có ý kiến tham mưu cho cấp trên trong vòng 01 ngày làm việc. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.

3. 100% email mà nhân viên bộ phận này giao tiếp nhằm trao đổi, phối hợp công việc với bộ phận khác thì người nhận được thư phải phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc (tính từ thời điểm gửi email).

4. 100% email mà cấp trên gửi cấp dưới để hướng dẫn hay chỉ đạo, yêu cầu công việc phải được cấp dưới phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc và phải nêu cụ thể là đã rõ hay chưa, đồng ý thực hiện chỉ đạo công việc không hay có đề xuất gì khác. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.

5. Email phải có tiêu đề rõ ràng để thể hiện nội dung cơ bản của email, nội dung cần có lời chào, chúc, cảm ơn và cuối thư phải có “chữ ký” ghi rõ mình là ai (họ tên, chức vụ, bộ phận công tác, số điện thoại liên hệ).

6. Thư góp ý, phê bình hay khiếu nại cần mang tính xây dựng và thái độ tích cực. Nghiêm cấm mọi giao tiếp dùng những lời lẽ hằn học, kích động, thiếu tính xây dựng hoặc xúc phạm người được góp ý.”


Nguồn Namthinh

I. Các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp bằng email
1. Các nguyên tắc
Văn hóa giao tiếp và ứng xử trong công việc là một yếu tố rất quan trọng, đảm bảo sự thành công của mỗi cá nhân, bộ phận và cả Công ty. Mục tiêu của giao tiếp email nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, tiếp thu thông tin. Muốn giao tiếp email có hiệu quả, nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp;
- Mang tính xây dựng tích cực;
- Nội dung rõ ràng, câu cú ngắn gọn và có trọng tâm
- Đúng người, đúng thời điểm.
2. Kỹ năng giao tiếp email
2.1. Viết email ngắn gọn
Mọi người ưa thích sử dụng email vì sự nhanh chóng và dễ dàng. Nếu email trở nên dài hơn hoặc phức tạp hơn thì bạn sẽ mất nhiều thời gian viết hơn và khó thu hút người nhận hơn.
Trước khi bắt đầu soạn một email, hãy nghĩ kỹ về những gì bạn định viết và liệu email ấy có thật sự hiệu quả cho mục đích viết hay không. Ví dụ như, nếu bạn đang cố gắng giải quyết các vấn đề của một ai đó (hoặc cần gấp) thì hãy gọi điện trực tiếp cho người đó. Nếu bạn muốn giải thích một điều gì đó có nội dung phức tạp, thì hãy giải thích trực tiếp, điều này sẽ hiệu quả hơn là qua email.
2.2. Sử dụng dòng Subject (chủ đề)
Mọi người sử dụng các dòng subject như một thanh công cụ trong hòm thư đến để cho biết cần làm gì. Để giúp người nhận phân loại tầm quan trọng của vấn đề và hiểu rõ mục đích của email, dòng Subject cần phải rõ ràng để thông báo cho người nhận biết chính xác những gì mà email muốn hướng tới. Subject là dòng thông tin tóm tắt đầu tiên mà người nhận đọc được, trước khi click vào để mở email. Subject có thể hiểu là nội dung khái quát cho toàn email, nên cần tránh những cách dùng chung chung, và đặc biệt tránh tình huống không có chủ đề.
2.3. Đặt cấu trúc cho email 
Theo Bertolo, “Một email theo đúng chuẩn mực cần có phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc email”. Mục đích của email nên rõ ràng trong phần thân, trong đó nêu rõ những việc gì cần phải làm. Các câu nên chỉ có 15 từ hoặc ít hơn. Phần mở đầu và kết thúc không nên quá tổng cộng 7 dòng, còn phần thân không nên quá 5 dòng quyết mâu thuẫn). Thông thường, người ta dành những lời tốt đẹp cho nhau ở đầu và cuối mỗi email. Nếu ngại gõ nhiều lần, bạn có thể thêm vào chức năng chữ ký: Thanks, Best Regards, Regards…; hoặc “Việt 100%”: Cám ơn, Chúc một ngày tốt lành, chúc sức khỏe…
2.4. Tránh những từ ngữ và cấu trúc khó hiểu
Cách bạn giao tiếp qua email cho thấy mức độ chuyên nghiệp của bạn như thế nào. Tránh những từ ngữ mang tính xúc phạm và châm biếm. Ngay cả khi ai đó gửi đến bạn một bức thư khiếm nhã thì bạn vẫn có thể trả lời thư một cách lịch sự. Nên tránh các câu hỏi mang tính như “Tại sao dự án của bạn lại chậm trễ như thế?”. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề ấy là liên lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Cũng nên tránh các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại sao bạn lại…”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc …”, và “Tôi không hiểu tại sao bạn …”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa chữa những thất bại này được (hoặc ít nhất là nhanh chóng sửa chữa những thất bại này).
Câu cú email không giống SMS, mặc dù có cùng nguyên tắc về giản tiện câu chữ. Nếu là email trong giao dịch đối tác, hoặc các mối quan hệ chưa đạt đến độ thân mật, thì rất nên cẩn thận trong ngôn từ, tránh viết tắt, tránh những sai xót về chính tả, nội dung khó hiểu…
2.5. Reply All
Nên xem xét kỹ trước khi chọn reply all, chỉ cần thiết mới dùng đến, để tránh làm phiền những người không liên quan nội dung công việc cần thông tin.
II. Văn hóa giao tiếp email nên áp dụng ở Công ty
Mọi giao tiếp nhằm mục tiêu tạo ra môi trường có lợi nhất cho sự phát triển của Công ty, thuận lợi cho công việc. Trên cơ sở đó, mọi cán bộ, nhân viên cần tìm hiểu, áp dụng đúng các quy tắc sau về văn hóa giao tiếp công việc qua email:
1. Email trao đổi công việc giữa các nhân viên Công ty (cùng hoặc không cùng bộ phận) đều (CC) cho quản lý trực tiếp của mình và quản lý trực tiếp của người mà mình trao đổi công việc. Email trao đổi công việc với đối tác ngoài Công ty phải cc quản lý cấp trên (cả Ban Giám đốc Công ty nếu thấy cần thiết hoặc có yêu cầu).
2. 100% email mà cấp dưới gửi quản lý trực tiếp nhằm xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất công việc phải được phản hồi chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc. Trong tình huống đang thực hiện công tác ngoại tỉnh thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, quản lý trực tiếp phải phản hồi. Nếu là các đề xuất vượt cấp, các quản lý trung gian phải có ý kiến tham mưu cho cấp trên trong vòng 01 ngày làm việc. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.
3. 100% email mà nhân viên bộ phận này giao tiếp nhằm trao đổi, phối hợp công việc với bộ phận khác thì người nhận được thư phải phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc (tính từ thời điểm gửi email).
4. 100% email mà cấp trên gửi cấp dưới để hướng dẫn hay chỉ đạo, yêu cầu công việc phải được cấp dưới phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc và phải nêu cụ thể là đã rõ hay chưa, đồng ý thực hiện chỉ đạo công việc không hay có đề xuất gì khác. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.
5. Email phải có tiêu đề rõ ràng để thể hiện nội dung cơ bản của email, nội dung cần có lời chào, chúc, cảm ơn và cuối thư phải có “chữ ký” ghi rõ mình là ai (họ tên, chức vụ, bộ phận công tác, số điện thoại liên hệ).
6. Thư góp ý, phê bình hay khiếu nại cần mang tính xây dựng và thái độ tích cực. Nghiêm cấm mọi giao tiếp dùng những lời lẽ hằn học, kích động, thiếu tính xây dựng hoặc xúc phạm người được góp ý.”
- See more at: http://namthinh.com.vn/van-hoa-giao-tiep-bang-email-trong-cong-viec#sthash.9CzfbO2G.dpuf
I. Các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp bằng email
1. Các nguyên tắc
Văn hóa giao tiếp và ứng xử trong công việc là một yếu tố rất quan trọng, đảm bảo sự thành công của mỗi cá nhân, bộ phận và cả Công ty. Mục tiêu của giao tiếp email nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, tiếp thu thông tin. Muốn giao tiếp email có hiệu quả, nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp;
- Mang tính xây dựng tích cực;
- Nội dung rõ ràng, câu cú ngắn gọn và có trọng tâm
- Đúng người, đúng thời điểm.
2. Kỹ năng giao tiếp email
2.1. Viết email ngắn gọn
Mọi người ưa thích sử dụng email vì sự nhanh chóng và dễ dàng. Nếu email trở nên dài hơn hoặc phức tạp hơn thì bạn sẽ mất nhiều thời gian viết hơn và khó thu hút người nhận hơn.
Trước khi bắt đầu soạn một email, hãy nghĩ kỹ về những gì bạn định viết và liệu email ấy có thật sự hiệu quả cho mục đích viết hay không. Ví dụ như, nếu bạn đang cố gắng giải quyết các vấn đề của một ai đó (hoặc cần gấp) thì hãy gọi điện trực tiếp cho người đó. Nếu bạn muốn giải thích một điều gì đó có nội dung phức tạp, thì hãy giải thích trực tiếp, điều này sẽ hiệu quả hơn là qua email.
2.2. Sử dụng dòng Subject (chủ đề)
Mọi người sử dụng các dòng subject như một thanh công cụ trong hòm thư đến để cho biết cần làm gì. Để giúp người nhận phân loại tầm quan trọng của vấn đề và hiểu rõ mục đích của email, dòng Subject cần phải rõ ràng để thông báo cho người nhận biết chính xác những gì mà email muốn hướng tới. Subject là dòng thông tin tóm tắt đầu tiên mà người nhận đọc được, trước khi click vào để mở email. Subject có thể hiểu là nội dung khái quát cho toàn email, nên cần tránh những cách dùng chung chung, và đặc biệt tránh tình huống không có chủ đề.
2.3. Đặt cấu trúc cho email 
Theo Bertolo, “Một email theo đúng chuẩn mực cần có phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc email”. Mục đích của email nên rõ ràng trong phần thân, trong đó nêu rõ những việc gì cần phải làm. Các câu nên chỉ có 15 từ hoặc ít hơn. Phần mở đầu và kết thúc không nên quá tổng cộng 7 dòng, còn phần thân không nên quá 5 dòng quyết mâu thuẫn). Thông thường, người ta dành những lời tốt đẹp cho nhau ở đầu và cuối mỗi email. Nếu ngại gõ nhiều lần, bạn có thể thêm vào chức năng chữ ký: Thanks, Best Regards, Regards…; hoặc “Việt 100%”: Cám ơn, Chúc một ngày tốt lành, chúc sức khỏe…
2.4. Tránh những từ ngữ và cấu trúc khó hiểu
Cách bạn giao tiếp qua email cho thấy mức độ chuyên nghiệp của bạn như thế nào. Tránh những từ ngữ mang tính xúc phạm và châm biếm. Ngay cả khi ai đó gửi đến bạn một bức thư khiếm nhã thì bạn vẫn có thể trả lời thư một cách lịch sự. Nên tránh các câu hỏi mang tính như “Tại sao dự án của bạn lại chậm trễ như thế?”. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề ấy là liên lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Cũng nên tránh các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại sao bạn lại…”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc …”, và “Tôi không hiểu tại sao bạn …”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa chữa những thất bại này được (hoặc ít nhất là nhanh chóng sửa chữa những thất bại này).
Câu cú email không giống SMS, mặc dù có cùng nguyên tắc về giản tiện câu chữ. Nếu là email trong giao dịch đối tác, hoặc các mối quan hệ chưa đạt đến độ thân mật, thì rất nên cẩn thận trong ngôn từ, tránh viết tắt, tránh những sai xót về chính tả, nội dung khó hiểu…
2.5. Reply All
Nên xem xét kỹ trước khi chọn reply all, chỉ cần thiết mới dùng đến, để tránh làm phiền những người không liên quan nội dung công việc cần thông tin.
II. Văn hóa giao tiếp email nên áp dụng ở Công ty
Mọi giao tiếp nhằm mục tiêu tạo ra môi trường có lợi nhất cho sự phát triển của Công ty, thuận lợi cho công việc. Trên cơ sở đó, mọi cán bộ, nhân viên cần tìm hiểu, áp dụng đúng các quy tắc sau về văn hóa giao tiếp công việc qua email:
1. Email trao đổi công việc giữa các nhân viên Công ty (cùng hoặc không cùng bộ phận) đều (CC) cho quản lý trực tiếp của mình và quản lý trực tiếp của người mà mình trao đổi công việc. Email trao đổi công việc với đối tác ngoài Công ty phải cc quản lý cấp trên (cả Ban Giám đốc Công ty nếu thấy cần thiết hoặc có yêu cầu).
2. 100% email mà cấp dưới gửi quản lý trực tiếp nhằm xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất công việc phải được phản hồi chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc. Trong tình huống đang thực hiện công tác ngoại tỉnh thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, quản lý trực tiếp phải phản hồi. Nếu là các đề xuất vượt cấp, các quản lý trung gian phải có ý kiến tham mưu cho cấp trên trong vòng 01 ngày làm việc. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.
3. 100% email mà nhân viên bộ phận này giao tiếp nhằm trao đổi, phối hợp công việc với bộ phận khác thì người nhận được thư phải phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc (tính từ thời điểm gửi email).
4. 100% email mà cấp trên gửi cấp dưới để hướng dẫn hay chỉ đạo, yêu cầu công việc phải được cấp dưới phản hồi chậm nhất trong vòng 01 ngày làm việc và phải nêu cụ thể là đã rõ hay chưa, đồng ý thực hiện chỉ đạo công việc không hay có đề xuất gì khác. Nếu không có phản hồi gì, được coi là đã đồng ý thực hiện.
5. Email phải có tiêu đề rõ ràng để thể hiện nội dung cơ bản của email, nội dung cần có lời chào, chúc, cảm ơn và cuối thư phải có “chữ ký” ghi rõ mình là ai (họ tên, chức vụ, bộ phận công tác, số điện thoại liên hệ).
6. Thư góp ý, phê bình hay khiếu nại cần mang tính xây dựng và thái độ tích cực. Nghiêm cấm mọi giao tiếp dùng những lời lẽ hằn học, kích động, thiếu tính xây dựng hoặc xúc phạm người được góp ý.”
- See more at: http://namthinh.com.vn/van-hoa-giao-tiep-bang-email-trong-cong-viec#sthash.xnbGabBW.dpuf

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Social Media

Chiến lược Social Media thành công

- Bạn có đang “căng não” để xây dựng chiến lược social media cho doanh nghiệp mình?
- Bạn không thấu hiểu mong muốn sâu xa cũng như hành vi trên mạng xã hội của chính khách hàng mình?
- Không có bất cứ dữ liệu gì, không sao!

Chúng tôi sẽ “bật mí” cách nghiên cứu những kế hoạch social của các đối thủ, từ đó bạn có thể tận dụng để biến thành của riêng của mình!
Social Media 1

Những nguyên tắc cơ bản

Để có thể thành công với các kế hoạch Marketing cho social, bạn cần phải trả lời những câu hỏi cơ bản sau:
- Doanh nghiệp của chúng ta có nên xuất hiện trên các trang mạng xã hội? Nó có thực sự cần thiết?
- Nếu có thì nên chọn mạng nào?
- Cách xây dựng một lý lịch ấn tượng cho doanh nghiệp mình?
- Những nội dung chúng ta có thể cung cấp, và nên post nó khi nào?
Những chủ doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược cho chính doanh nghiệp mình; những chuyên gia Marketing – những người cần thuyết phục CEO của họ “đổ tiền” vào các hoạt động social media hay những cố vấn chiến lược cho khách hàng của mình, tất nhiên, phải trả lời những câu hỏi trên.
May mắn là, bạn có thể tìm được câu trả lời qua việc tìm hiểu cách làm của chính đối thủ mình.

1. So sánh quy mô đối tượng tiếp cận

Social Media 2
Bạn nên chú ý đến lượng fan hay lượng followers mà đối thủ bạn đang có. Những con số này có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng dưới đây:

a. Doanh nghiệp của chúng ta có nên xuất hiện trên social? Nó có thực sự cần thiết?

Nếu đối thủ có fan trên social, dù là 100 hay 100.000, thì câu trả lời là CÓ. Nếu không thì những khách hàng khác (những người chưa là fan hay sắp thành fan) sẽ bị họ cuỗn mất.

b. Nếu có thì nên chọn kênh social nào?

Có chắc là đối thủ đã dàn trận trên tất cả các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, hay là có một số mạng họ đã lãng quên (ví như Pinterst chẳng hạn)? Nếu câu trả lời là có, điều này có nghĩa là:
- Pinterst không phải là lựa chọn cho ngành hàng của bạn
- Hoặc, với sự sáng tạo của mình, đây là cơ hội cho chính bạn

c. Bạn có đang “nhắm” đến tất cả  đối tượng mục tiêu?

Tìm hiểu đối thủ không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chiến lược social của họ. Nếu bạn đã từng sử dụng social media, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì hay nhìn lại số lượng fan trên social của đối thủ, từ đó có thể giúp đánh giá rằng bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng như mong muốn hay không, hay là vẫn còn cơ hội để phát triển mạng lưới của mình.
Cách so sánh số lượng khách hàng của đối thủ
Đầu tiên, bạn sẽ muốn biết đối thủ đang mạnh ở mạng social nào. Để biết được điều này, hãy “giám sát” website/blog để xem những icon của các mạng social xuất hiện trong mục “Contact us”
Tiếp theo, lên Google và đánh vào ô tìm kiếm tên của đối thủ. Thường thì những mạng social hoạt động mạnh của họ sẽ xuất hiện trong 3 trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Một khi đã khám phá ra điều trên, hãy tìm hiểu lượng fan/follower bằng cách xem profile của họ và nếu có thể thì lưu giữ nó lại.
Cách khác, có thể dùng những công cụ dưới đây để tìm hiểu, phân tích và đánh giá sự phát triển trên social của đối thủ
Facebook Pages to Watch
Nếu bạn đã có Facebook, thì có thể dùng công cụ “Pages to watch” trên mục quản lý của bạn và add Facebook của đối thủ để xem họ có bao nhiêu like và đánh giá mức độ tăng trưởng theo từng tuần.
Social Media 3
Đơn giản là dùng Add pages link để add một trang mới vào danh sách của bạn. Nếu nhận thấy mức độ tăng lượng fan, tương tác mạnh của đối thủ thì hãy tìm hiểu : Họ đã làm gì mà dữ vậy? (bằng cách vào page của họ thôi). Đây là chức năng mới và khá hay của facebook.
Twitter Counter
Công cụ này cho phép bạn biết sự tăng trưởng lượng follower trên trang đối thủ (chỉ miễn phí trong 3 tháng thôi). Bạn có thể đăng nhập 2 tài khoản để so sánh sự tăng lượng followers trên Twitter.
Social Media 4
Wildfire
Để dễ dàng so sánh sự tăng trưởng trên social (Twitter followers, Facebook likes hay vòng kết nối Google+), thử công cụ miễn phí của Wildfire có tên Who’s Winning in Social. Nó sẽ cho bạn biết được những chỉ số trên bằng cách đánh tên trang (hoặc URL) của trang social mà đối thủ sử dụng.
Social Media 5
Điểm đặc biệt là bạn không chỉ biết được số lượng khách hàng mà còn biết cả sự tăng trưởng trong vòng 3 năm qua của trang.
Social Media 6
Wildfire so sánh các trang Facebook
Rival IQ
Nếu muốn đánh giá nhiều đối thủ (không hạn chế) và so sánh social của họ với bạn, thì thử dùng Rival IQ.
Social Media 7
Rival IQ so sách lượng  Twitter Follower

2. Đo lường sự tương tác

Mặc dù lợi hại nhưng số lượng khách hàng không thể nói lên tất cả. Chắc chắn rằng bạn không muốn lặp lại những chiêu mà đối thủ đã sử dụng để thu hút khách hàng của họ đúng không? (có khi họ đã mua số lượng like hay followers để làm mạnh chính họ chứ không hẳn là một sự gắn kết tự nguyện.). Đó chính là lý do tại sao quan tâm đến việc tương tác của đối thủ với khách hàng lại quan trọng đến vậy
Bạn có thể sử dụng công cụ Facebook competitive Analysis Report để có những phân tích sâu về mối tương tác của những trang có lượng like trên 250.000. Những đồ thị sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về lượng fan trên từng post của admin, ngay cả những post của fan, lượng sharing, lượng người trao đổi về nhãn hiệu, và công cụ còn cho biết những trang nào có sự tương tác tốt nhất.
Social Media 8
SimplyMeasured Facebook đánh giá hoạt động tương tác
Bên cạnh những đồ thị là những bảng biểu thị những post của các trang facebook, được chia chi tiết theo từng mục (thể loại: photo, video, text hay link) và cách thức người ta tương tác (like, chia sẻ hay comment).
Social Media 9
Với Twitter, có thể dùng Twitter Customer Service Analysis Report với những tính năng gần như tương tự.
Social Media 10
Với những mạng xã hội khác, cũng có những công cụ tương tự
- Twitter (Twitter Customer Service Analysis Report)
- Google + (Google+ Page Report)
- Instagram (Instagram User Report)

3. Cách thức xây dựng một Profile

Tiếp theo là quan tâm đến việc đối thủ đã xây dựng Profile của họ như thế nào? Điều này sẽ hữu ích cho bạn để thiết kế ra lý lịch của riêng mình. Dưới đây là những yếu tố giúp cho việc tạo lập Profile:
Cover Photos
Các mạng xã hội hầu như đều cho phép chúng ta tự chọn những bức ảnh đại diện cho trang của mình. Nếu bạn vẫn chưa biết làm sao để tận dụng điều này hiệu quả thì cùng tìm hiểu một số ví dụ của những trang social nổi bật:
Social Media 11
Cover Facebook
Social Media 12
Cover Twitter
Social Media 13
Cover Google+
Không nhất thiết mọi mạng xã hội đều được thiết kế như nhau, hãy tạo những điểm khác biệt để trang Social của bạn thêm thú vị:
Social Media 14
Cover Facebook – Ford
Khi quan sát Cover của đối thủ, thì đừng quên tìm hiểu cách họ để hình ảnh đại diện thế nào, họ sử dụng hình ảnh đời thường, hình ảnh sản phẩm hay là logo của họ? Phụ thuộc vào từng ngành khác nhau, mà điều này có thể ảnh hưởng lớn đến việc kết nối với khách hàng.
Mô tả
Tiếp theo là tìm hiểu việc đối thủ giới thiệu thế nào về họ trên Social. Tại sao những điều này quan trọng? Đơn giản là làm sao bạn có thể tạo ấn tượng với người xem chỉ với những đoạn text bị giới hạn về số chữ, không dễ dàng chút nào phải ko?
Có thể bạn copy thành một bản Word những mô tả này, hay nếu bạn có dùng công cụ Rival IQ (đã được đề cập ở trên), thì bạn có thể dễ dàng theo dõi điều này trên tất cả các trang Social của đối thủ.
Social Media 15
Hình ảnh Rival IQ cung cấp về lời giới thiệu của một số trang mạng
Links
Những đường links là chìa khóa lôi kéo mọi người quay trở lại trang Social của bạn. Khi phân tích đối thủ, xem thử ở vị trí nào thì họ đặt link website của họ, loại link họ dùng (Trang chủ, trang bán hàng,…). Và cách nào để họ thuyết phục  khách hàng sẽ nhấp chuột vào link đó.
Thông thường, các link thường được đặt ở phần giới thiệu, và 3/5 là kèm theo một đường dẫn để kêu gọi khách hàng sử dụng thử sản phẩm của họ
Phân tích nội dung các Post
Cuối dùng là nội dung post. Để có thể tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn phải có những nội dung hấp dẫn để người xem có thể tương tác. Để có một kế hoạch post những nội dung hay, hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Tần suất post như thế nào là hợp lý trên các mạng social khác nhau? Có phải người dùng Twitter mong muốn có nhiều thông tin hơn người dùng Facebook? Một lần một ngày, là nhiều hay ít?
- Nên post hình ảnh, video hay chỉ text thôi?
- Làm sao để đánh giá được một post là thành công? Mục tiêu của tôi nên lại mọi người sẽ like, share, comment hay là click vào link?
Câu hỏi cuối cùng là tùy thuộc vào chính bạn, nhưng câu trả lời cho 2 câu hỏi đầu thì hoàn toàn có thể học hỏi từ đối thủ bằng cách sử dụng những công cụ hữu ích sau:
Simply Measured
Nếu bạn muốn phân tích sâu những post của đối thủ, hãy bắt đầu với Facebook Content Analysis. Nó sẽ phân tích kỹ những post trong 2 tuần qua.
Social Media 16
SimplyMeasured phân tích nội dung trên Facebook
Ngoài ra còn có Google+ Page Report và InstagramUser Report.
Rival IQ
Rival IQ cho phép bạn theo dõi những nội dung hay nhất của đối thủ trong vòng 7-90 ngày gần nhất, sắp xếp nội dung theo mức độ tương tác với khách hàng (like, share, comment,…)
Social Media 17
Rival IQ phân tích những nội dung của đối thủ.
Tóm lại
Như các bạn có thể thấy, việc tìm hiểu đối thủ có thể giúp chúng ta nhiều trong việc hoạch định kế hoạch Marketing cho hoạt động Social Media. Đây là những thông tin thực sự hữu ích cho những ai mong muốn xây dựng những kế hoạch Social Media thành công cho chính doanh nghiệp của mình!
Nguồn: Ads Sáng Tạo

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Đời sống xã hội

Vườn hoa Lý Tự Trọng bị "mượn" làm đường đi tắt

VOVGT - Tại đây hiện đang diễn ra tình trạng xe taxi hay các xe con “mượn đường” vườn hoa làm lối đi tắt từ đầu đường Thụy Khuê vào đường ven hồ và ngược lại...

Khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), từ lâu nay vẫn là nơi dành cho người dân đi lại tập thể dục và thư giãn vãn cảnh hồ sau những giờ phút lao động mệt mỏi. 

Tuy nhiên, tại đây hiện đang diễn ra tình trạng xe taxi hay các xe con “mượn đường” vườn hoa làm lối đi tắt từ đầu đường Thụy Khuê vào đường ven hồ và ngược lại, dẫn đến tình trạng vỉa hè, đường đi vườn hoa bị xuống cấp, nhiều chỗ đã được vá nham nhở do tình trạng xe đi trái phép. 

Lối đi này cũng đi qua trụ sở văn phòng của Ban quản lý Hồ Tây, thiết nghĩ Ban quản lý cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng “phá hủy” vỉa hè vườn hoa. Dưới đây là một số hình ảnh xe đi lại trên vỉa hè vườn hoa Lý Tự Trọng:
Xe đậu ngay trước cửa Ban quản lý Hồ Tây
Xe đậu ngay ven hồ và đường vườn hoa vá nham nhở
Xe taxi chạy từ Thụy Khuê vào đường ven hồ
Xe taxi đi từ đường ven hồ ra Thụy Khuê
Vỉa hè nhiều chỗ được vá lại thay vì được sửa như ban đầu
Giải pháp chắn xe chưa triệt để của Ban quản lý Hồ Tây
Điểm giao nhau giữa đường ven hồ và đường đi vườn hoa không có biển cẩm ô tô
Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ và giữ vẻ đẹp cảnh quan cho vườn hoa, đề nghị cơ quan chức năng cần có những biện pháp thiết thực hơn để ngăn chặn những tình trạng trên.
Phạm Hùng
http://vovgiaothong.vn/giao-thong-trong-nuoc/diem-nong-giao-thong/2014/06/vuon-hoa-ly-tu-trong-bi-nmuonn-lam-duong-di-tat/
http://vovgt.radiovietnam.vn/giao-thong-trong-nuoc/diem-nong-giao-thong/2014/06/vuon-hoa-ly-tu-trong-bi-nmuonn-lam-duong-di-tat/

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Công nghệ Đời sống xã hội

Điện thoại thông minh hủy hoại sức khỏe bạn như thế nào

Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài.

Bạn và chiếc điện thoại thông minh thật khó để tách rời. Một khảo sát gần đây cho thấy 66% người dùng cảm thấy sợ hãi nếu phải tách rời chiếc điện thoại thông minh của họ. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa con người và chiếc điện thoại thông minh mang lại tác động tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là cách mà điện thoại thông minh phá hủy sức khỏe của bạn, theo Huffington Post.
dthongminh-3087-1400743867.jpg
Ảnh: medicmagic.
1. Thính giác
Nghe nhạc với một chiếc điện thoại thông minh thông qua tai nghe khá thú vị, đặc biệt là nghe nhạc trong lúc rảnh rỗi. Nhưng hãy cẩn thận khi thiết lập âm lượng. Nếu âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương cho tai của bạn. Không được kiểm soát, thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao có thể làm mất thính giác của bạn.
2. Vi trùng và vi khuẩn
Điện thoại thông minh là nguồn vi trùng và các bệnh từ phòng tắm. Một tạp chí y học quốc tế đã thông báo rằng nhiều người dùng điện thoại thông minh trong phòng tắm. Kết quả là vi khuẩn và vi trùng trong phòng tắm sẽ chuyển sang điện thoại thông minh của bạn. 
3. Cứng ngón tay
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Nếu vậy, có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài, bao gồm trò chuyện, cập nhật trạng thái của bạn trên Facebook hoặc Twitter, hoặc nhắn tin.
4. Đau cổ
Bấm điện thoại quá nhiều có thể gây ra đau cổ. Bạn có thể bị đau lan thậm chí lên vai và đầu. Vì sao điện thoại thông minh của bạn lại gây ra điều này? Đó là vì cổ của bạn không được để ở đúng tư thế khi bạn liên tục cúi mặt xuống và tập trung vào màn hình trong một thời gian dài.
5. Gây nghiện
Tỷ lệ người bị nghiện điện thoại thông minh là khá cao, ở mức 66%. Nhiều người sợ mất hoặc bị tách rời chiếc điện thoại của họ. Kết quả là bất cứ nơi nào họ đi, họ không bao giờ quên mang điện thoại thông minh theo bao gồm cả vào nhà vệ sinh. Vì vậy, vi trùng và vi khuẩn gây bệnh trong điện thoại thông minh tiếp tục phát triển.
6. Bức xạ
Người sử dụng điện thoại thông minh cũng sẽ được tiếp xúc với bức xạ không lành mạnh. Tin xấu là nhiều người vẫn thích ngủ bên cạnh "dế" của họ. Bạn nên đi ngủ với chiếc điện thoại thông minh đã tắt máy và đặt xa vị trí ngủ.
7. Khó ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn luôn luôn kiểm tra điện thoại thông minh của mình? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và cuối cùng cảm thấy kiệt sức vào sáng hôm sau. Điều này khá hợp lý bởi vì ánh đèn LED từ điện thoại thông minh sẽ làm gián đoạn việc sản xuất melatonin, chất giúp tạo giấc ngủ ngon hơn. Tất nhiên đây là một thói quen xấu nên được dừng lại.
8. Hội chứng rung điện thoại
Hội chứng này là cảm nhận của nhiều người nghiện điện thoại thông minh. Họ thường cảm thấy rung rung như một dấu hiệu của các cuộc gọi đến hoặc tin nhắn, mặc dù điện thoại thông minh không xảy ra những hoạt động trên.
9. Triệu chứng cai nghiện
Cũng giống như rượu hay ma túy, nếu chủ sở hữu điện thoại thông minh bị cách ly với chiếc điện thoại yêu quý, họ sẽ xuất hiện triệu chứng cai nghiện bao gồm lo lắng, trầm cảm cấp tính.
Quỳnh Trang (Theo medicmagic)/vnexpress

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Brand Các quy luật trên Internet

Xây dựng thương hiệu trên internet

Phát triển thương hiệu trực tuyến là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi doanh nghiệp. Cũng giống như làm thương hiệu offline, làm thương hiệu online đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau từ bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến tới email markteting và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo từ khóa, làm SEO ... Để xây dựng một chương trình thương hiệu trực tuyến cả năm, đòi hỏi marketer phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing online. Điều nay không phải marketer nào cũng có thể nắm vững.
xây dựng thương hiệu trên internet

Xây dựng thương hiệu trên Internet

Quy luật chỉ một (hoặc cái này hoặc cái kia) Internet chỉ có thể là một công cụ kinh doanh hay một phương tiện truyền thông, không thể là cả hai.
Đưa một nhãn hiệu của một công ty lên một trang web không có nghĩa nó đã trở thành một nhãn hiệu trên Internet. Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu trên Internet khá khác nhau.
Nếu muốn xây dựng một nhãn hiệu trên Internet, không nên nghĩ Internet đơn thuần chỉ là một phương tiện truyền thông, hãy coi nó là một công cụ kinh doanh.
Có lẽ bạn nghĩ rằng, thực tế Internet là một phương tiện truyền thông giống như báo chí, loa đài hay truyền hình. Có thể đúng như vậy, nhưng nếu muốn xây dựng một nhãn hiệu Internet vững mạnh, bạn phải coi Internet là một cơ hội, chứ không phải là một phương tiện truyền thông. Phải coi Internet là một công cụ kinh doanh hoàn toàn mới, không vướng bận trách nhiệm và đó là nơi cơ hội đang chờ đón những ai tiên phong tạo ra những chủng loại hàng mới.
- Không phải các hãng như ABC, NBC, CNN, Tờ Thời báo New York, Thời báo Phố Wall, tạp chí Time, hay Newsweek đã tạo ra các trang web thông tin thành công trên mạng, mà đó chính là Yahoo!
- Không phải Barnes & Noble, Waldenbooks, hay Borders tạo ra các trang web bán sách chạy nhất trên mạng, mà đó chính là Amazon.com.
- Không phải các công ty như Sotheby’s hay Christie’s tạo ra các trang web đấu giá thành công nhất trên mạng, mà đó chính là eBay.
- Không phải các nhà cung cấp như AT&T, Microsoft hay Cablevision đem lại dịch vụ Internet tốt nhất cho nước mỹ, mà đó chính là American Online.
Mọi người đều nhận thức được rằng Internet sẽ làm thay đổi công việc làm ăn của họ giống như đối với những người khác. Nhưng thay đổi như thế nào? Và ta có thể làm gì? Ta rất dễ phạm vào một trong hai lỗi hoàn toàn trái ngược nhau sau đây: Quá lạm dụng Internet hoặc quá thờ ơ với nó.
Ta quá lạm dụng Internet khi cho rằng Internet sẽ thay thế hoàn toàn các phương thức kinh doanh truyền thống. Từ trước tới nay, chưa một phương tiện truyền thông mới nào làm được điều này. Truyền hình không thay thế được truyền thanh. Truyền thanh không thể thay thế được tạp chí. Và tạp chí không thể thay thế được các tờ báo.
Ta sẽ quá thờ ơ với Internet khi cho rằng nó không hề ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của mình. Bất kỳ một phương tiện truyền thông mới nào đều có những ảnh hưởng nhất định tới mỗi một loại hình kinh doanh, như chúng đã ảnh hưởng tới các phương tiện truyền thông hiện tại. Chẳng hạn như radio là phương tiện giải trí chủ yếu cho tới khi truyền hình xuất hiện. Ngày nay, radio chủ yếu được sử dụng để phát các chương trình ca nhạc, tin tức và các bài nói chuyện.
Có thể bạn cho rằng điều này thật tuyệt. Bạn sẽ sử dụng công cụ Internet ngay lập tức và coi đây như một chiêu thức khác trong kế hoạch marketing của mình. Nhưng có thể đó sẽ là sai lầm lớn nhất của bạn! Bạn sẽ làm tổn hại đến nhãn hiệu của mình khi cố gắng xây dựng nó thành một nhãn hiệu trên Internet như một nhãn hiệu thông thường hay một nhãn hiệu trong thế giới thực. Không một nhãn hiệu nào có thể dành cho tất cả mọi người. Thế mà đó lại là những gì mà nhiều chuyên gia Internet khuyên chúng ta!
Một chuyên gia Internet đã nhận định: “Thương mại điện tử (TMĐT) cần phải là một phần lớn hơn trong chiến lược kinh doanh, một chiến lược tổng hợp tất cả các cách thức để khách hàng có thể giao dịch với Công ty qua các phương tiện số, ví dụ như bằng điện thoại quay số thông thường, bằng fax, qua thư điện tử, điện thoại công cộng, bằng điện thoại di động, trang web”.
Rất nhiều hãng có tên tuổi áp dụng chiến lược này. Họ mang nhãn hiệu sẵn có của mình lên mạng và chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra. Vì vậy, chúng ta có những trang web thế này:
- Levi’s.com, Dockers.com, Barbie.com
- ABC.com, Forbes.com, Washingtonpost.com
- Ford.com, GM.com, Daimlerchrysler.com
Liệu những nhãn hiệu đã quá quen thuộc “ngoài đời” có thu hút được sự quan tâm khi xuất hiện trên mạng không? Một nghiên cứu của Forrester Research khảo sát những người thuộc độ tuổi 16 tới 22 cho thấy không phải vậy. Theo hãng Cambridge, một công ty có trụ sở tại Massachusetts, thì: “Một số nhãn hiệu thành công nhất ngoài đời lại chẳng hề có chút giá trị nào trên Internet”.
Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đã có tờ báo hay tạp trí nổi tiếng trên cả nước nào lại thành công khi chuyển sang truyền hình không? Câu trả lời là “không”, họ đều thất bại ngay từ trong trứng nước, đáng chú ý nhất là tờ Nước Mỹ Ngày nay (The USA Today) và tờ Quản gia giỏi (Good Housekeeping). (Tờ The USA Today on TV đã lỗ khoảng 15 triệu đô la trong năm đầu tiên và phải đình bản vào năm thứ hai).
Các giám đốc kinh doanh có nhiều điểm giống với các vị tướng chỉ huy quân sự, họ thường đem những vũ khí đã chiến đấu trong trận đánh trước để chuẩn bị cho trận đánh mới. Chúng ta đã chứng kiến vô số những trang web nhại lại những gì đã có ngoài đời.
Tạp chí Tin vịt (Slate), do hãng Microsoft tung ra với sự quảng bá rầm rộ, là một ví dụ điển hình. Được biên tập bởi một nhân vật đang nổi (Michael Kinsley, nổi tiếng với chương trình Ô chữ lửa (Crossfire) của hãng CNN), Slate đã khá vất vả với tư cách là phiên bản trực tuyến của một tạp chí bình thường với mức giá định kỳ 29,95 đô la một năm.
Chỉ có 28.000 người truy cập vào trang web này. Vì vậy, tạp chí Slate chuyển sang áp dụng mức giá thông thường của các trang tin điện tử, tức là miễn phí. Thế là có tháng số người truy cập vào Slate lên tới 2,4 triệu người. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào hãng Microsoft kiếm được lợi nhuận khi đã cho không tờ tạp chí này?.
cách lập kế hoạch marketing online tổng thể

Cách lập kế hoạch marketing online tổng thể

Tương tự như các hoạt động marketing truyền thống, bạn cũng cần có một kế hoạch marketing cho các hoạt động marketing trực tuyến của mình. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của một kế hoạch marketing online:

Phân tích bên trong và bên ngoài

Có thể áp dụng phương pháp PEST và SWOT để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch marketing cũng như các điểm mạnh và điểm yếu nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng trong kinh doanh trên Internet như sự chấp nhận về mặt pháp lý của chữ ký điện tử, năng lực thanh toán trực tuyến của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, cũng cần quan tâm tới năng lực của doanh nghiệp bạn liên quan tới marketing trực tuyến như năng lực của hệ thống và nhân viên, danh tiếng của doanh nghiệp hoặc loại sản phẩm đặc biệt mà bạn cung cấp như phần mềm hoặc máy ảnh số - những yếu tố sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong một thế giới kinh doanh ảo.

Mục tiêu marketing Online

Dù bạn xây dựng kế hoạch marketing trực tuyến để thay thế hoặc bổ xung cho kế hoạch marketing chung, cần nêu rõ và cụ thể các mục tiêu marketing trực tuyến. Ví dụ, có thể đặt mục tiêu “3000 khách thăm trang web của doanh nghiệp trong 6 tháng tới”. Bằng cách đặt mục tiêu cụ thể, bạn mới có cơ sở để đánh giá quá trình thực hiện sau này.Một vài doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu doanh thu bán hàng trên mạng.

Chiến lược marketing Online

Sau đó, bạn phải quyết định chiến lược marketing để đạt mục tiêu đã định. Bạn nên chọn một nhóm người dùng Internet làm khách hàng hoặc khán giả mục tiêu.
Ví dụ, một nhà cung cấp cơm văn phòng qua trang web có thể chọn các nhân viên văn phòng làm khách hàng mục tiêu. Sau đó, bạn phải quyết định tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với các nhà cung cấp khác. Nhà cung cấp cơm văn phòng trên có thể chọn đặc tính “phục vụ ăn trưa theo yêu cầu” và “chọn món qua trang web” để thể hiện tuyên bố định vị “món ăn khác nhau cho các bữa khác nhau”. Nếu bạn dùng các hoạt động marketing online để hỗ trợ cho hoạt động marketing chung thì cần bảo đảm tính nhất quán– các yếu tố trong chiến lược marketing, ví dụ như chiến lược định vị phải phù hợp với chiến lược chung.

Các chiến thuật marketing Online

Về cơ bản, các chiến thuật marketing mà bạn áp dụng trên Internet tương tự như các chiến thuật truyền thống nhưng theo cách khác. Trên Internet, khách hàng có cơ hội tốt hơn để kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật chi tiết của sản phẩm cũng như so sánh giá cả. Tùy vào chiến lược của bạn, cũng có thể nghĩ tới việc cung cấp cho khách hàng sản phẩm với các mức giá có thể mặc cả. Có rất nhiều lựa chọn các công cụ tương tác để thu hút khách hàng như các banner tương tác cho phép khách hàng nhấn chuột vào để xem chi tiết hơn, cung cấp thông tin có ích hấp dẫn người xem tới trang web của bạn... Tuy nhiên, đối với việc giao hàng, về cơ bản bạn vẫn phải giao hàng trực tiếp, trừ các sản phẩm đặc biệt có thể số hóa như âm nhạc, sách, phần mềm hoặc ảnh số.
Do tính vô hình của hoạt động kinh doanh trên Internet nên những chiến lược để phục vụ như con người, quy trình và chứng cứ hữu hình có vai trò rất quan trọng để xây dựng lòng tin. Bạn có thể sử dụng các ý kiến bình luận hoặc xếp hạng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, mô tả cách thức cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và sự hiện diện thực tế của doanh nghiệp như văn phòng hoặc cửa hàng để hỗ trợ thông tin về sản phẩm/dịch vụ.
2 Bài viết về Quy luât và cách xây dựng thương hiện trên Internet
»

 »
thực hiện kế hoạch marketing online

Thực hiện kế hoạch marketing online

Bạn cũng phải lập kế hoạch thực hiện trong đó nêu rõ ai làm gì và khi nào. Ví dụ, nếu bạn thuê người xây dựng trang web, bạn phải giám sát họ chặt chẽ và bảo đảm thời hạn. Sau cùng phải đánh giá kết quả bạn đã đạt được so với mục tiêu.
- Bộ nhận diện thương hiệu Online, E-Profile, E-Catalogue
- SEO (Nâng cao thứ hạng tìm kiếm, Ad words Google, Ranking Alexa, hay Google Analytics....)
- Quảng cáo trực tuyến (Tư vấn xây dựng chiến dịch quảng cáo):
  • Các loại hình quảng cáo trực tuyến cơ bản như: Banner, Rich Media, Bài viết PR, từ khóa ...
  • Nội dung quảng cáo: Nội dung banner quảng cáo, nội dung các bài viết PR ...
  • Vị trí đặt quảng cáo, giá cả và các phương thức thanh toán ...
  • PR thương hiệu
  • Thông cáo báo chí, bài PR, copy write Slogan
- Events online:
  • Xây dựng events online, xây dựng cộng đồng, Club, quản lý thành viên
  • Kết nối với event của site khác hoặc offline
- Thủ thuật Marketing Internet khác:
  • E-mail khách hàng
  • Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng
  • Thủ thuật đặt link liên kết trong website hay bài viết
  • Tham gia hệ thống mạng cộng đồng
  • Tích hợp Marketing online và offline
- Bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trên Internet.
Chúc các bạn thành công với Cách lập kế hoạch marketing online tổng thể !

Bài viết tìm hiểu thêm về marketing online
 »

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Marketing Online Social Media

Marketing Online và Lợi ích từ mạng xã hội

Xây dựng chiến dịch Marketing Online
Marketing trực tuyến là hoạt động cho sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet. Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyền tải thông tin đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi,...
Với bản chất tương tác của marketing trực tuyến, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là lợi thế lớn của marketing trực tuyến so với các loại hình khác.
Tương tự như các hoạt động marketing truyền thống, bạn cũng cần có một kế hoạch cho các hoạt động marketing trực tuyến thông qua mạng xã hội của mình. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của một kế hoạch marketing trực tuyến thông qua mạng xã hội.

Mạng xã hội là gì?

Xây dựng chiến dịch Marketing Online và Lợi ích từ mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian (theo định nghĩa từ wikipedia). Việc thành lập những cộng đồng ảo mới và sự hoán đổi ngôi vị của những mạng dẫn đầu đang diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt. Song song đó là xu hướng hình thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù. Giá trị cốt lõi của một mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên trong mạng.
Các mạng xã hội cho phép các công ty chủ động tạo dựng và phát triển profile, quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng. Các marketer phải học cách kết nối với người tiêu dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho các bạn những thành quả tuyệt vời.

Marketer cần biết gì khi sử dụng cộng đồng ảo?

Marketer, Xây dựng chiến dịch Marketing Online

Điểm cộng

Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng khả năng những thành viên mới tham gia vào cộng đồng.

Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịch marketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó marketer cần quan tâm tới ba nhóm người sau:

Connector

Người kết nối, đóng vai trò là người “kết dính xã hội”, có tầm ảnh hưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với những nhóm mà “họ nên biết”.

Maven

Người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với khách hàng tiềm năng về những cơ hội tốt, là người luôn đưa ra những lời khuyên về việc mua cái gì và nên tới đâu để mua hàng.

Salesmen

Nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động, nói cách khác là thuyết phục họ mua hàng.
Trong thời đại của web 2.0, thành công của một chiến dịch marketing không chỉ phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào cộng đồng do marketer tạo ra, mà còn liên quan vấn đề đo lường mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng một cách nhanh nhất. Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp được ngay những dữ liệu quan trọng như: thu nhập bình quân theo người sử dụng (ARPU), khả năng sinh lời của các hàng cá nhân, hay hệ số ROI của quảng cáo… Những số liệu này có thể được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer.

Điểm trừ

Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách thức hủy hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm. Chính điều này làm cho mạng xã hội trở thành một con dao hai lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất thận trọng trong khi triển khai chiến dịch marketing online. 

Mạng xã hội mới chỉ hợp với thành phố lớn. Với 530 triệu thành viên đang tham gia vào các cộng đồng ảo trên khắp thế giới và 70% các cuộc thảo luận có chủ đề liên quan thương hiệu và sản phẩm, những MySpace, Facebook, Youtube… đã và đang trở thành nơi để những marketer triển khai ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, nếu làm marketing online tại Việt Nam, liệu các mạng xã hội ngoại có phải là phương án tối ưu?

Người Việt còn “lạ” với mạng “ngoại”. Theo kết quả nghiên cứu do FTA công bố đầu năm 2009, sự chia sẻ thị phần các mạng xã hội tại Việt Nam có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Người dùng Internet tại Việt Nam dường như “xa lạ” với các mạng xã hội như MySpace hay Facebook. Theo báo cáo của Facebook, chỉ có gần 40.000 người Việt tham gia mạng này tính đến hết năm 2008. Hệ thống được ưa chuộng nhất tại thị trường trong nước vẫn là Yahoo!360, người tí hon của thế giới nhưng lại là gã khổng lồ ở Việt Nam. Các chiến dịch marketing trực tuyến tại Việt Nam thời gian gần đây thường ít nhiều gắn với các mạng xã hội “ngoại” như YouTube hay Yahoo!360.

Chỉ hợp với địa bàn thành phố lớn. Trong kết quả điều tra mới được công bố, có những số liệu rất lý thú với những marketer đang tính toán phát triển chiến dịch tiếp thị bằng mạng xã hội. Chẳng hạn lượng người truy cập Internet nhưng không sử dụng mạng xã hội trong vòng ba tháng qua tại các thành phố lớn ở Việt Nam lên tới xấp xỉ 30%, cá biệt tại Đà Nẵng và Cần Thơ, tỉ lệ này lên tới 60%. 76% giới trẻ từ 17 đến 30 tuổi không có ý định tăng thêm thời gian cho mạng xã hội. Những con số này chắc hẳn sẽ làm nhiều marketer dự định sử dụng mạng xã hội trong chiến lược sắp tới phải đắn đo hơn nữa trước khi lên kế hoạch.

Thời gian trực tuyến trên các mạng xã hội của người sử dụng còn ở mức thấp. Ngoại trừ TP.HCM, tại các đô thành khác của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, cư dân mạng dành khoảng 3,8 - 5,63 giờ/tuần cho mạng xã hội. Tần suất sử dụng mạng xã hội tại các đô thị lớn của Việt Nam trung bình là 5,72 lần/tuần, thấp hơn nhiều so với các hoạt động như đọc tin tức 9 lần/tuần, chat 8 lần/tuần.

Khó khăn nhiều nhưng vẫn có cơ hội cho các marketer muốn tận dụng cộng đồng mạng xã hội Việt. TP.HCM có thể là nơi khởi đầu cho các chiến dịch marketing thông qua mạng xã hội. Tại đây, mật độ người sử dụng truy cập các mạng xã hội tới 8,06 lần/tuần, thời gian trực tuyến trên các cộng đồng ảo của họ vào khoảng 8,33 giờ/tuần, mức cao nhất cả nước.

Mạng xã hội trên thế giới

Mạng xã hội trên thế giới, Xây dựng chiến dịch Marketing Online
Các mạng xã hội hàng đầu thế giới như MySpace, Facebook, YouTube, LinkedIn… đều chứa đựng những điểm đặc thù hay những công cụ riêng có mà tùy theo chiến dịch các marketer có thể tận dụng tối đa.

MySpace

Xây dựng chiến dịch Marketing Online và Lợi ích từ mạng xã hội MySpace222 triệu thành viên. MySpace ưu tiên hướng tới các nội dung giải trí như chia sẻ âm nhạc, video trực tuyến kết hợp với các dịch vụ giải trí offline. Mạng xã hội này phù hợp với các chiến dịch marketing xây dựng và phát triển các cộng đồng thu hút giới trẻ - những thế hệ tương lai.

Facebook

Xây dựng chiến dịch Marketing Online và Lợi ích mạng xã hội Facebook58 triệu thành viên. Facebook là đối thủ của MySpace, nhưng có điểm đặc biệt là giành được sự ưa thích của một nhóm nhờ tập trung vào sự duy trì những mối quan hệ sẵn có. Facebook giúp thành viên nhóm mở rộng mạng lưới bạn bè với các trường khác, cũng như kết nối các hoạt động vui chơi, giải trí và tình nguyện.

LinkedIn

Xây dựng chiến dịch Marketing Online và Lợi ích từ mạng xã hội LinkedInTính năng nổi bật nhất của LinkedIn là phát triển mạng lưới quan hệ kinh doanh. Với nhiều thương gia, mạng xã hội này tựa như một cuốn danh thiếp (namecard) trực tuyến, giúp họ dễ dàng kết nối và duy trì với những đối tượng khác, nhất là với tính năng tự động cập nhật danh sách. Cuốn danh bạ trực tuyến này còn nói cho các chủ nhân biết được họ đang có bao nhiêu quan hệ và chúng “bền chặt” đến đâu.
Bài “Xây dựng chiến dịch Marketing Online và Lợi ích từ mạng xã hội
Theo ecd.vn

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS