In Báo chí Điều tra Phóng sự

Báo chí điều tra Tây & chuyện “bên tình bên hiếu”

Ảnh: Đại diện nhan sắc báo chí điều tra Việt tại hội thảo "Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về  nghiệp vụ Báo chí Điều tra"
  • Điều khó nhất không thuộc về phóng viên mà thuộc về chủ quản và Tổng biên tập
Lars Moller, thầy giáo dạy mình về sư phạm báo chí, một chuyên gia theo mình là “lỗi lạc” về thiết kế khóa học và quản lý giờ giảng, cũng là một chuyên gia đào tạo các cây bút điều tra.
Hôm đó trong giờ giải lao, ông hỏi mình về mảng này ở VN và tỏ ra ngạc nhiên khi mình kể về báo chí điều tra, từ Quân đội Nhân dân những năm đầu đổi mới đến Lao Động thời Chánh Trinh, Tống Văn Công và các tờ báo ở TP.HCM. Ông nói không nghĩ báo chí VN làm được như thế!


Ai xử lý nhà báo?

Mình cũng nói vấn đề của báo chí Việt Nam không phải nằm ở kỹ năng, mà là sự đơn độc của họ giữa một rừng đồng nghiệp. Khi họ thành công. Sẽ nhiều người khen nhưng không ai cảnh báo họ về những vấp váp, và khi nó xảy ra, nhà báo điều tra dĩ nhiên trở thành hot news của đồng nghiệp khác. Lars bảo ở nước nào cũng thế. Và hỏi sao các nhà báo điều tra không lập ra một hiệp hội của mình?

Thực ra cũng khó mà nói cho Lars biết ở VN Hội nhà báo là tổ chức chính trị xã hội chứ không đơn thuần là một hội nghề nghiệp, báo chí điều tra chỉ có thể là câu lạc bộ trong một Hội nhà báo tỉnh Thành như các CLB phóng viên Thể Thao, Văn hóa nghệ thuật…

Lars bảo mình nếu có dịp, nên tìm hiểu về báo chí điều tra ở các nước Đan mạch, Thụy Điển và Philipine. Báo chí điều tra Mỹ thì thiên hạ nói nhiều rồi, nhưng nước kia ít được nhắc đến, nhưng rất thú vị. Có một nước mới thoát khỏi nội chiến nhưng báo chí phát triển rất mạnh mẽ, là Sri Lanka

Trong khóa học Sư phạm báo chí sau đó do SIDA Thụy Điển tổ chức ở Sri Lanka, các giảng viên VN có một số cuộc làm việc với Ủy ban khiếu nại báo chí. Họ cho biết khi một bài báo được cho là sai, xúc phạm đến quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khác, việc đầu tiên là người bị thiệt hại sẽ khiếu nại đến Ủy ban khiếu nại báo chí.

 Thông thường, các thành viên Ủy ban sẽ thực hiện quyền tài phán (tương tự như tổ chức trọng tài) để xem xét việc đúng sai. Nếu sai, Ủy ban sẽ ra quyết định phạt tờ báo ấy đồng thời đứng ra chủ trì việc đàm phán bồi thường. Những thỏa thuận về việc bồi thường thường được chấp hành nghiêm túc.

Nếu không đồng ý, hai bên đưa nhau ra tòa dân sự. Mà ngay cả trong trường hợp này thì quyết định tài phán trước đó của Ủy ban khiếu nại báo chí cũng được tòa xem như căn cứ quan trọng để quyết định bồi thường. Nhiều trường hợp, tòa còn trưng cầu đại diện ủy ban để lắng nghe quan điểm như cách chúng ta trưng cầu giám định trong các vụ án. Sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước và cảnh sát trong trường hợp này, theo họ,  sẽ tiêu diệt sự phát triển của báo chí điều tra và sự minh bạch trong xã hội.

Chi tiết trong một cuốn tiểu thuyết

Một trong những cản ngại của báo chí điều tra trên thế giới là sự can thiệp của chủ quản với các quyết định đăng tải các bài báo điều tra. Hoặc sự can thiệp của lãnh đạo cơ quan báo chí đối với hoạt động của Tòa soạn. Cơ quan chủ quản sợ cấp trên, tổng biên tập sợ mất ghế, ngoài ra còn là những mối mang làm ăn khác.

Điều này ở đâu cũng có, ngay với báo Mỹ. Trong “bản tin chiều”, khi Ban Biên tập chương trình đã quyết định cử một nhóm phóng viên điều tra sang Peru, ngay lập tức lãnh đạo Đài truyền hình CBA điện thoại cho trưởng ban lôi cổ họ về. Lý do cùng cái ngày ấy, một công ty Mỹ có quan hệ làm ăn với chính phủ Peru đã mua lại toàn bộ cổ phần và trở thành chủ mới của CBA.

Ông chủ tịch HĐQT công ty không chấp nhận mấy tay phóng viên Đài mình lại giáng búa lên đầu công ty mẹ. Còn bà giám đốc mới của Đài vừa được tăng lương gấp đôi và không muốn mất chức nên y lệnh chủ quản.

Thế nhưng, bản tin chiều vẫn phát, các phóng viên tiếp tục thực hiện cuộc điều tra của họ ở Peru.

Một phút sau bản tin, Giám đốc Đài tím mặt alo cho trưởng ban biên tập: “Anh mất chức”. Trưởng ban biên tập trả lời: “Tôi biết rồi, đồ chó cái!”.
Các phóng viên thanh thản đón nhận việc thất nghiệp ngay khi chưa kết thúc chuyến công tác.

“Bên tình bên hiếu”

Ở Thụy Điển ngoài những tờ báo của các công ty lớn, những doanh nghiệp truyền thông độc lập, cũng có những tờ báo có chủ quản là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp hay của chính quyền. Mình có dịp đến tìm hiểu một số các tờ báo ấy khi qua đó học.

Tại tờ báo của Công đoàn thụy điển, Tổng biên tập cho biết họ có toàn bộ chừng 30 người, báo phát hành khoảng 2 vạn bản, 3 kỳ/ tuần và được công đoàn cấp ngân sách hoạt động chừng 6 triệu Euro mỗi năm, ngoài ra còn có nguồn thu từ phát hành và quảng cáo.

Với bầu sữa từ chủ quản như thế, họ bị can thiệp như thế nào, bị chi phối ra sao bởi chủ quản?

Bà Tổng biên tập cho biết: Chúng tôi hoàn toàn độc lập! Bà dẫn chứng khi bà mới được thuê làm TBT, hôm trước ông Phó chủ tịch công đoàn ký quyết định cấp ngân sách hoạt động cho báo thì hôm sau phóng viên báo cáo một đề tài điều tra về sai phạm của chính ông ta, báo cho đăng và ông ấy ra đi.

Tại tờ báo của quốc hội Thụy Điển, với quy mô và ngân sách tương tự tờ báo công đoàn vừa kể, họ bị chi phối thế nào bởi đảng cầm quyền?

Trưởng Ban chính trị cho biết báo này có truyền thống “đánh cha mẹ”. Mấy năm trước, khi Quốc hội vừa bầu xong chính phủ, phóng viên của báo phát hiện một Bộ trưởng, người của đảng cầm quyền, đã khai gian về tình trạng hôn nhân để trốn thuế. Sau bài báo giới thiệu chính phủ là bài điều tra và một ngày sau ông ấy từ chức. Hoàn toàn không có anh Ba chú Bảy nào can thiệp.

Hôm sau, lại bà Thứ trưởng Bộ Thông tin, cũng người của đảng cầm quyền bị phóng viên phát hiện đã từng xù một khoản phí nghe đài (bên đó muốn nghe radio phải trả tiền). Bài điều tra vừa đăng, nữ quan chức cũng lên đường hông biết về ga nào.

Thế chủ quản trả tiền nuôi báo chí, báo chí quay lại đánh quan chức chủ quản. Nuôi con mà nói hông nghe thì chủ quản được lợi gì?

Hai vị TBT được hỏi có chung câu trả lời: Các vị ấy không được lợi, nhưng hệ thống công đoàn và quốc hội Thụy Điển có được niềm tự hào là có trong tay những tờ báo công chính, đóng góp vào sự minh bạch của một đất nước có truyền thống minh bạch.

Nguồn: Facebook Đức Hiển

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Điều tra Phóng sự

NHÀ BÁO DÙNG CÁI ĐẦU ĐỂ LÀM GÌ? (1)

ĂN XỔI Ở THÌ

  • Ông Nam Đồng, gần 20 năm trước, bảo phóng viên: "Trồng cây đậu bắp thì một tháng có ăn, trồng lúa thì ba bốn tháng, trồng cây ổi cây xoài mất mấy năm, còn trồng những cây danh mộc thì chục năm, trăm năm. Thành công không có chỗ cho thói ăn xổi. Phải biết trồng cây ngắn ngày làm lương thực nhưng đừng quên là hông có cây đậu bắp nào tồn tại lâu!"

Mình làm báo đã 20 năm. Không phải ỷ làm lâu năm rồi lên mặt, chứ mặt bằng chung của các nhà báo hiện nay đang đi xuống và phân hóa rất rõ. Một số ít các bạn học hành bài bản, giỏi ngoại ngữ, có cơ hội bứt phá và phát triển rất nhanh, một số -đông áp đảo- đơn thuần là những cái máy đánh chữ và chụp ảnh dạo. Vì sao?

Tuyển chọn dễ dãi:
Đây là cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng là vấn nạn. Nguyên nhân đầu tiên là sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện khiến các cơ quan báo chí cần người. Hai mươi năm trước đây, việc tuyển chọn và đào tạo rất khắt khe, nhiều tờ báo thử thách CTV trước khi ký hợp đồng  gắt không kém việc người ta thử thách quần chúng trước khi kết nạp đảng trong chiến tranh. Còn nay, thử việc một tháng là có thể được nhận. Có một số tờ gắt gao nhưng thời gian ấy cũng chỉ chừng hơn 1 năm, nhưng số này cực hiếm.

Thiếu kiến thức nền:
Cùng một sự kiện, một nhà báo có kiến thức và văn hóa dày chắc chắn sẽ khai thác sự kiện sâu hơn, viết bài hấp dẫn hơn; cùng một cuộc phỏng vấn, một nhà báo am hiểu vấn đề sẽ tranh luận, chất vấn, căn vặn thay vì nói như năn nỉ: “xin anh cho biết” hoặc “xin anh cứ cho biết nữa đi mà”. Một nhà báo giỏi sẽ buộc nhân vật phải lên tiếng, biết cách đặt trách nhiệm vào tay quan chức và đưa ra những cảnh báo: sự im lặng hoặc lấp liếm của quý vị sẽ được công chúng phán xét. Ngược lại, một nhà báo thiếu kiến thức lẫn bản lĩnh sẽ rơi vào các trường hợp: sợ mất lòng, mất quan hệ; không biết hỏi gì. Rốt cuộc anh ta hoặc không có bài, hoặc trở thành loa phát ngôn cho nhân vật.

Không biết liên tưởng:
Nhiều phóng viên chỉ có khả năng mô tả vụ việc nhưng không gom được các sự kiện hoặc hiện tượng đồng dạng để xâu chuỗi thành vấn đề. Khả năng khái quát và phân tích quá kém của họ đang là vấn nạn của các tòa soạn. Có phóng viên làm 4 năm rồi, năng suất giảm đi so với thời làm cộng tác viên, nhưng chưa bao giờ thấy anh ta viết được một bài hay hoặc thực hiện được một cuộc phỏng vấn đúng nghĩa. Nhiều lần mình hỏi: "Anh nghĩ ba năm nữa anh trở thành cây bút như thế nào?". Anh ta chỉ gãi đầu. Mà theo kinh nghiệm của mình, ba năm đầu tiên đủ định hình phong cách và tạo dấu ấn, nếu phát triển tốt, thành công sẽ nhân lên. Còn nếu không, có học thêm năm chục cái bằng thì cũng khó mà thành nhà báo giỏi.

Đại tá chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM trực tiếp đến Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp thu và sau đó xửu lý hàng loạt cán bộ chiến sĩ biên phòng Cảng SG nhũng nhiễu tàu hàng. Để thực hiện tuyến bài này, năm 2002, các PV Thuy Bình, Đức Thọ đã  cải trang thành "thực tập sinh thủy thủ tàu sông loại 1" để tiếp cận và ghi nhận.Đại tá chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM trực tiếp đến Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp thu và sau đó xửu lý hàng loạt cán bộ chiến sĩ biên phòng Cảng SG nhũng nhiễu tàu hàng. Để thực hiện tuyến bài này, năm 2002, các PV Thuy Bình, Đức Thọ đã cải trang thành "thực tập sinh thủy thủ tàu sông loại 1" để tiếp cận và ghi nhận.

Lười suy nghĩ, đào bới:
Phóng viên trẻ, thỉnh thoảng ngồi uống bia, hay so bì: “Bây giờ nhiều báo ra quá, ngày xưa báo cách nhật, giờ cạnh tranh từng phút, có một cái đề tài thì cả trăm đứa châu vào, không dễ như thời các anh!”.
Mình hỏi: "Sao cậu không tìm những đề tài mà ngoài cậu ra, ai đó có muốn cạnh tranh cũng không được?". Bạn ấy hỏi: “Làm gì có đề tài nào như thế?”.

Thời nào cũng có cái dễ và cái khó riêng. Cuộc sống phong phú như thế thì nhà báo không bao giờ hết đề tài. Mỗi ngày có bao nhiêu câu chuyện trên thế giới này, đất nước này có thể thành đề tài báo chí. Vấn đề là nhà báo có đủ lăn lộn và quan sát để nhìn ra nó hay không mà thôi! Đành rằng thời nay việc độc quyền xuất bản tin tức của các nhà báo đã bị xóa sổ khi ai cũng có một tài khoản facebook và cái smart phone trên tay. Tuy nhiên nếu nhìn theo chiều ngược lại, sự cạnh tranh đó cũng là cơ hội cho những suy nghĩ độc đáo của từng cá nhân, nó đưa anh vượt lên khỏi đám đông chen chúc trong các cuộc họp hay săn tin xe cán chó.

Mình lái xe đi tỉnh cùng bạn nhà báo ấy. Trươc mặt là mấy chiếc xe County 24 chỗ có dán decal: Xe thăm nuôi Z30D. Mình chỉ: "Đề tài kìa!". Y hỏi: "Đề tài gì anh?". Mình nói thử hai lần ngồi lên chuyến xe ấy, cậu sẽ có tư liệu để viết một cái hồ sơ hoặc loạt phóng sự xúc động. Mình kể cho cậu ta nghe hồi đó trên một chuyến xe như thế, mình thấy một bà cụ lần trong túi ra hai tấm ảnh, một đen trắng, một ảnh màu. Bà kể: cái hình trắng đen là hình thằng con đang ở trại tù, cái hình màu là con trai nó vừa thôi nôi. Ngày vợ sắp đẻ, anh chồng uống rượu say và xách dao đâm người hàng xóm, anh ta bị bắt mà chưa biết mặt con mình, rồi bà kể cô con dâu mới sinh xong ba tháng đã đi làm thuê tách vỏ hạt điều kiếm tiền nuôi con và gửi thăm nuôi chồng. Những chuyến xe thăm nuôi nối hai thế giới, giữa tự do và song sắt, là đề tài.

Anh bạn hỏi: "Thế mất bao lâu để viết được cái loạt bài ấy?". Mình nói một tháng hoặc vài năm. Một tháng nếu tập trung làm, vài năm nếu làm theo kiểu tích lũy, như mình. Mình có thói quen ghi chép kỹ và lưu giữ những cuốn sổ. Khi cảm xúc và tư liệu đã đủ, mình lật chừng chục cuốn sổ ra, gom các tư liệu cùng đề tài lại, lật các file ảnh trong máy tính rồi đi thực tế lần cuối để xem các nhân vật ấy giờ ra sao, và mất chỉ 1 tuần để viết. Mình nói với bạn ấy: "Tôi có hàng chục câu chuyện như thế ở hàng chục trại từ Tân Phước, Z30 A,D, Nam Hà...!".

Anh ta trả lời: Thế thì mất công quá!

Kỳ sau: THIẾT LẬP KÊNH PHẢN HỒI
  • Một bài báo viết ra, không có phản hồi, là bài báo vô tác dụng
  • Một bài báo viết ra, có phản hồi nhưng tác giả hoặc tòa soạn không nắm được, là tác giả và tòa soạn kém
Nguồn: Facebook Đức Hiển

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Điều tra Phóng sự

NHÀ BÁO DÙNG CÁI ĐẦU ĐỂ LÀM GÌ? (2)

THIẾT LẬP KÊNH PHẢN HỒI

  • Một bài báo viết ra, không có phản hồi, là bài báo vô tác dụng
  • Một bài báo viết ra, có phản hồi nhưng tác giả hoặc tòa soạn không nắm được, là tác giả và tòa soạn kém.

Chắc không phải riêng mình mà nhiều anh chị làm tòa soạn khác cũng từng nhiều lần tức điên khi dồn sức làm một bài đình đám, nhưng đến khi có phản hồi tích cực thì báo khác đăng mất. Viết về một vụ sai phạm, tới chừng khởi tố thì báo bạn đăng, còn phóng viên tác giả bài báo thì không hay biết.

Phản hồi, phải hiểu là một tổng thể các thông tin bao gồm những dư luận, phản ứng của người liên quan, động thái xử lý của cơ quan chức năng, những hoạt động chỉ đạo điều hành liên quan đến nội dung bài báo ấy. Rất tiếc, hiện nay nhiều phóng viên chỉ coi “phản hồi” là việc nhận văn bản trả lời của cơ quan liên quan (sau khi họ đã bàn bạc, gia giảm, đối phó và cân nhắc từng chữ). Nhiều bạn quên rằng việc bám sát và thúc đẩy những động thái tích cực của cơ quan chức năng mới tạo ra thay đổi thật sự sau bài báo, mới là mục đích mà nhà báo cần hướng tới.

Năm 1997, nhà báo Hoàng Hùng (sau qua báo Người Lao Động, đã qua đời) viết một loạt bài về tiêu cực của một nhóm CSGT Đường thủy trên sông Tiền. Tòa soạn giao mình đi hỗ trợ. Hai anh em phân công nhau anh Hùng viết chuyện tiêu cực dưới sông, mình viết về động thái xử lý của công an Tiền Giang sau bài báo. Công an mà họp xử lý cán bộ thì kín như bưng. Mình mới ra trường, chả quen ai, lân la ba ngày nghĩ cách moi tin không được, bèn đi gặp người quen là luật sư L ở Mỹ Tho rủ uống bia. Anh L nói chiều tớ đi nhậu với Hùng liều- một đại gia nuôi tôm ở Vàm Láng và mấy đối tác làm ăn của ông ấy.

Trại tôm của Hùng liều liên kết làm chung với phòng hậu cần công an tỉnh, chắc cuộc nhậu phải có vài ông cán bộ cấp lãnh đạo phòng. Minh đu đeo theo nhậu ké. Trong cuộc nhậu,có người nhắc đến bài báo của Hoàng Hùng. Ông X nói: “Ông Tư Bốn đang đi Hà Nội nhận cờ luân lưu của chính phủ, ổng gọi về chửi trưởng phòng PC25 (phiên hiệu của CSGT đường thủy) như con. Ổng nói nội trong tuần, PV24 (thanh tra công an tỉnh) phải làm rõ và sẽ cho mấy tay bị báo viết đi chăn bò hết”.

Kiểm tra chéo các nguồn xong, mình làm cái tin: “Giám đốc CA Tiền Giang chỉ đạo xử lý nghiêm”, Hoàng Hùng sướng lắm. Mấy hôm sau, thêm cái tin: 5 CSGT bị kỷ luật, chuyển về phòng hậu cần, trong tin nói rõ là đi nuôi bò ở trại chăn nuôi của phòng hậu cần ở Long Thành, Đồng Nai. Ông Hai Bài (Đại tá Võ tấn Bài, PGĐ Công an tỉnh) sau này có lần hỏi mình sao cái gì mày cũng biết vậy? Mình nói thì mấy anh cung cấp chớ ai.

Hồi đó, mình viết một loạt bài về án oan. Bài đầu viết một người xích tay vào cổng nhà ông Trịnh Hồng Dương và ra điều kiện chỉ mở xích khi Chánh án đọc đơn kêu oan của anh ấy. Nộp một tuyến 5 bài, chờ mãi hông thấy đăng, hỏi anh Chương Tổng TKTS, ổng nói ông Nam Đồng bảo từ từ. Mình hơi sốt ruột. Ông Nam Đồng nói bài này phản hồi chắc luôn. Mà chắc thiệt. Buổi sáng quốc hội chất vấn các cơ quan tố tụng, tòa soạn cho đăng. Trước đó báo trước nên mình liên hệ trước với vụ Thông tin – Thư viện VP Quốc hội đề nghị tặng 200 tờ báo cho đại biểu. Vào buổi chất vấn, mỗi ông cầm trên tay một tờ báo. Cái tựa bài chiếm nửa trang nhất. Bài báo sau đó biến thành tư liệu để các đại biểu chất vấn Chánh án TAND TC về việc giải quyết khiếu nại xin giám đốc thẩm.




Họp giao ban, mình hay hỏi các phóng viên an ninh trật tự thân quen ai ở PV.11 (văn phòng công an tỉnh, thành) và khá thất vọng khi đa số trả lời "Em không quen ai ở đó!". Thật sự PV.11 là một cái mỏ vàng, tất cả những thông tin phản hồi liên quan đến hoạt động nghiệp vụ, kết quả phá án và xây dựng lực lượng CAND đều qua cửa này, nhưng các bạn phóng viên thường chỉ chú ý đến các phòng nghiệp vụ.

Mình nhớ hồi đó ở Hà Nội có hẳn một nhóm phóng viên làm gì thì làm, đầu buổi sáng và cuối buổi chiều đều ghé qua Trung tâm Thông tin- Báo chí của Bộ CA ở 20 Phan Bội Châu (bên cạnh chùa Quán Sứ). Trò chuyện qua lại, rất nhiều những đề tài thu thập được từ đó, và tác động hay thu nhận những phản hồi nhanh nhất cũng từ đó. Chân thành và cầu thị, họ quý đến nỗi có lần các anh chị ở đó còn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật ở quán bia hơi cho PV Bình An. Không biết bây giờ cái Trung tâm ấy còn không, những nguồn tin và bạn bia hơi một thời của mình với Đào Tuấn và Phạm Hiếu.

Lái xe, trợ lý của các sếp lớn đều có thể có những thông tin quý để từ đó nhà báo đón đầu thông tin phản hồi và thúc đẩy xử lý. Sẽ rất khó khăn nếu nhà báo alo cho một sếp lớn để hỏi: “Đề nghị anh cho biết vụ việc ABCD đã giải quyết tới đâu? Thông thường họ sẽ khất và bảo chờ. Nhưng nếu nắm được một phần thông tin, bạn có thể hỏi: “Về chuyện đó, bữa anh có chỉ đạo như thế, hiện nay cái văn bản chỉ đạo anh ký chưa?”. Câu hỏi sau sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Nhiều năm làm phóng viên, mình nghiệm ra một điều: Đừng đặt câu hỏi với ai khi bạn không có “vốn đối ứng” về thông tin, chỉ tay trắng và đầu rỗng. Khi bạn có một chút vốn thông tin, họ sẽ nể bạn hơn và có cảm giác đang được chia sẻ. Còn ngược lại, họ vừa cảnh giác nghi ngờ vừa có cảm giác bị nhà báo làm phiền! Nhiều lần thế họ né bạn luôn cho khỏe!

Kỳ sau:
ĐIỀU TRA NHẬP VAI
  • Nhập vai là việc cải trang, hóa thân thành một nhân vật và thân phận khác nhằm xâm nhập, thu thập tư liệu cho một đề tài báo chí. Nó được dùng chủ yếu cho các phóng sự điều tra xã hội hoặc điều tra chống tiêu cực
Nguồn: Facebook Đức Hiển

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Báo chí Điều tra Nhà báo

NHÀ BÁO DÙNG CÁI ĐẦU LÀM GÌ?

ĐIỀU TRA NHẬP VAI
  • Nhập vai là việc cải trang, hóa thân thành một nhân vật và thân phận khác nhằm xâm nhập, thu thập tư liệu cho một đề tài báo chí. Nó được dùng chủ yếu cho các phóng sự điều tra xã hội hoặc điều tra chống tiêu cực.


Thực ra, thủ pháp này không mới. Gần cả thế kỷ trước chúng ta đã có "Tôi đi kéo xe"; sau này nhiều nhà báo cũng nhập vai.
Qua những bài báo của cá nhân, của đồng nghiệp, qua cả những thất bại của bản thân, mình thấy có thể đúc kết nó.
Những bài học đó, mình có trình bày trong một số hội thảo nghiệp vụ và dùng giảng dạy ở trường báo chí, một số lớp training. Nó cũng được in lại trong "Sổ tay Phóng viên điều tra" do Red Communication và Đại sứ quán Anh tại HN xuất bản

10 NGUYÊN TẮC KHI NHẬP VAI 

☛ 1. Chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông tin; để bài viết có tính thuyết phục cao nhất.
Phóng viên không thể chứng kiến tình trạng đại bàng hành hung trại viên mới trong trại xã hội; không thể nêu được tác dụng ngược của những đợt thu gom tệ nạn; không thể ôm máy ảnh hay máy ghi âm đứng trước mặt CSGT để ghi nhận tình trạng mãi lộ; hối lộ; không thể trình thẻ nhà báo cho cán bộ tòa để hỏi... giá chung chi chạy án. Những trường hợp như vậy cần thiết phải nhập vai.

☛ 2. Kế hoạch nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất (Tổng biên tập)
Nhập vai, là khoác lên mình thân phận khác, là tính chính danh của các hành vi bị thay đổi. Việc phê duyệt của lãnh đạo cao nhất tờ báo là sự bảo đảm tính chất công tác trong quá rình nhập vai của PV

☛ 3. Không tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất; không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến nó diễn ra sớm hơn bình thường.
Bởi mục đích nhập vai là để tìm hiểu, mô tả, phản ánh đúng sự kiện như nó vốn có mà nếu không nhập vai, nhà báo sẽ không phản ánh được.

 4. Không gài bẫy, gợi ý hối lộ.
 Bạn có thể đặt mình vào một guồng quay sẵn có và mô tả nó, nhưng không gợi ý và thúc đẩy hoạt động phạm tội của người khác

☛ 5. Không được thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc tình trạng pháp lý của bản thân và của tờ báo
Nói chung phải đảm bảo nguyên tắc “chiến thắng mà không có tổn thất”. Bởi khi nhà báo vì nhập vai mà thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bản thân hoặc tờ báo thì độ tin cậy của những thông tin anh ta mang về cũng bị ảnh hưởng. Không được dùng mục đích biện minh cho phương tiện, không nhân danh lợi ích công để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà báo trước hết là một công dân, chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của công dân.

☛ 6. Tòa soạn phải đảm bảo giám sát được di biến động của phóng viên, thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
Điều này nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Bởi trong một số trường hợp, phóng viên khi đã nhập vai là không còn khả năng liên lạc tức thời với tòa soạn.



☛ 7. Phải bảo đảm rằng Tòa soạn có phương án can thiệp lập tức và hiệu quả khi phóng viên gặp nguy hiểm; Luôn đề phòng tình huống phóng viên bị gài bẫy ngược
Phóng viên nhập vai luôn có hai xu hướng: lo sợ và thiếu tỉnh tháo; hoặc mạo hiểm và liều lĩnh. Cả hai trạng thái tâm lý này đều đe dọa sự an toàn của họ; sự thành công của bài báo và rất khó để dự đoán hậu quả. Một tòa soạn có trách nhiệm phải bảo đảm rằng họ 100% an toàn. Điều này chỉ có thể được đảm bảo bằng sự chuẩn bị chu đáo của tòa soạn và tính kỷ luật của phóng viên. 



Trong ảnh là CTV Đông Trang (một sinh viên ĐH Hồng Bàng thực tập tại Pháp Luật TP.HCM). Trang báo cáo đề tài "Bán gái quê vào tổ quỷ", mục đích phanh phui những đường dây dụ dỗ gái quê đi làm lương cao rồi bán cho các ổ mại dâm ở ngoại thành TP.HCM. Để bảo vệ Đông Trang, 2 phóng viên đã phải giả làm xe ôm đậu gần ổ mãi dâm; một biên tập viên được giao nhiệm vụ liên lạc với cảnh sát hình sự. Vào 22h, khi CTV Đông Trang bị ép đi khách, 20 cảnh sát đã có mặt giải cứu và bắt giữ chủ chứa lẫn những tên bảo kê

☛ 8. Nếu phóng viên nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Tòa soạn phải liên hệ với cơ quan công an và trình bày rõ ngọn nguồn trước khi hành vi ấy diễn ra. Và  thiệt hại ấy phải nhỏ hơn nhiều lợi ích mà  PV đang bảo vệ

Trong ảnh là cảnh sát hình sự đang bắt giữ một cán bộ tòa án nhận hối lộ để chạy án từ nguồn tin do PV Pháp Luật TP.HCM nhập vai cung cấp, năm 2012



☛ 9. Việc sử dụng cộng tác viên, nguồn tin, bạn đọc phải dược sự đồng ý của Tòa soạn.
Những thông tin dù chính xác nhưng do nhân vật không có uy tín; có dấu hiệu thông tin ấy sẽ bị lợi dụng cho mục đích cá nhân của người cung cấp phải được loại bỏ; để tờ báo không bị biến thành công cụ phục vụ cho mục đích cá nhân của người khác.
Mặt khác, đề tài điều tra là tài nguyên của cơ quan báo chí, việc sử dụng cộng tác viên, thông tin viên không cẩn trọng có thể dẫn đến lộ đề tài, phá sản đề tài điều tra

☛ 10. Phải dừng ngay việc nhập vai để thực hiện nghĩa vụ công dân nếu việc tiếp tục nhập vai có thể gây hậu quả cho xã hội lớn hơn tác dụng mà bài báo mang lại.



Tháng 8-2007, trong vòng hơn một tháng, ba PV Thanh Tùng,Thái Hiếu và Thanh Mận thực hiện loạt điều tra về nạn chăn dắt ăn xin. Các PV đã thuê nhà trọ trong một "xóm ăn mày" ở quận 8 để ghi nhận việc 32 người già, trẻ em bị những kẻ chăn dắt đánh đập, ngược đãi khi thuê họ đi ăn xin. Khi việc ngược đãi tăng cấp và có dấu hiệu cho thấy các em bé có thể bị gây thương tích, Tòa soạn liên hệ vơi công an quận 8 phá ổ chăn dắt này. Các bản ảnh và băng hình do báo cung cấp được dùng làm chứng cứ xử lý. Trong vụ này, một em bé cho biết trước đó nhiều tháng đã bị đánh biến dạng xương bàn tay, do ngày đó ăn xin không đủ 300 ngàn

 5 NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP

☛ 1. Phóng sự điều tra luôn được duyệt bởi tập thể Ban Biên tập. Những nghi vấn về tính hợp lệ của chứng cứ phải được thảo luận kỹ bởi chuyên gia pháp luật của báo

☛ 2. Không sử dụng bất kỳ thông tin nào nếu không trả lời được câu hỏi: Phóng viên đã có được nó bằng cách nào? Cách đó có hợp pháp không?

☛ 3. Chỉ khởi đăng bài đầu tiên khi đã hoan thành cả loạt bài, không khởi đăng theo kiểu ăn đong, đăng bài trước khi chưa rõ diễn biến, nội dung của bài sau

☛ 4. Không sử dụng thông tin nếu nó có thể gây nguy hiểm cho nguồn tin hoặc cộng tác viên, cho phóng viên hoặc tờ báo.

☛ 5. Không bung toàn bộ thông tin trên mặt báo: Không đưa những thông tin mà đối tượng bị phê phán có thể hợp thức hóa. Những thông tin ấy sẽ được cung cấp khi cơ quan chức năng vào cuộc và lập thành biên bản; đăng tải công khai để công luận giám sát nhằm đảm bảo rằng nó không bị làm méo mó, hợp thức hóa.

Nguồn: Facebook Đức Hiển

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Hà Nội

Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về việc chặt hạ cây xanh

Ngày 24.3, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản số 2366/SXD-KHTH về việc trả lời thông tin báo chí, trả lời các câu hỏi của các cơ quan báo chí tại cuộc họp báo ngày 20.3. Lao Động xin đăng toàn văn các câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của Sở này:



Phóng viên báo Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... Chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?

- Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn thành phố đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 được UBND TP phê duyệt ngày 18.3.2014 thì mạng lưới cây xanh đường phố Hà Nội sẽ được bảo tồn, chăm sóc với các tuyến cây xanh đường phố lâu năm đặc trưng, hiện hữu, đồng thời từng bước bổ sung thay thế trồng mới các chủng loại cây theo quy hoạch.

Thời gian qua, việc cải tạo, thay thế cây xanh được thực hiện bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó gồm cả vốn ngân sách và xã hội hóa, vì đang triển khai nên chưa có số liệu quyết toán.

Phóng viên Việt Chiến: Thành phố thực hiện việc thay cây, có 3 vấn đề chưa làm: Đánh giá tác động môi trường về việc chặt cây, đáng giá tác động cảnh quan đô thị, đánh giá tác động phản ánh của dư luận; cho đến thời điểm này đã chặt hạ, trồng được bao nhiêu cây, kinh phí bao nhiêu?

Trả lời: Việc lập và triển khai Đề án cải tạo thay thế cây xanh các tuyến phố vừa qua là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước. Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành. Đồng thời sau khi quy hoạch được phê duyệt đã thông tin công khai minh bạch theo quy định. Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm được thực hiện theo quy định.

Từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, Thành phố đã và đang triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố trong đó: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh quyết toán.

Phóng viên báo Tuổi Trẻ TPHCM: Việc dừng này như thế nào, bao lâu có thể tiếp tục chặt hạ, bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh Văn phòng nói việc chặt hạ hầu hết được sự đồng tình của nhân dân?

- UBND TP đã có chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây hàng loạt trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh trên từng tuyến phố. Sở Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND TP. Sau khi được thông qua việc rà soát, Sở Xây dựng sẽ cung cấp thông tin về kế hoạch, lộ trình thực hiện.

Đối với việc chặt hạ, thay thế các cây chết, sâu mục, gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công tác cắt tỉa cây mùa mưa bão là công việc thường xuyên, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện; Đối với các cây xanh nằm trong phạm vi các dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì việc chặt hạ, đánh chuyển thực hiện theo tiến độ dự án.

Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn Thành phố thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và thành phố, góp phần làm cho các tuyến phố ngày một trở nên đẹp hơn (nhất là khi cây đã trưởng thành), an toàn hơn khi mưa bão xảy ra; như đã thực hiện trên các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phố Huế, Hàng Bài, Hoàng Văn Thụ, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.

Có bao nhiêu DN tham gia xã hội hoá, gồm doanh nghiệp nào? Họ được gì?

- Đến thời điểm hiện nay có các đơn vị như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công ty Công viên cây xanh, Công an Thành phố Hà Nội…và một số tổ chức, cá nhân khác đã tham gia hưởng ứng ủng hộ, hỗ trợ việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường.

Các đơn vị, cá nhân tự nguyện hỗ trợ cho việc trồng mới cây xanh với một mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông. Qua đây, Sở Xây dựng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu của các đơn vị, cá nhân với sự nghiệp xây dựng Thủ đô.

Phóng viên báo điện tử VnMedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt?

- Sở Xây dựng cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14.5.2010 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố. Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản và ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường sở tại làm cơ sở cấp phép.

Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.

Những cây xanh chặt hạ được đưa đi đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?

- Các cây xanh còn đủ điều kiện sinh trưởng sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, đôn đảo, chỉnh trang và sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa. Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định.

Các cây thay thế do các đơn vị ủng hộ, hỗ trợ được thực hiện thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện, giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng, các đơn vị đều thống nhất với Sở Xây dựng đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm. Việc thanh quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành.

Phóng viên báo Tiền Phong: Những cây xanh đã chặt thì đưa về đâu, đã bán chưa, bán bao nhiêu tiền, những cây trồng mới thì mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?

- Các cây xanh còn đủ điều kiện sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, đôn đảo, chỉnh trang và sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa. Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định.

Các cây thay thế do các đơn vị ủng hộ, hỗ trợ được thực hiện thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện, giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng, các đơn vị đều thống nhất với Sở Xây dựng đảm bảo cây sống mới hết trách

Phóng viên báo Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế đường Nguyễn Chí Thanh có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý không?

- Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây Vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.

Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

Phóng viên báo Người tiêu dùng: Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ? Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ đồng, sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?

- Hưởng ứng việc xã hội hóa công tác cải tạo, thay thế cây xanh của thành phố, các doanh nghiệp đã tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ thành phố trong việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường với mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông.

Dư luận cho rằng có việc doanh nghiệp đứng sau việc chặt cây vừa qua là không đúng. Số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ là không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện đang tập kết tại kho của các đơn vị. Hiện chưa bán, toàn bộ số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Phóng viên báo Một Thế Giới: Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây?

- Việc cải tạo, thay thế cây xanh là công việc được thực hiện thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch và Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn thành phố đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 được UBND Thành phố phê duyệt ngày 18.3.2014; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16.8.2013 về đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn thành phố đến năm 2015; Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14.5.2010 của UBND TP Ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố và các quy định khác có liên quan. Trong Quy hoạch và Quy định đã có đánh giá tác động môi trường.

- Hôm nay có mặt Sở Xây dựng ở đây, tôi từng hỏi nhưng được hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?

- Số lượng gỗ, củi chặt hạ trong đợt cải tạo thay thế cây xanh vừa qua đã được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định. Kinh phí đánh chuyển, chặt hạ cây được thực hiện theo đúng định mức, đơn giá và sẽ được quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Phóng viên báo Pháp luật TPHCM: Thành phố cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?

- Giá cây xanh đô thị phụ thuộc chủng loại, kích thước cây xanh. Đối với việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thì giá cây được xác định theo điều kiện cụ thể, được thẩm định giá độc lập đưa vào dự toán và quyết toán theo quy định. Đối với các trường hợp xã hội hóa, giá cây xanh do các đơn vị tự quyết định mua và hỗ trợ cây cho thành phố. Giá gỗ được tổ chức thẩm định và bán đấu giá theo quy định.

Phóng viên báo Thanh Niên: Bình quân cây xanh tính theo đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?

- Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thì hiện nay, tỷ lệ diện tích đất cây xanh khu vực nội đô khoảng 3,02m2/người. Việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện theo lộ trình và kế hoạch, cây mới được trồng vào đúng vị trí cây được thay thế và trồng bổ sung tại các khu vực, vị trí phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu mật độ cây xanh hiện có mà còn tăng lên theo quy hoạch (Chỉ tiêu cây xanh, công viên đô thị cho khu vực đô thị lõi đạt khoảng 4m2/người).

Phóng viên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?

- Các đơn vị cung ứng cây là các đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của Thành phố về chủng loại, chất lượng cây. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định. Việc cải tạo, thay thế cây không phải dự án, đây là việc làm thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch nên việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định.

Phóng viên báo Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc, những cây trồng cách đây mấy năm phải hạ chuyển thì liệu có phải quy hoạch đã sai rồi không?

- Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18.3.2014 thì thành phố và mọi người dân phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị từ các thời kỳ để lại cho chúng ta.

Các cây trồng từ thời Pháp thuộc trên các tuyến phố cổ, phố cũ của Hà Nội được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Nhiều tuyến phố đã có hệ thống cây xanh đặc trưng như: cây Sấu phố Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Trần Phú; cây Xà cừ phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn An; cây Sao đen ở phố Lò Đúc; cây Long não phố Đặng Dung… Những cây cổ thụ này đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo tồn, chăm sóc giữ dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố.

Chỉ chặt hạ những cây sâu mục đổ gãy ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng tài sản của người dân; những cây phải giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đô thị. Đối với những cây mới trồng thì chỉ thay thế những cây chết, còi cọc, chậm sinh trưởng.

Phóng viên báo An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?

- Việc cải tạo, thay thế cây xanh căn cứ trên cơ sở Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được HĐND Thành phố quyết nghị thông qua, UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015 số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 và Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND TP Ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố.

Từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố, trong đó: Di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không

Phóng viên báo Vietnamnet: Quyết định sáng nay là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?

- Qua thông tin báo chí phản ánh dư luận xã hội và kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND TP đã có Kết luận tại Thông báo số 40/TB-UBND ngày 20.3.2015, trong đó chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên trên từng tuyến phố. Sau khi hoàn thành sẽ thông tin kịp thời, đầy đủ đến báo chí.

Phóng viên báo Công an nhân dân: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây Tần bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?

- Trong quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước không có cây Tần bì trong danh mục lựa chọn cây đô thị. Việc thay thế cây xanh để trồng mới vừa qua thực hiện theo đúng quy hoạch và chủng loại cây đô thị theo quy định.

Các cây Xà cừ, Bàng sinh trưởng tốt thì không chặt hạ. Sở Xây dựng chỉ cấp phép chặt hạ các cây nằm trong danh mục các dự án phát triển giao thông đô thị; các cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân.

Nguồn :Laodong

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Góc suy ngẫm

Bác sỹ từ chối mổ vì biết bệnh nhân là người viết báo

Một bạn đọc vừa có đơn gửi báo Điện tử Người đưa tin, lên án vấn đề y đức và tố cáo những việc làm bất thường của ông Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.    

   Bạn đọc có tên là Trang, trú tại Hà Tĩnh cho biết: Thấy bụng có triệu chứng khác thường nên đã đến Phòng Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (số 56, phố Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) để kiểm tra sức khỏe.
Sau khi kiểm tra, các bác sỹ cho biết, Trang có khối u ở ổ bụng phải được chỉ định cần tiến hành phẫu thuật. Người thăm khám là bác sỹ Phạm Thanh Nga, đưa bệnh nhân gặp PSG.TS Vũ Bá Quyết (là giám đốc bệnh viện). Bác sỹ Nga giới thiệu: Ông Vũ Bá Quyết một bác sỹ đầu ngành về lĩnh vực phẫu thuật sản phụ khoa ở Việt Nam.
Bác sỹ từ chối mổ vì biết bệnh nhân là người viết báo - Ảnh 1

Kết quả chẩn đoán của bệnh nhân Trang.                     

   Chiều ngày 20/3/2015, ông Quyết nói chuyện với bệnh nhân về bệnh lý và phương pháp mổ nội soi bóc tách khối u. Ông yêu cầu Trang và người thân sắp xếp thời gian tiến hành phẫu thuật. Rồi các phương án, lịch mổ được sắp xếp xong trong ngày.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ, hỏi về lý lịch bệnh nhân, ông Quyết phát hiện Trang đã từng cộng tác viết báo nên từ chối mổ. Ông bất ngờ nói với bệnh nhân Trang: “Cô về lên mạng đọc đi, chính tôi đây này, tôi là người bị các cô lôi lên báo chí thế này thế nọ”.
Mặc dù không hiểu ông Quyết đang nói gì, nhưng bệnh nhân Trang vẫn cố giải thích: “Cháu chỉ là sinh viên, tranh thủ cộng tác viết báo, chứ chưa phải là phóng viên báo chí gì. Cháu rất mong được bác cứu mổ cho cháu”.
Không hề rung động trước lời kêu cứu của bệnh nhân, ông Quyết đẩy bệnh nhân ra khỏi phòng: “Thôi thôi, ra ngoài đi! Tôi có thể mổ cho bất cứ trường hợp nào còn báo chí thì không bao giờ…”, bệnh nhân Trang khẳng định lại lời ông Quyết.

Bác sỹ từ chối mổ vì biết bệnh nhân là người viết báo - Ảnh 2
PGS.TS Vũ Bá Quyết: "Báo chí các người có quyền viết, còn tôi có quyền không mổ".
Sau khi nhận được nội dung tố cáo, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với PGS.TS Vũ Bá Quyết. Ông Quyết một lần nữa tuyên bố: “Báo chí các người có quyền viết, còn tôi có quyền không mổ. Mổ rồi, dây dưa báo chí rắc rối lắm” (!?).

http://www.nguoiduatin.vn/bac-sy-tu-choi-mo-vi-biet-benh-nhan-la-nguoi-viet-bao-a179620.html 

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Cận cảnh kho gỗ xà cừ “khủng” ở ngoại thành Hà Nội

Hàng trăm xúc gỗ xà cừ đỏ au, tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu, được tập kết thành từng đống lớn. Theo những người làm trong ngành nội thất gỗ, hiện trên thị trường, mỗi m3 gỗ xà cừ đường kính 70-80cm có giá trị khoảng 20-25 triệu đồng.


Cận cảnh “kho gỗ” của đề án chặt hạ 6.700 cây xanh
Những gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au bị đốn hạ, thân cây 2 người ôm không xuể.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định, “vụ” chặt hạ 6.700 cây xanh “không có tiêu cực, lợi ích nhóm”. Tuy nhiên số lượng gỗ bao nhiêu và được tập kết bãi nào; Kích thước gỗ như thế nào; Được bán cho ai; Giá cả ra sao...? cùng hàng chục câu hỏi khác của phóng viên các cơ quan báo chí vẫn đang chờ lãnh đạo TP Hà Nội trả lời.
Theo dấu vết của những chiếc xe tải chở gỗ những ngày qua, chúng tôi tìm đến bãi tập kết gỗ tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích rộng chừng 10ha, được quây kín, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
“Lọt” được vào bãi tập kết gỗ này, trước mắt chúng tôi là hàng trăm gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au vừa được chặt hạ đang mang trên mình những vết thương, tứa nhựa. Con đường dẫn vào bão tập kết gỗ dài hàng trăm mét bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất.
Ngoài bãi tập kết gỗ ở Cầu Diễn, chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300m. Bãi tập kết gỗ này rộng chừng 500m2. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều thân cây gỗ đang bị mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu. Theo một bảo vệ của điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ mới được chặt ở Hà Nội.
Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu nói gỗ mới đưa về nhưng “rắc rối lắm”.
Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.

Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.
Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hùng, một người làm trong ngành nội thất gỗ lâu năm tại làng nghề Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), cho biết, hiện giá của mỗi m3 gỗ xà cừ với đường kính khoảng 70-80cm trên thị trường khoảng 20-25 triệu đồng. Loại xà cừ nhỏ hơn giá khoảng 7-8 triệu đồng/m3. Tùy theo đường kính thân cây, cây càng lớn giá trị càng cao.
Cũng theo anh Hùng, hiện trên thị trường những người làm đồ mộc rất chuộng gỗ xà cừ để đóng giường, tủ, đồ thờ. Đối với gỗ xà cừ có đường kính lớn thường dùng để đóng phản. Ngoài ra ở một số tỉnh thành miền sông nước, gỗ xà cừ có thể được dùng để đóng tàu, thuyền...
Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại từ bãi tập kết gỗ.
Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.
Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.

Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.
Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.

Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.
Những thân cây xà cừ có đường kính khoảng 70-80 cm có giá khoảng 20 - 25 triệu đồng/m3.

Những thân cây xà cừ có đường kính khoảng 70-80 cm có giá khoảng 20 - 25 triệu đồng/m3.
Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.

Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.
Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.

Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.
Tuấn Hợp

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Công nghệ Mac

Phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

10 phím tắt cơ bản dưới đây cho phép người dùng thực hiện một số thao tác nhanh chóng trên máy tính Mac.

Với các HĐH máy tính như Windows và Mac, phím tắt cho phép chúng ta thực hiện nhanh 1 thao tác nào đó bằng cách nhấn tổ hợp phím trên bàn phím. Thành thạo các phím tắt sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian.
Phím tắt có thể không phải là 1 vấn đề gì khó khăn đối với những người dùng "gạo cội". Tuy nhiên, với những người dùng mới, nhất là những người lần đầu tiên làm quen với Mac, thì đó lại là một thử thách. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới, giúp bạn nhanh chóng làm quen với HĐH này. 
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

1. Thoát ứng dụng
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Bạn muốn tắt hẳn một ứng dụng đang chạy trên Mac (thoát hoàn toàn), bạn chỉ cần nhấn tổ hợp Cmd + Q trên bàn phím.
2. Đóng cửa sổ ứng dụng đang hoạt động
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Nếu bạn không muốn thoát hoàn toàn ứng dụng mà chỉ muốn đóng cửa sổ đang hoạt động, bạn nhấn Cmd + W trên bàn phím.
3. Mở tab mới
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Hầu hết các ứng dụng hỗ trợ tab, vì thế thay vì bạn phải mở một cửa sổ mới bạn có thể mở một tab mới. Để mở một tab mới chỉ cần nhấn Cmd + T trên bàn phím.
4. Chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

OS X cho phép bạn chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng đang hoạt động mà không cần dùng đến chuột. Để sử dụng bạn chỉ cần nhấn Cmd + Tab trên bàn phím, sau đó bạn nhấn liên tục vào phím tab để sang ứng dụng mà bạn muốn chuyển đến.
5. Mở tìm kiếm Spotlight
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Spotlight cho phép bạn tìm kiếm tất cả các file và ứng dụng trên Mac. Truy cập nó một cách nhanh chóng bằng cách nhấn Cmd + Space trên bàn phím.
6. Buộc đóng một ứng dụng
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Đây là một cách giải quyết hiệu quả khi máy Mac của bạn bị treo, không phản hồi trong quá trình sử dụng một ứng dụng nào đó. Để "tắt nóng" ứng dụng, bạn sử dụng chức năng Force Quit bằng cách nhấn tổ hợp 3 phím Cmd + Option + Esc.
7. Cut, copy, paste, và undo
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Các thao tác này đã quá quen thuộc trên Windows, trên Mac bạn cũng có thể làm điều tương tự bằng cách sử dụng phím Cmd cùng với các phím Z, X, C, V tương ứng với undo, cut, copy, và paste.
8. Tìm từ và cụm từ
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Nếu bạn muốn tìm một từ cụ thể hoặc cụm từ trên một trang web hoặc bất cứ nơi nào trong OS X. Bạn chỉ cần nhấn Cmd + F trên bàn phím để khởi động thanh tìm kiếm trong ứng dụng.
9. Khởi động nhanh Quick Look
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Quick Look là một tiện ích tuyệt vời cho phép xem một tập tin media nhanh mà không thực sự mở nó, bạn chỉ cần nhấp vào tập tin media muốn xem và sau đó bấm phím Space. Cách khác, bạn có thể nhấn Cmd + Y mà làm điều tương tự.
10. Shut down, Sleep, và Restart
10 phím tắt cơ bản trên Mac cho người dùng mới

Nếu bạn muốn đưa máy tính Mac của mình vào chế độ Shut down, Sleep, và Restart, bạn chỉ cần nhấn Control + Eject trên bàn phím của mình.
Các phím tắt hữu ích khác mà bạn đang sử dụng?
Trên đây là 10 phím tắt cơ bản nhưng thực sự cần thiết cho những người mới sử dụng hệ điều hành Mac. Tuy nhiên, sẽ có nhiều phím tắt hay khác mà một số người dùng đã và đang sử dụng nhiều đến nó. Vui lòng chia sẽ cùng với chúng tôi bằng các ý kiến bên dưới.

Nguon: Genk

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Apple Microsoft

Apple, Microsoft: cập nhật ngay bản vá bảo mật "Freak"

TTO - Bản vá lỗi bảo mật nguy hiểm Freak được Microsoft và Apple phát hành cho Windows, Internet Explorer và Mac, iOS. Người dùng nên cập nhật ngay.
Người dùng cần cập nhật ngay các bản vá lỗi Freak cho thiết bị di động hay máy tính của mình - Ảnh minh họa: Techspot
Người dùng cần cập nhật ngay các bản vá lỗi Freak cho thiết bị di động hay máy tính của mình - Ảnh minh họa: Techspot
Cập nhật Windows ngay!
Trong thông tin đi kèm, Microsoft cho biết bản cập nhật bảo mật khắc phục một lỗi kết nối bảo mật SSL/TLS trong Microsoft Windows có thể bị khai thác tấn công với kỹ thuật "Freak", lỗi bảo mật đang làm đau đầu cả ngành công nghiệp.
Bản cập nhật mang mã MS15-013, Microsoft khuyến cáo tất cả người dùng Windows cần cập nhật ngay.
Tuần trước, Microsoft chính thức xác nhận Windows bị đe dọa bởi lỗi Freak. Các phiên bản Windows bị ảnh hưởng trải dài từ Vista, Server 2003, Server 2008, Windows 7 cho đến Windows 8.1 mới nhất... (Xem chi tiết và tải bản vá tại đây)
Người dùng trình duyệt Internet Explorer tải bản cập nhật MS15-018 tại đây.
Không chỉ Windows hay trình duyệt Internet Explorer, lỗi này ảnh hưởng đến nhiều hệ điều hành khác như OS X trên máy Mac của Apple, hay iOS trên iPhone / iPad, và cả Google Android.
Apple phát hành bản vá cho Mac
Apple cũng nhanh tay phát hành bản cập nhật bảo mật Security Update 2015-002, khắc phục nhiều lỗi trong các phiên bản hệ điều hành OS X, từ OS X 10.8.5 Mountain Lion đến OS X 10.10.2 Yosemite mới. 
Cả OS X (Mac) và iOS (iPhone/iPad) đều vướng phải lỗi nguy hiểm Freak - Ảnh minh họa: Internet
Cả OS X (Mac) và iOS (iPhone/iPad) đều vướng phải lỗi nguy hiểm Freak - Ảnh minh họa: Internet
Bản vá cũng xử lý nhiều lỗi bảo mật khác, bao gồm lỗi giúp người dùng trình duyệt Safari chống lại "Freak".
Người dùng OS X lướt web bằng Chrome và FireFox cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất của các trình duyệt này. 
Người dùng iOS cần nâng cấp lên phiên bản iOS 8.2, đã chứa đựng bản vá lỗi Freak.
Lỗi bảo mật Freak là gì?
Lỗi bảo mật "Freak" được chín chuyên gia bảo mật khám phá và công bố ngày 3-3, đang làm "chấn động" giới công nghệ, gây lo lắng cho các hãng sản xuất phần cứng lẫn phần mềm do mức độ nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng.
Freak (viết tắt của Factoring RSA Export Keys) là lỗi bảo mật liên quan đến phần mã hóa của Web (SSL/TLS), cho phép kẻ tấn công đánh chặn các kết nối bảo mật HTTPS giữa thiết bị trạm (client) và máy chủ web (server), buộc sử dụng mã hóa kém hơn để chúng có thể bẻ gãy và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. 
Một khi bị hack, người dùng có thể bị đánh cắp dữ liệu trao đổi giữa thiết bị của họ với máy chủ dịch vụ/web có dùng chế độ mã hóa, như mật khẩu tài khoản, thông tin cá nhân, hoặc bị lợi dụng để tấn công các website khác. Sau đó, dữ liệu có thể được giải mã. Ngoài ra, Hacker còn có thể nhúng mã độc vào máy tính nạn nhân
 





THANH TRỰC/ Tuoitre


Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In SEO

Quy trình làm SEO từ trong …nhận thức !

Mình đã từng có rất nhiều dự án trong ngành SEO, từng tham gia những Group SEO hàng đầu có liên quan đến nghành SEO, và cũng có nhiều người thắc mắc hỏi rằng: “Tại sao mình không bao giờ chia sẻ về SEO?
Nói thật là mình thấy nản, khi mà những kiến thức đưa ra luôn là thừa, và cũng luôn là thiếu với mọi người. Là dài quá nên ngại đọc, là ngắn quá nên không đủ để đúc kết được những giá trị cho mình. Hay là bất cứ lý do gì đó :)
Đây là một bài chia sẻ về việc làm SEO-đúng-nghĩa. Sau khi đọc xong bài này và thực hành nó, bạn sẽ hiểu điều mình cần phải làm là gì.
Vậy SEO là gì?
+ Theo định nghĩa của google: Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Định nghĩa theo nhu cầu người dùng: Là một kênh tiếp thị trên bộ bộ máy tìm kiếm.
Chỉ cần vậy thôi !
Lưu ý: Bài viết này không dành cho dân chuyên nguyện, hay những người tìm kiếm thủ thuật, tricks, tips. Không có đâu!

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS