In Công nghệ Đời sống xã hội

Đường truyền Internet Việt Nam sẽ tiếp tục chậm

Theo thông tin từ các nhà cung cấp mạng viễn thông, đường truyền Internet tại Việt Nam bị chậm từ chiều 20/12 vừa rồi sẽ vẫn tiếp diễn trong ít nhất 1 tháng tới.
Tuy nhiên, thời gian khắc phục cũng có thể kéo dài đến 7 tuần. Đây là một trong những sự cố đứt cáp nghiêm trọng, khiến 60% thuê bao Internet tại Việt Nam bị ảnh hưởng. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT… đều có chung tình trạng trên ở phần lớn khu vực trên cả nước.
Đường truyền Internet Việt Nam sẽ tiếp tục chậm - 1
Theo thông tin từ Asia America Gate Way, tuyến cáp quang dưới biển của đơn vị này đã bị đứt từ 18h hôm 20/12, hiện vẫn chưa khắc phục được. Tuyến cáp đoạn Vũng Tàu - Hong Kong, Trung Quốc bị đứt khiến kết nối Internet quốc tế bị gián đoạn. Google Search, Gmail rất khó truy cập, trong khi mạng xã hội Facebook cùng các trang web nước ngoài gần như không thể kết nối được.
Trên mạng xã hội, các Facebookers cũng liên tục than trời vì đường truyền Internet quá chậm chạp. Trong khi đó dịch vụ 3G vẫn chạy khá tốt. Chính vì lý do này, tài khoản Facebook Đức Huy nói vui rằng. "Nhà mạng trả lại cho em tiền Net tháng này đi, để em đăng ký 3G. :((", hay như Facebooker Bui Huu viết: "Đứt cáp cũng chọn lúc ghê, 3G vừa tăng giá là đứt cáp... Muốn lấy lại tiền Internet ADSL đã đóng".
Song đây rõ ràng là một sự cố ngoài ý muốn, và người dùng cũng như nhà mạng đều phải chịu thiệt thòi. Hi vọng sự cố sẽ sớm được khắc phục, trong lúc đó, người dùng cần hạn chế truy cập vào các trang web nước ngoài nếu không thật sự cần thiết.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Người tham gia “hôi” bia: “Tôi quá nhục nhã”

 “Điều khủng khiếp nhất là hình ảnh tôi xông vào cướp bia đã bị con tôi nhìn thấy”, một người tham gia hôi bia nghẹn ngào tâm sự. 


Đó là lời “thú tội” muộn màng của bà Nguyễn Hồng Ng. (tạm trú tại phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đây là một trong số hàng trăm người tham gia “hôi của” trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp (phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào chiều 4/12.
Bà Ng. thừa nhận hình ảnh của mình khi tham gia "hôi bia" trong vụ tai nạn khiến bà cảm thấy rất nhục nhã
“Tôi nhục nhã lắm, giờ tôi có ân hận thì chắc cũng đã muộn, chỉ mong sau gặp lại tài xế để tôi nói lời xin lỗi và trả lại số bia tôi đã lấy…”, bà Ng. đã khóc khi nói chuyện với phóng viên.
Hình ảnh mẹ và rất nhiều người khác tham gia "hôi của" là một bài học trong vấn đề giáo dục con cái.
“Hôm đó tôi đang trên đường rước con gái học lớp 7 về. Đến gần vòng xoay Tam Hiệp trên quốc lộ 1A, tôi thấy phía trước hỗn loạn khi có chiếc xe tải lật nằm giữa đường và nhiều người mạnh ai nấy lao vào hốt bia bị đổ. Không chút suy nghĩ, tôi vội dừng xe giữa đường kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi tôi trở ra, trên tay đầy bia và nhìn thấy con gái vẻ mặt buồn thiu tôi cũng chẳng chút bận tâm”, bà Ng. kể lại.
Một số hình ảnh "cướp bia" sau vụ tai nạn xe chở bia bị lật trên QL1A (đoạn qua TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Facebook.
Theo bà Ng. thì suốt đoạn đường về nhà, con bà ngồi sau chẳng hỏi mẹ tiếng nào về tình tiết vụ tai nạn mà chỉ hỏi mẹ: “ Mẹ lấy bia làm gì khi nhà mình không ai uống?”
Trước câu hỏi của con, bà Ng. bỗng giật mình và suy nghĩ hành về động đáng xấu hổ của mình.
Rồi những ngày sau đó, các phương tiện truyền thông liên tục đưa hình ảnh, thông tin lên án hành vi tàn nhẫn của những kẻ “hôi của” trong vụ tai nạn.
“Con gái tôi đã tận mắt nhìn thấy hình ảnh mẹ nó và hàng trăm người khác tham gia “cướp bia”. Tôi thật sự nhục nhã và thấy mình không còn tư cách để giáo dục con nữa”, bà Ng. nghẹn ngào chia sẻ.
Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra vụ việc hôi của do tai nạn giao thông ở Đồng Nai.
Liệu những "kẻ cướp" này có cảm thấy xấu hổ với những gì mình đã hành động? 
Trước đó sáng 13/11, một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại ngã ba QL51- Khu công nghiệp Nhơn Trạch (thuộc địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Vào thời điểm trên, chiếc xe ben bất ngờ bị mất lái tông vào tủ bánh mì và sạp bán trái cây của hai người dân nằm bên đường. Vụ tai nạn đã gây nên một cảnh tượng thật kinh hoàng, mọi vật dụng của người dân ngổn ngang, 5 người bị thương.
Tuy nhiên, điều đáng nói là lợi dụng lúc hoảng loạn, một số người đã đến hiện trường lục soát lấy đi hết tiền mặt và vật dụng của người bán bánh mì và trái cây. Sự tàn nhẫn của những người hôi của đã làm các nạn nhân lâm vào cảnh khốn đốn, họ không những bị thương phải nhập viện mà còn mất hết tiền của, tài sản.
Trước những câu chuyện hôi của xảy ra đáng buồn này, chúng tôi đã liên hệ với một số cơ quan chức năng bàn biện pháp xử lý nghiêm khắc thì được biết pháp luật “khó” xử lý trong những tình huống hôi của.
Nguyên nhân là do đám đông, khó xác định người hôi của, chưa thể xác định tội danh để xử lý trong trường hợp này. Liên tiếp xảy ra các vụ hôi của là hồi chuông báo động đạo đức, ý thức trong một bộ phận người dân đã xuống cấp, xem nỗi đau của người khác là “lộc trời cho” của họ.
Đặc biệt là vụ hôi của hàng trăm thùng bia vừa xảy ra tại TP.Biên Hòa thật đáng báo động và nhức nhối. Trước những vấn nạn xã hội còn tồn tại này, không lẻ pháp luật đành bó tay, không có biện pháp xử lý, chấn chỉnh?


Vũ Sơn
Theo kienthuc

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Bùng nổ mặt hàng cà phê tại Trung Quốc

Đã từng có thời kỳ không thể tìm được chút thông tin nào về thói quen uống cà phê của người Trung Quốc cũng như tình hình sản xuất cà phê tại đây. 10 năm trước, vẫn chưa có số liệu thống kê về vấn đề này và thói quen uống cà phê của người Trung Quốc vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên, vấn đề này đã ngày càng sáng tỏ. Khi nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này khởi sắc thì cũng là lúc ngành cà phê nước này phát triển bắt đầu từ năm 2000.

Trong một báo cáo về viễn cảnh thị trường thế giới niên vụ 2013/14 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra hồi tháng 6, lượng cà phê nhân nhập khẩu vào Trung Quốc mùa vụ 2013/14 sẽ tăng 12,5% lên 1,8 triệu bao loại 60 kg so với 1,6 triệu bao của niên vụ cũ và tăng 314% so với 435.000 bao của niên vụ 2008/09.

Tuy nhiên, con số này không thể chỉ ra được lượng tiêu thụ hay sản lượng cà phê của Trung Quốc, và USDA luôn đưa ra những dự báo và đề án về tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc chỉ thông qua thông tin về tình hình nhập khẩu.

Theo tạp chí Chinese Chines Jing Daily, “lượng tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc tăng từ 30 – 40% mỗi năm, cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu 2 – 3%”.
Ông Alex Gruber, Giám đốc chuyên ban cà phê của Công ty Tong Teik cho biết: “Không ai biết người Trung Quốc tiêu thụ bao nhiêu cà phê. Đây là một câu hỏi lớn và mức tiêu thụ nằm trong khoảng 1/3 – 1/4 tách/người. Từ lượng nhập khẩu và các con số khác có thể thấy lượng tiêu thụ đang tăng lên”.

Vân Nam – vùng đất trồng cà phê lý tưởng
Bà Emma Bladyka, quản lý về khoa học cà phê của SCAA cho biết: “Không chỉ có lượng tiêu thụ cà phê tăng cao mà lượng sản xuất cũng như chất lượng đều theo xu hướng đi lên”.
Mặc dù không biết cà phê được du nhập vào Trung Quốc chính xác là từ khi nào, nhưng con số thống kê cho thấy cây cà phê được trồng ở hai tỉnh Vân Nam và Hải Nam vào khoảng năm 1887. Một người truyền giáo quốc tịch Pháp đã mang những hạt giống cà phê đầu tiên đến vùng đất Tân Xuyên thuộc tỉnh Vân Nam. Những hạt giống này được lấy từ vườn trồng cà phê tại Đông Kinh, một tỉnh cực bắc của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Vườn cà phê này bắt đầu được trồng trong khoảng thời gian từ 1856 đến 1857.

Vườn cà phê này không thuộc hàng ưu tiên ở Trung Quốc. Nói chung, cà phê chỉ dùng để phục vụ người nước ngoài đóng quân tại Trung Quốc và đến năm 1965 tổng diện tích trồng cà phê chỉ vào khoảng 4.000 ha. Diện tích này nhanh chóng bị giảm đi và gần như biến mất trong thập niên 70 và 80 khi các vùng đất nông nghiệp được ưu tiên trồng cây lương thực với mục đích chính trị. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 80, giới quan chức vùng Pu’er thuộc tỉnh Vân Nam đã mời công ty Nestlé thành lập một dự án liên kết nhằm phục hồi lại tình hình sản xuất cà phê. Đến giữa thập niên 90, diện tích trồng cà phê tại tỉnh Vân Nam đã trở lại con số 4.000 ha và một thập niên sau đó con số này đã tăng lên gấp đôi vào khoảng 10.000 ha. Không phải ngẫu nhiên khi năm ngoái Starbucks thông cáo rằng họ sẽ tham gia sản xuất cà phê tại vùng Pu’er thuộc Vân Nam. Ngay từ những ngày đầu cà phê du nhập vào Trung Quốc, tỉnh Vân Nam đã là một trong những tỉnh có địa thế trồng cà phê phù hợp nhất nhờ có núi và cao nguyên.

Các công ty nước ngoài đang mở rộng sự có mặt của mình
Từ cửa hàng cà phê Starbucks đầu tiên có mặt tại Bắc Kinh năm 1999 hiện nay đã mở rộng thành hơn 850 cửa hàng và có mặt tại 48 thành phố của Trung Quốc. Starbucks còn đưa ra kế hoạch con số này sẽ là 1.500 cửa hàng vào năm 2015. Mặc dù Starbucks hiện nắm giữ 70% thị trường cà phê bán lẻ của Trung Quốc, nhưng cuộc cạnh tranh trong nước trong những năm gần đây đang ngày càng nóng lên với sự xuất hiện của Tập đoàn McDonald’s, Oak Brook, …

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu phải tăng sản lượng cà phê lên 200.000 tấn, tương đương 3,3 triệu bao trong vòng 5 năm tới.

Dựa vào xu hướng phát triển như hiện nay, dù sản lượng cà phê của Trung Quốc có tăng thì vẫn khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và khả năng Trung Quốc vẫn là nước thuần nhập khẩu cà phê là rất lớn.
Nguồn: Tạp chí Thương mại Trà và Cà phê tháng 9/2013

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Thiết kế

Nguyên tắc phối màu!

1.Trình tự phối màu:
   • Bước 1:
Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2:
Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3:
Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2
màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương.
Nghệ - Chàm. Vàng – Tím.
Vàng xanh - Đỏ tím…
               
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ:
Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4:
Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước
7/ Độ tương phản của màu sắc:

Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ?
Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất.
TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây:

Bảng phân loại độ tương phản:
1. Mực đen trên giấy vàng.
2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
5. Mực đen trên giấy trắng.
6. Mực vàng trên giấy đen.
7. Mực trắng trên giấy đỏ.
8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
9. Mực trắng trên giấy đen.
10. Mực đỏ trên giấy vàng.
11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.
Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.


Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG
Màu sắc được phân thành 8 loại:
- Màu nóng (Hot)
- Màu lạnh (Cold)
- Màu ấm (Warm)
- Màu mát (Cool)

- Màu sáng (Light)
- Màu sậm (dark)
- Màu nhạt (Pale)
- Màu tươi (Bright)


MÀU NÓNG
Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.
Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng huyết áp (Ớn
quá ! May mà dân IT đa số là trẻ nên cũng hổng sợ cái vụ này)và kích động hệ thống thần kinh (Cái này
thì già trẻ gì cũng bị)

MÀU LẠNH
Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết. Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)

MÀU ẤM
Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam … Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.
Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.

MÀU MÁT
Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.
Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

MÀU SÁNG
Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.
Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm. Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.
Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

MÀU SẬM
Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.
Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự
đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

MÀU NHẠT
Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.
Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.
Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

MÀU TƯƠI
Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.
Phần III
A.NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU


Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
- Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1/ Phối màu không sắc (Achromatic)
Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

2/ Phối màu tương tự (Analogous)
Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3/ Phối màu chỏi (Clash)
Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

4/ Phối màu bổ sung (Complementary)
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6/ Phối màu trung tính (Neutral)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary) Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8/ Phối màu căn bản (Primary)
Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.

9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.
                                       PHAN IV: THAM KHAO:
                                                               

                                           

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Thiết kế

Màu sắc trong thiết kế

Màu sắc là một phần trong cuộc sống của chúng ta và đối với một người thiết kế thì màu sắc vô cùng quan trọng. Một sản phẩm đẹp là sự phối hợp hoàn hảo của bố cục và màu sắc. Do đó, màu sắc phù hợp sẽ làm cho thiết kế trở nên sinh động, bắt mắt và nó trực tiếp tác động đến cảm tình của người xem. Trong bài nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn định nghĩa về màu sắc, các hệ màu, các gam màu trong thiết kế.

Màu sắc và phân loại màu sắc


Màu sắc là gì?

Màu sắc đã có từ rất lâu, nhưng mà vẫn chưa có một định nghĩa chung nào dành cho màu sắc. Và có lẽ con người là một trong những sinh vật may mắn nhất có thể nhận biết được màu sắc. Thông thường, mắt người nhận biết được vô vàn màu sắc và các màu sắc đó luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn.
Colorful
Hình ảnh minh họa

Màu sắc trong thiết kế

Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Các hệ màu trong thiết kế

RGB – Đỏ (Red) Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất. Và cũng là hệ màu căn bản và phổ biến nhất trong thiết kế website và chỉnh sửa hình ảnh. Với 3 màu cơ bản này chúng ta có thể phối thành hàng tỉ màu khác, tùy vào mục đích sử dụng.
RGB
Hệ màu RGB
CMYK – Hệ màu này chủ yếu được dung trong in ấn sách báo, tạp chí, v.v. Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời), Magenta (tím), Yellow (vàng) và black (đen).
CMYK
Hệ màu CMYK
Lap – là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS.
LAP
Hệ màu LAP
Hệ màu HSB -Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brightness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
HSB
Hệ màu HSB

Các gam màu sắc

Được chia làm 8 loại
Màu nóng: Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Tạo nên những ý tưởng tươi vui, cởi mở, kích động, … Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng cùng các màu tương cận của chúng (như cam, hồng, tím đỏ, vàng xanh lục…).
Màu lạnh: những màu cho ta cảm giác mát mẻ, ví dụ như: xanh lam, xanh lá cây, đen, tím…… Màu lạnh làm cho bức hình cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh đối lập với màu nóng.
HSB
Màu nóng và màu lạnh
Màu tương phản: là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh. Tương phản với các hệ thống các màu gốc: Xanh = C, Vàng = Y, Đỏ = M, nhờ có màu tương phản mà bức hình đạt được sự rực rỡ.
Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên thị cảm mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.
Màu tương đồng: Với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tone, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc.
HSB
Màu tương đồng
Màu vô sắc: Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
LAP
Màu vô sắc
Màu bổ túc: Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây. Đỏ – Xanh lục, Da cam – Xanh lam, Vàng – Tím. Những màu này không thể gây cảm cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là “đỏ – lục” hoặc “vàng – tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng – lạnh”, mà là “nóng” hoặc “lạnh”.

Màu sắc độ: Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn còn màu đen thì ngược lại.
Màu sắc điệu: Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Bạn có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ ngả vàng”, tone xanh hay thiên đỏ… đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu. Màu đen, trắng và xám không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi.

Vòng tròn màu căn bản (The color wheel)

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu.
Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…
Colorful
Hình ảnh minh họa
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau .
Ví dụ như hình bên trên, ta pha 2 màu Blue+Yellow=Green, Red+Yellow=Orange, Red+Blue=Violet.
Rồi cứ hòa trộn với nhau như thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho… riêng bạn.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Iphone/Mobile

Foaster - The best dock since sliced bread. iPhone 5S, 5C, 5



foaster is a toaster for your phones. foaster keeps your iPhones charged, eliminates clutter, and looks great in your kitchen.

Charge two iPhone 5, 5S, 5C’s at once

We love our iPhones, but we struggle keeping them charged. We roll in from work with 8% battery life left. foaster lets you add some juice while you whip up dinner. 
Our research found that the kitchen is one of the most common places for overnight iPhone charging. Two iPhone household? foaster has you covered. foaster lets you charge two iPhones at once- all in a small and attractive package that fits right in next to your Breville, Cuisinart, or Kitchenaid.

Clean, Minimal Design

foaster was designed to look at home in your kitchen. Whether sitting next to your Kitchenaid mixer, your Keurig coffee maker, or that device that magically turns bread into toast- foaster looks great! Plus, choose among four color combinations: (white or black body) x (silver or champagne gold aluminum trim).

One-handed Docking and Undocking

One of the beauties of the iPhone’s design is Apple’s insistence that it can be used with one hand. Why then, should it take two hands to charge your phone? foaster’s brilliant design makes it easy to insert your phone into one of the slots to begin charging. The size of the slots has been optimized based on extensive study of dimensions of “bare” iPhones, as well as “standard-sized” cases. (Sorry, Otterboxes and other cases designed to take a bullet probably won’t fit foaster.) Ready to get your phone out? Even if one hand is busy holding a kitten or a chainsaw- all you need is one free hand to easily grab your phone and go! (Please do not attempt to hold both a kitten AND a chainsaw while using foaster. Our testing did not end well.)

Buh-Bye Cord Spaghetti, Buh-Bye!

cord spa•ghet•ti [kawrd spuh-get-ee] noun 1. a white, stringy, tangly, twisted mess resulting from using three foot long charging cables to charge your iPhones in the kitchen.
foaster eliminates cord spaghetti! foaster has 3 foot long cables, but the brilliant design allows un-needed cord to be stored inside foaster. Only leave enough cord exposed to reach the nearest outlet!

Alerts, Reminders, and Texts

foaster was designed around the fact that we want to be able to see our phone, and never miss a message- even while it’s charging. The depth of foaster’s docks allow you to see incoming texts, reminders, and alerts as they come in.

Built-in Lightning Connectors

Most existing docks use of your existing Lightning cables and require you to assemble your cable to the dock with complicated adaptor systems. Even Apple’s $30 plastic docks require use of your existing Lightning cable. Not foaster! Since we want foaster to offer top-notch quality and no aggravations, we’re building two MFI-certified Lightning connectors and USB cables into foaster. These cables alone are a $40 value! Plus, since the connectors are built in, foaster frees up your existing cables for use in the car or at the office!

Production Plans are in Place

foaster designer Mike Charles studied design and manufacturing at M.I.T. and he knows what it takes to take a product from the drawing board to the customer's hands!
We have suppliers identified to produce each component of foaster:
- the plastic body will be molded in Minnesota.
- the aluminum trim will be cut by a supplier in California.
- the MFI-certified cables are also sourced from a California company.
- the metal base units will be provided by a Kentucky machine shop. If demand for foaster exceeds 600 units, we plan to have the base units cast in a foundry.
- final assembly, packaging, and shipping will be done by a Lexington, Kentucky firm that specializes in product assembly.
We also have back-up vendors identified for each component in the event that our primary vendor cannot meet our requirements.
kickstarter

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Nghệ thuật

Paul Walker Dead at 40: Fast and the Furious Actor Dies In Car Accident


Paul Walker has died at the age of 40, his rep confirms to Us Weekly. The actor -- best known for his work in the Fast and the Furious franchise -- got into a single-car accident and explosion in Southern California and died Saturday afternoon.

PHOTOS: Stars we've lost in 2013
The Santa Clarita Valley Sheriff's Station confirms in a statement to Us Weekly that there were two fatalities in a traffic collision at approximately 3:30 p.m. Saturday. When deputies arrived, the vehicle was engulfed in flames. The Los Angeles Country Fire Department estinguished the flames, and two victims were prononced dead at the scene. The Coroner's Office is currently determining the identities of the victims, and the collision is still under investigation.
"It is with a truly heavy heart that we must confirm that Paul Walker passed away today in a tragic car accident while attending a charity event for his organization Reach Out Worldwide," a statement on his official Facebook page reads. "He was a passenger in a friend's car, in which both lost their lives. We appreciate your patience as we too are stunned and saddened beyond belief by this news. Thank you for keeping his family and friends in your prayers during this very difficult time. We will do our best to keep you apprised on where to send condolences. - #TeamPW."

PHOTOS: Stars gone too soon
A native of Glendale, Calif., Walker first broke out in Hollywood in the late 90s films Pleasantville and Varsity Blues. He then went on to appear in She's All That, The Skulls, and first joined the Fast and the Furious franchise in 2001. The actor reprised his role as Brian O'Conner in Fast & Furious 6 in 2013. Fast & Furious 7 was announced for a 2014 debut.

PHOTOS: Reality TV tragedies
While promoting his latest film Hours earlier this month, Walker revealed that his 15-year-old daughter, Meadow, recently moved to live with him last year after living with her mother in Hawaii. Walker welcomed Meadow with then-girlfriend Rebecca in November 1998.

usmagazine.com

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Đau đáu miền Trung

 Radiovietnam - Những “siêu bão” liên tiếp đổ vào miền Trung thời gian qua khiến mảnh đất nghèo khó này dồn dập hứng chịu đau thương.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đất nước mình hình chữ S với một phần bề cong chữ S vươn ra biển khơi mang lại cơ man cơ hội làm giàu với những bãi biển mênh mông cát, nắng và gió, với những thắng cảnh du lịch say đắm lòng người cùng những cầu cảng cho tàu bè hàng hóa vươn khơi, cho bà con ngư dân dong buồm mang về tôm cá. Nhưng bề cong chữ S - nơi khúc ruột miền Trung vươn ra biển lại cũng chính là nơi đầu sóng ngọn gió hứng chịu biết bao thiên tai bão lũ. 

Từ những cơn bão mang số đếm thứ tự lạnh lùng cho đến những cơn bão được gọi bằng những tên mĩ miều do xuất xứ của bão cứ năm này qua năm khác lừ lừ, lừng lững từ xa đổ gần vào dải đất vốn đã quanh năm vất vả gánh trĩu hai đầu đất nước. Trong và sau bão là đau thương, mất mát về người, là thiệt hại về vật chất, cảnh quan. Bão đổ vào, tàn phá, giằng giật đi từng tấm mái tôn, bức tường, dâng lũ ngút ngàn, cuốn phăng mùa màng, gia súc...

Đau đáu những tấm lòng hướng về miền Trung_radiovietnam.vn
Đau đáu những tấm lòng hướng về miền Trung. (Ảnh: K.T)
Chỉ riêng cơn bão số 11 đã làm miền Trung mất 26 người con và thiệt hại hơn 3.400 tỷ đồng. Riêng với Quảng Bình vừa trải qua sự tàn phá của cơn bão số 10, đau thương còn chưa kịp nguôi ngoai thì cơn bão số 11 tiếp tục đổ vào... Thêm 12 người vĩnh viễn ra đi, lại hàng ngàn mái nhà trống hoác, hàng chục nghìn ngôi nhà ngập trong nước, hàng chục nghìn con vật nuôi bị lũ cuốn trôi, vài chục nghìn héc-ta lương thực và hoa màu mất trắng. Thiệt hại mà cơn bão số 11 gây ra cho Quảng Bình lên đến 430 tỷ đồng. Những con số chứa đầy đau thương. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên dường như càng ngày càng nghiệt ngã hơn mà một phần rất lớn là do chính sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. 
Với sự sẻ chia thơm thảo, rất nhiều đoàn cứu trợ đã hướng về miền Trung, về các tỉnh bị thiệt hại lớn. Mỗi địa phương trong cả nước, mỗi tổ chức đoàn thể, xã hội, mỗi doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp - mỗi nơi bằng những hình thức khác nhau chuyển hàng cứu trợ về miền Trung. Đâu đâu cũng đau đáu những tấm lòng hướng về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... nơi những con người trong khó khăn, bão tố, đang chắt chiu lo toan vượt lên, bươn trải để khôi phục sau bão. 

Người Việt mình bao đời nay có truyền thống nhường cơm sẻ áo, bầu bí chung giàn, nay trong lúc khó khăn, dù chung dù riêng vẫn lá lành đùm lá rách, sự hỗ trợ của các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và những cá nhân đã ghé vai kịp thời chia sẻ một phần gánh nặng lo toan.

Thật cảm động có những chuyến xe đầy ắp hàng cứu trợ chỉ một lái xe và một người áp tải băng qua những chặng đường bão lũ, giao hàng đến tận tay mỗi gia đình khó khăn. 

Những tấm lòng như thế vẫn đang hướng về miền Trung, những chuyến hàng, những toa tàu chất đầy gạo, mì, quần áo, chăn màn, võng, bạt, thuốc men, nước uống... vẫn lăn bánh về miền Trung cứu trợ khẩn cấp những ngày sau bão. Rất nhiều chính sách, giải pháp và sự hỗ trợ trực tiếp của các ban ngành, đoàn thể và người dân cả nước đã và đang được tập trung cho miền Trung trong nỗ lực khôi khục cuộc sống bình thường sau bão. Bà con miền Trung đang gom nhặt, sửa chữa, dựng lại cửa nhà, trường lớp, khôi phục ruộng vườn, nhân lại đàn gia súc gia cầm. Cho dù nhiều mái nhà đã và đang được gia cố trở lại, trường học đã được dọn quang, trẻ em lại đến trường. Nhưng trong số các em trở lại lớp hôm nay, có em còn đi chân đất, có em chưa đủ bữa sáng, có cả những em không còn cha hay mẹ nữa.

Vậy mà đâu đó vẫn có những câu chuyện không vui. Ấy là những chuyến cứu trợ mang tính chất bề nổi, làm theo kiểu trống dong cờ mở, khoa trương... Rồi cả đâu đó những lô hàng xấu xí, kém chất lượng, những chiếc áo hôi bẩn, cũ nát. May thay, những hiện tượng ấy chỉ là hãn hữu. 

Giờ này, những cơn bão dữ vẫn đang đe dọa, rình rập đổ về miền Trung ruột thịt - nơi phần chữ S vươn biển lại gồng mình chờ bão!

PHẠM HÙNG - BÁO VOV 

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Văn hóa

Những 'chuyện lạ' đáng học tập từ đất nước Nhật bản

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không thấp. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Suốt 6 tiếng trong chuyến bay từ Tokyo về Việt Nam không khi nào tiếp viên ngơi tay. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là "quỳ xuống", giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của mọi hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người vô cùng ấn tượng. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật giao tiếp.
Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
“No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Theo SOI

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Câu hỏi này đã được nhiều người đặt ra, vì sao người Việt rất dễ tiếp nhận văn hóa truyền hình của Hàn Quốc nhưng khó khăn khi xem một bộ phim Nhật? Tòa soạn xin trích dẫn tâm sự của Mẹ Masao (đang sống ở Nhật Bản) chia sẻ với cả nhà vì sao có sự khác biệt đó.

Hồi rồi qua Nhật chơi với Masao (M), bà ngoại Masao hiện đang làm cho một project của Nhật tại Việt Nam (VN) có kể chuyện, bà nói với ông sếp Nhật là tại sao Nhật không free bản quyền phim truyền hình cho VN như Hàn Quốc đang làm để quảng bá văn hóa đến người Việt Nam đi. Mẹ Masao nghe vậy phải giải thích cho bà ngay. Thứ nhất nếu nói về chuyện xuất khẩu văn hóa thì người Nhật đã đi trước dân Hàn Quốc đến cả thập kỷ thông qua truyện tranh rồi. Thứ hai là bản quyền phim truyền hình của Nhật rất đắt nên các đài Việt Nam không mua nhiều. Thứ ba, lý do quan trọng hơn cả, theo mẹ M thì là người Việt Nam có xu hướng ưa thích phim Hàn hơn phim Nhật do văn hóa giữa hai bên có nhiều nét tương đồng hơn, trong khi đó văn hóa Nhật lại khác biệt hẳn và có phần khó hiểu đối với người Việt Nam, nên có lẽ việc đài th lựa chọn phim Hàn chiếu sẽ ăn khách và hợp thị hiếu người Việt hơn

Trước hết là sự khác biệt về văn hóa. Nói một ví dụ nho nhỏ thế này. Mẹ Masao xem bộ phim hài của Hàn “The man who cant get married”, có cảnh mấy cô nhân vật chính xồng xộc xông vào nhà nhân vật nam vì tò mò nhà anh này thế nào. Ở Nhật không có văn hóa hành xử như vậy, đối với người Nhật đó là hành vi khiếm nhã cấm kị. Người Nhật cũng ko có kiểu quen nhau bắt nguồn từ va chạm rồi hùng hục gấu ó bắt nhau xin lỗi, (từ đây sẽ nảy sinh vô số các tình huống và quan hệ giữa các nhân vật- motif đặc phim Hàn). Hoặc cách biểu lộ tình cảm của người Nhật thường kín đáo, kín đáo ngay cả trên nét mặt chứ không chỉ lời nói, cử chỉ… chứ không thấy có kiểu phồng mang trợn má “ô tô kê”, “ Mố…” như mấy nhân vật trong phim Hàn. Nếu xuất hiện cảnh một bà mẹ đau khổ, thì diễn viên trong phim Hàn hay có cách thể hiện là đấm ngực thùm thụp khóc nức nở than trời, còn trong phim Nhật thường chỉ thấy nhân vật khóc lặng lẽ hoặc cầm khăn chấm nước mắt. Tính cách người Việt cởi mở, thích thể hiện tình cảm nên có thiên hướng thích kiểu hành xử và biểu lộ vô tư, tự nhiên, có phần làm quá của phim Hàn. Khác biệt văn hóa làm nên khác biệt trong việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa giải trí là vậy.

Trước khi qua Nhật mẹ Masao cũng xem kha khá drama của Nhật, nhưng chỉ tới khi qua Nhật, biết một tẹo tiếng Nhật, cách nói vòng vo, kín đáo, ý tứ ẩn dấu của người Nhật, rồi cách nghĩ cách hành xử… thì xem phim mới cảm thấy ngấm một cách sâu sắc và hiểu hơn rất nhiều nội dung phim. Mẹ Masao không dám nói hàm hồ nhưng mình nghĩ nếu khán giả không hiểu nhiều về văn hóa ứng xử của người Nhật khi xem phim Nhật khả năng cảm nhận sẽ không đạt được 100% nội dung phim muốn truyền tải. Để lý giải sâu điều này, mẹ Masao xin đưa ra ví dụ sau. Có một cảnh này trong bộ phim Osen mà mẹ Masao nhớ mãi, đại để là nhân vật chính – Osen ( chủ nhà hàng ), một người rất cổ điển hẹn hò với một anh phó giáo sư trẻ tuổi. Hai nhân viên của Osen đi theo rình rập, vô tình va phải anh phó giáo sư khiến cho tiền của một trong hai nhân viên bị rớt ra ngoài. Anh PGS ngay lập tức xin lỗi và cùng xắn tay lên tìm những đồng xu bị rớt cùng 2 anh nhân viên kia. Tìm hoài mà thấy vẫn thiếu 500Y, mà lại đang vội vã đến nơi hẹn, nhưng anh PGS vẫn quyết tâm tìm đến cùng, cuối cùng cũng phát hiện ra đồng 500Y trong bể nước, thế là xắn tay áo vớt lên cho khổ chủ. Nếu là văn hóa của Việt Nam thì sao, chúng ta sẽ ngay lập tức rút 500Y ra đền bù, hoặc ko có thì xin lỗi người ta.

Nhưng cách hành xử của nhân vật này là cách hành xử “rất Nhật”, rất tôn trọng đối phương và tôn trọng đồng tiền, dù đồng 500Y này giá trị cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nấu bạn chỉ trả lại cho đối phương 500Y, thì dù không bị thiệt 500Y mất đi, người ta vẫn có cảm giác hụt hẫng không hài lòng. Chi tiết này về sâu sa nó phản ánh tính cách rất nguyên tắc, rất trách nhiệm và biết tôn trọng “cảm giác của người khác” của anh PGS- những phẩm chất mà người Nhật rất coi trọng. Tất nhiên là chứng kiến cảnh này thì cô Osen đã nảy sinh tình cảm tốt đẹp với anh PGS kia.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?
Phim Hàn hội dù dàn sao lung linh.

Hoặc nếu người Việt Nam không hiểu văn hóa ijime (bắt nạt) của người Nhật, khi xem phim sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao một số nhân vật khi bị chơi xấu, đì lên đì xuống lại không có đường phản kháng.

Một điểm nữa khác biệt của phim Nhật với phim Hàn đó là ở các giá trị nội dung. Phim Nhật thể hiện rất rõ suy tư sâu sắc và trí tưởng tượng bay bổng của người Nhật: chủ đề trong phim rất rộng, người Nhật có thể làm phim về tình yêu, tình bạn, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống, thế giới siêu tưởng, một vấn đề nào đó đang là trào lưu trong xã hội, các giá trị truyền thống, đấu trí, trinh thám hình sự, bạo lực học đường…

Vì đề tài quá rộng nên với những người chỉ thích vài phim nhất định sẽ khó tiêu được phim Nhật nếu lỡ xem phải thể loại đề tài mình ko thích. Hơn nữa để truyền tải những giá trị này, có những phim nó hầu như chả có cốt truyện thắt mở gì, cũng không éo le cây tre trăm đốt để người ta phải hồi hộp, cứ đều đều thế thôi. Ví dụ như mẹ Masao xem cái phim:”Hard to say I love you”, nó nói về một nhóm bạn chơi cùng nhau, mỗi người một bí mật ẩn giấu trong cuộc sống, rồi người này yêu chéo người kia… nhưng qua đó nó thể hiện nhiều khía cạnh đa dạng của cuộc sống, buộc người ta phải chiêm nghiệm rất nhiều.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Nội dung phim Nhật phản ánh cả lối sống, con người Nhật

Tương tự kiểu phim này có phim Last Friend từng rất nổi tiếng ở Nhật, cũng chả có cốt truyện dẫn dắt gì, nhưng nó phản ánh tình yêu đơn phương, nạn bạo lực gia đình, đồng tình luyến ái, giá trị của tình bạn… đủ cả. Đặc biệt là với cách thể hiện tình cảm có phần rụt rè, ít biểu lộ cảm xúc và chia sẻ ý nghĩ của các nhân vật khiến cho phim nó có sự mơ hồ, ám ảnh rất lâu. Nếu xem phim để giải trí không thôi thì mình nghĩ người Việt Nam sẽ không thích những phim kiểu này. Trong khi đó phim Hàn dễ hiểu và dễ đón nhận hơn với người Việt, vì nội dung trong phim Hàn thường nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cạnh tranh thương trường, lên xuống thắt mở kịch tính tạo nên chất giải trí rất rõ rệt.

Cũng vì gắn liền với cuộc sống đời thường nên các nhân vật trong phim Nhật thường ít trai xinh gái đẹp, quần áo cũng không trau truốt bảnh bao như phim Hàn. Về điểm này thì phim Hàn ăn điểm với người Việt Nam hơn phim Nhật là chắc.


Xem phim truyền hình của Nhật nhiều rồi, mẹ M dần tự nhiên lại không khoái xem phim Hàn nữa vì tính chất phim nó khác nhau quá. Hôm nay có bạn trên Facebook của mẹ Masao nói về cuộc xâm lấn văn hóa của Hàn Quốc và nguy cơ trở thành thuộc địa văn hóa tại Việt Nam, mẹ Masao nghĩ rằng, nếu có thể chắc chắn mẹ M sẽ không thuộc cái số người bị ảnh hưởng trào lưu đó, vì mẹ M cảm nhận được những giá trị mà phim truyền hình Hàn Quốc đem lại nó chỉ ngừng lại ở bề mặt như thời trang, áo quần, ẩm thực… chứ cách nghĩ, cách suy tưởng, hành động… những thứ thuộc về tâm hồn của người Hàn nó không được phản ánh rõ, tạo cảm hứng cho người ta muốn hiểu, muốn học, muốn cảm nhận và muốn thay đổi như phim Nhật. Đó chỉ là cảm nhận cá nhân, không áp đặt cho ai cả và cũng không có ý định chê bai phim Hàn.

Read More

Share Tweet Pin It +1

1 Comments

In Đời sống xã hội

Sốc phản vệ vì ăn... rươi

         Chỉ chưa đầy 20 ngày, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận khá nhiều ca dị ứng nặng do ăn rươi nhập viện. Trong số đó, có bệnh nhân bị tụt huyết áp, trụy mạch...

Đây là trường hợp của bệnh nhân P.M.T, 33 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội, cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội trong tình trạng khó thở nặng, toàn thân phù nề, nổi ban, nói khó, chóng mặt, nôn, tụt huyết áp. Theo người nhà bệnh nhân, do có tiền sử dị ứng với một số thức ăn lạ nên khi nhà làm chả rươi, bệnh nhân đã ăn “rất dè dặt”, chỉ một miếng nhỏ. Sau khi ăn khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy lưỡi, môi bị tê bì, sau đó cảm giác tê bì lan ra toàn cơ thể. Dù đã cố gắng gây nôn, nhưng chỉ chưa đầy 30 phút sau khi ăn, bệnh nhân khó thở và chóng mặt, không thể tự đi lại.

Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc - BVĐiều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc - BV  Bạch Mai. Ảnh: Trần Minh

May mắn hơn bệnh nhân P.M.T, chị V.T.T.H, 30 tuổi ở Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội, sau khi ăn chả rươi thấy cảm giác ngứa toàn thân, nổi mẩn đỏ và tiêu chảy đã được gia đình đưa ngay vào BV Quân đội 354 cấp cứu. Cũng trong ngày chị H. cấp cứu, BV Quân đội 354 cũng tiếp nhận thêm 2 ca khác đều là “nạn nhân” của ngộ độc rươi.

Gần đây nhất ngày 21/11, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân T.L.L, 22 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội. Do đã từng bị ngộ độc rươi cách đây nhiều năm nên L. hoàn toàn “cạch mặt” món ăn được coi là đặc sản ngon bổ nổi tiếng này. Đi ăn sinh nhật một người bạn, L. tưởng món chả rươi là chả thịt lợn thông thường nên gắp ăn ngon lành. Đến khi phát hiện miếng “chả lợn” có vỏ quýt cũng là lúc L. sưng phồng hết mặt, mắt sưng híp lên, nôn và khó thở. L. đi cấp cứu trong tình trạng tụt huyết áp, lạnh run toàn thân, khó thở, xét nghiệm thấy máu cô đặc vì mất nước do nôn và đi ngoài quá nhiều...

Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường

Trao đổi với PV chiều ngày 25/11, TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết: Rươi là loại thực phẩm giàu đạm, đạm trong thịt rươi có nhiều chất khác với đạm trong thịt lợn, thịt bò nên dễ gây dị ứng. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm như một dị nguyên, ngấm vào ruột, vào máu, gây phản ứng cho cơ thể. Ngoài ra, để bảo quản rươi được lâu, nhiều người dân hay các nhà hàng, quán ăn thường bảo quản rươi trong tủ lạnh. Việc bảo quản lạnh quá lâu, không đúng quy trình, không hợp vệ sinh có thể khiến rươi bị nhiễm độc tố của vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là độc tố tụ cầu gây tiêu chảy.

Cấp cứu cho bệnh nhân tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: TMCấp cứu cho bệnh nhân tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: TM

TS. Phạm Duệ cảnh báo: Nếu sau khi ăn rươi xuất hiện các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban, có thể tê bì vùng lưỡi, miệng, hoặc tê bì toàn bộ vùng mặt, chân tay; người bệnh cũng có thể bị nôn, đi ngoài; những trường hợp nặng có thể bị tụt huyết áp, suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê, mất ý thức... cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.

Bởi các triệu chứng ngộ độc rươi có thể xuất hiện từ từ sau vài giờ hoặc nửa ngày sau khi ăn, nhưng cũng có những trường hợp tối cấp, triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút, gây ra phản ứng sốc phản vệ và bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người có tiền sử dị ứng với một số thức ăn giàu đạm như hải sản, nhộng... nên tránh ăn rươi. Đặc biệt lần ngộ độc sau sẽ nặng và nguy hiểm hơn lần ngộ độc trước rất nhiều do cơ thể phản ứng mạnh với dị nguyên gây ngộ độc nên người dân cần thận trọng khi ăn các thức ăn lạ.  

Theo Lê Vũ
Sức khỏe và Đời sống

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Hiện Tượng Bóng Đè

[​IMG]

Sau nhiều lần bị bóng đè, chị Nguyễn Thị Ái, xóm 5, xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa đi kể chuyện, nhiều người bảo đó là do "ma" đè. Phải nhờ thầy cúng làm lễ may ra con ma đó mới ra khỏi cơ thể, nếu không nó sẽ đeo bám dai dẳng, làm cho gia đình chị lụi bại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, không liên quan đến ma quỷ.


Hoang mang vì bị bóng đè!

Tính đến nay, gia đình chị Ái chuyển về nhà mới đã được một thời gian. Hai vợ chồng bài trí phong thủy cho căn nhà khá công phu. Thế nhưng, "không hiểu sao đêm nào tôi cũng ngủ mơ. Giấc ngủ cứ chập chờn theo kiểu nửa thức nửa tỉnh. Trong trạng thái đó, tôi thấy có những con vật không rõ hình hài làm cho đầu óc tôi như phát điên, khó thở. Mặc dù vẫn tỉnh táo, nhưng tôi không thể cựa quậy, tứ chi bất động, cảm giác như có vật nặng đè lên người. Phải một lúc lâu tôi mới vùng dậy được. Sự việc đó đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi rất hoang mang", chị Ái tâm sự.

Nhiều người biết chuyện, phán rằng chị bị "ma" ám, khuyên chị phải đi mời thầy cúng về nhà làm lễ, để xua đuổi con ma đó ra khỏi người, nếu không nó sẽ ám chị, gia đình chị kiểu gì cũng có những chuyện không hay.

GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc chị Ái đêm ngủ mơ sảng như vậy, đơn thuần là biểu hiện của bóng đè, do làm việc quá sức, bị căng thẳng, cơ thể không khoẻ. Không có chuyện ma quỷ đè lên người khi chúng ta ngủ. Chị Ái không nên nghe theo lời bàn tán của mọi người để "làm mồi" cho thầy cúng "ăn tiền".

"Theo thuyết phong thủy thì những người bị bóng đè liên tục thường do chính mảnh đất của họ đang ở. Vì vậy, khi mua đất làm nhà các gia đình phải tìm hiểu, tính toán thật cẩn thận xem tâm và hướng đất đó có phù hợp với tuổi của mình không. Nếu vị trí đất đó không tốt sẽ phát ra từ trường xấu làm ảnh hưởng đến chủ nhà. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và việc làm ăn của mọi người trong gia đình", ông Tiến nhấn mạnh.
Nằm dưới xà nhà là bị bóng đè

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học và Ứng dụng (UIA) cho biết: Người ta cho rằng, do đặt giường ngủ ở vị trí xà nhà, dầm nhà nên khi ngủ bị bóng đè. Theo triết học phương Đông, mỗi con người được thị hiện bởi 2 thành tố: Phần thực thể (phần vật chất nhìn thấy bằng sắc tướng) và phần tâm thể (phần vật chất vô hình, mắt thường không nhìn thấy).

Trong phần tâm thể có 3 hình thái là hồn, vía và phách. Thể hồn luôn gắn liền với thân xác khi con người còn sống, khi chết thì "hồn lìa khỏi xác". Còn thể vía và phách có khi bị "thất tán" ngay cả khi con người còn sống, cho nên mới có câu "Sợ mất vía" hoặc "Hồn xiêu phách lạc". Thể vía và thể phách như một "chiếc *g" bao quanh cơ thể sinh học. Độ lớn của "chiếc *g" đó có quan hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan.

Nói một cách trực giác là khi ta nghe thấy tiếng súng từ xa đã sợ rồi, nhưng với người điếc dù ở gần vẫn "điếc không sợ súng". Khi các giác quan bị đóng (ví dụ như khi ta ngủ) thì "chiếc *g" có thể bị thu hẹp nhưng nó vẫn còn hữu hiệu trong cự ly từ 2 - 3m.

Tác động của môi trường vào cơ thể sinh học trước hết phải xuyên qua "chiếc *g" này. Nhiều khi sự tác động của môi trường chưa tới được cơ thể sinh học, mà mới chỉ chớm đến "chiếc *g" là cơ thể đã nhận biết được. Ví dụ: Khi một đứa trẻ mới vài ba tháng tuổi, có người lạ đến dù còn cách vài mét mà nhìn chằm chằm với thái độ không thân thiện thì đứa bé sợ hãi và khóc ngay, nhưng khi mẹ đứa bé chạy lại (tuy còn cách xa vài ba mét) mà nó đã thấy "yên lòng" rồi.

"Khi ta ngủ dưới xà nhà, dầm nhà cũng vậy. Tuy nó không trực tiếp tác động lên cơ thể chúng ta mà nó tác động lên thể phách và thể vía, khiến ta có cảm giác như có vật gì tác động vào, khiến người ngủ say có cảm giác bất động. Nó giống như cục nam châm, đặt bên đồ vật kim loại, khi đặt gần thì sẽ hút nhau. Xà nhà càng gần giường ngủ thì chúng ta càng có cảm giác bị bóng đè nhiều hơn", TS Khanh giải thích.

Bóng đè chẳng ai nhìn thấy, nhưng lại "cảm thấy" rất rõ, hầu như ai cũng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Có người cho rằng, những người thường xuyên bị bóng đè là do yếu bóng vía. Mỗi loài trong thế giới tự nhiên đều có những "khắc tinh" khống chế nhau, do vậy khi gặp "khắc tinh" liền bị ’bắt vía". Ví dụ như, con rết nhìn thấy con sên là bủn rủn chân không thể bò được nữa mặc dù rết bò nhanh hơn sên.

Hướng nhà xấu dễ bị bóng đè

TS Khanh cho hay, hướng nhà không tốt cũng dễ bị bóng đè khi ngủ. Như cổng chính hoặc cửa nhà đối diện với ngã 3 ngã 4 tạo thành đường thẳng đâm vào nhà, nhất là những nhà ở thành phố. Khi đó sóng bức xạ thứ cấp, tia hồng ngoại của người và các loại xe cơ giới ngoài đường sẽ phóng thẳng vào nhà, gây cho cơ thể chúng ta có cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Người lúc nào cũng trong trạng thái lâng lâng, chóng mặt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, về đêm dễ xảy ra hiện tượng mê sảng, mệt mỏi khi ngủ.

"Khi làm nhà nên chọn vị trí phù hợp để thiết kế cửa chính, cửa sổ. Để hạn chế việc bị bóng đè do yếu tố phong thủy thì cấu trúc nhà ở, đồ dùng trong nhà nên được tạo thành hình khối uyển chuyển, tránh các hình khối có dạng nhọn, sắc, làm cho tâm trí có phản ứng đối kháng. Hoặc là, phòng ngủ quá to thì gây cảm giác hoang mang, trống trải, phòng ngủ nhỏ quá lại tạo cảm giác bức bối, gò bó và cũng dễ gây hiệu ứng bóng đè. Do vậy, kích thước phòng ngủ vừa phải, vuông vắn, giường kê cách xa cửa chính, không đối diện với nhà bếp hoặc phòng vệ sinh là tốt nhất. Không nên kê giường ngủ dưới các thanh xà hoặc dầm gỗ, dầm bê tông. Vì ở các vị trí đó dễ bị cảm giác "xà đè" hoặc "bóng đè", TS Khanh chia sẻ.
"Bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, hoàn toàn không liên quan đến ma quỷ. Chúng ta nên ăn uống, làm việc điều độ và luyện tập để có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, khi xây hoặc mua nhà cần lưu ý đến các yếu tố về phong thủy như hướng nhà, cách bài trí đồ đạc... "
GS.TS Nguyễn Trường Tiến (Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam)

"Chúng ta nên đặt giường ngủ nơi con chó thích nằm nhất, vì chó có cảm nhận đặc biệt, tránh xa các luồng ác xạ. Ngược lại, con mèo thường chọn nằm chỗ có nguồn phóng xạ cường độ mạnh. Bộ lông của nó hấp thu dễ dàng điện tích tĩnh của từ trường. Vì thế, chúng ta nên tránh đặt giường ngủ nơi mèo thích ngủ vì dễ bị ảo giác bóng đè."
TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Tin học và Ứng dụng - UIA)
Nguồn: kienthuc.net.vn     

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM

 Sự chênh lệch tới gần nửa mét chiều cao của cặp đôi này khiến người thì thấy khó tin, người thì ái ngại. Nhưng nếu ngắm nhìn họ bên nhau ngập tràn vui vẻ, hay cách họ nói về nhau, bạn sẽ chỉ còn lại cảm giác rung động.

Trần Xuân Tiến - nickname Kaydy Trần - là một gương mặt không còn xa lạ đối với teen Sài Thành. Không chỉ là nhân vật hóm hỉnh xuất hiện trong các clip hài gây sốt của nhóm hài nổi tiếng DamTV, Kaydy Trần có một ngoại hình đặc biệt, dáng người “hạt tiêu” của một cậu học sinh tiểu học với chiều cao 1m26. Ngoại hình ấn tượng, nụ cười tươi tắn luôn rạng ngời và một phong thái tự tin, vô tư yêu đời khiến Kaydy được rất nhiều bạn trẻ yêu mến.
Thật bất ngờ khi biết anh chàng “nấm lùn” ngộ nghĩnh này lại đang có một chuyện tình yêu long lanh với một cô nàng người mẫu chân dài là Lê Thanh Thảo. Lê Thanh Thảo từng ghi dấu qua sân chơi VN’s Next Top Model 2012 (Thanh Thảo dừng chân ở top 10) và hiện đang hoạt động với vai trò người mẫu tại Sài Gòn. Kaydy và Thanh Thảo đều sinh năm 1993. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật thì cả 2 vẫn đang theo học tại các trường đại học. Sự chênh lệch chiều cao quá lớn khiến chuyện tình của họ trở nên đặc biệt và được quan tâm hơn bao giờ hết. 

Sở hữu ngoại hình nhỏ bé nhưng Kaydy Trần chẳng hề tự ti về điều đó. Ngược lại, cậu bạn 20 tuổi này còn sống rất vui vẻ bên cạnh bạn bè, biến sự "nấm lùn" của mình trở thành một điểm mạnh gây ấn tượng với các bạn trẻ qua các clip hài.
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 2

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 3
Lê Thanh Thảo với chiều cao 1m75 hiện đang là người mẫu. Cô nàng từng gây ấn tượng ở VN's Next Top Model 2012.
Vì cả 2 đều tham gia các hoạt động nghệ thuật, là những người có sức ảnh hưởng nhất định nên trang cá nhân cửa từng người sở hữu lượng người theo dõi đáng kể. Dù chuyện tình cảm của cặp đôi này có điểm thu hút sự chú ý nhưng dường như Kaydy và Thanh Thảo chẳng ngại ngần việc đó. Họ công khai mối quan hệ hẹn hò ở phần thông tin cá nhân, cũng như thường xuyên khoe những hình ảnh “đũa lệch” hạnh phúc. Cặp đôi này cũng luôn dành cho nhau những cử chỉ, hành động thân mật, âu yếm và luôn tràn ngập sự hài hước, vui vẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, Kaydy còn tự tin cười tươi pose hình cạnh bạn gái trong tình trạng cô nàng đang mang một đôi giày cao gót cao “vống”.
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 4
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 5

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 6

Thường xuyên nhắc đến nhau trong những bức ảnh, status của mình.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 7

Câu caption tình cảm của Kaydy dành cho Thanh Thảo: "Luôn song hành như thế này nhé!"

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 8
Cover dễ thương của Kaydy Trần.

Mỗi tấm hình khi được post lên kèm theo những status ngọt ngào đều nhận được lượng like, share và lượng bình luận “khủng” từ cư dân mạng. Tất cả mọi người đều tỏ ra ngưỡng mộ, trầm trồ trước sự hạnh phúc của cặp đôi. Sự công khai xuất hiện bên cạnh nhau của 2 người đã chứng tỏ một điều rằng không hề mặc cảm hay tự ti về ngoại hình hay sự chênh lệch, mà ngược lại còn rất hãnh diện về “đối phương”. Thế mới biết tình yêu thật sự sẽ vượt qua mọi rào cản về ngoại hình, tuổi tác hay hoàn cảnh khác biệt.
Bên cạnh công việc thường ngày của mình, Thanh Thảo còn rất quan tâm và ủng hộ nhóm hài DamTV của bạn trai. Cô nàng thậm chí còn xuất hiện trong một số clip hài của nhóm với vai trò là diễn viên và nhận được nhiều sự khích lệ từ khán giả. Trên facebook của mình, Thanh Thảo cũng thường xuyên chia sẻ những clip mới của nhóm cũng như ảnh chụp chung với các thành viên trong DamTV. 
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 9

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 10

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 11
Cả 2 thường xuyên chia sẻ trên trang cá nhân những hình ảnh nhắng nhít, hài hước nhưng đầy hạnh phúc như này.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 12

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 13

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 14

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 15

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 16
Thân thiết với nhau ở mọi lúc, mọi nơi.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 17

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 18
Dù bạn gái đang mang 1 đôi giày cao gót nhưng Kaydy vân tự tin mìm cười chụp hình.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 19
Thậm chí còn có người làm tặng cặp đôi này hình chibi cực dễ thương.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 20

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 21

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 22
Những tấm hình tự sướng cực dễ thương và đầy niềm vui luôn tràn ngập trên facebook 2 người.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS