In

Kết luận loạt sai phạm tại dự án của Tân Hoàng Minh

Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố kết luận thanh tra Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý chất lượng và kinh doanh BĐS tại các dự án trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2016.

Trong số 4 dự án mà Tân Hoàng Minh đã và đang thực hiện 5 năm qua, ghi nhận 3 dự án bị bóc tách một số vấn đề tuân thủ pháp luật. Đây đều là những dự án được định vị ở phân khúc cao cấp, đặt tại các khu đất “siêu đắc địa” trong nội đô như: Dự án xây dựng chung cư CT1 ao Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) có tên thương mại là D'Le Pont D'or Hoàng Cầu, dự án Khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) với tên thương mại Palais de Louis Nguyễn Văn Huyên – do chính Tập đoàn làm chủ đầu tư.
 ket luan loat sai pham tai du an cua tan hoang minh hinh anh 1
Một số gói thầu thi công, biên bản nghiệm thu công việc căn cứ tiêu chuẩn xây dựng đã hết hiệu lực!?
Đồng thời, một dự án do Công ty CP Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil (công ty thành viên mà Tân Hoàng Minh góp vốn 98,5%) làm chủ đầu tư, đặt tại số 2 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ (D'. Le Roi Soleil) cũng bị chỉ rõ sai phạm. Ngoài ra, một dự án khác (Tập đoàn góp vốn 90,25%) không bị thanh tra do đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Về quản lý chất lượng công trình, các dự án của ông chủ Đỗ Anh Dũng đều gặp vấn đề. Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt. Cụ thể, tại dự án Hoàng Cầu và Quảng An. Thực hiện không đúng khoản 2 điều 27 Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Ở dự án Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Huyên, một số gói thầu thi công, biên bản nghiệm thu công việc căn cứ tiêu chuẩn xây dựng đã hết hiệu lực là “không đúng quy định (vi phạm Nghị định 15/2013/NĐ-CP – nay là Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
Tại dự án Nguyễn Văn Huyên, hồ sơ quản lý chất lượng không có biên bản nghiệm thu thi công, biên bản kiểm tra phòng thí nghiệm; không có giấy kiểm định thiết bị phục vụ thi công tại 2 gói thầu. Thực hiện chưa đúng Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đây là điều diễn ra tại dự án Hoàng Cầu và Quảng An.
Liên quan tới nghiệm thu thanh toán khối lượng, chủ đầu tư cũng vi phạm pháp luật ở cả 3 dự án bị thanh tra. Điển hình: tại dự án Hoàng Cầu, giá trị thanh toán sai là gần 106 triệu đồng; tại dự án Nguyễn Văn Huyên, giảm giá trị hợp đồng là 910.000 USD; tại dự án Quảng An: nghiệm thu sai gần 14 tỷ đồng… Việc chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng sai so với thực tế là vi phạm Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Đã có phán quyết
 ket luan loat sai pham tai du an cua tan hoang minh hinh anh 2
Thanh tra Bộ đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, rà soát về thực hiện nghĩa vụ tài chính của Tân Hoàng Minh do có điều chỉnh tăng diện tích sàn xây dựng căn hộ và diện tích sàn kinh doanh tại dự án trước đó
Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, rà soát về thực hiện nghĩa vụ tài chính của Tân Hoàng Minh do có điều chỉnh tăng diện tích sàn xây dựng căn hộ và diện tích sàn kinh doanh tại dự án Nguyễn Văn Huyên trước đó. Cụ thể, tại văn bản chấp thuận điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc do Sở QH&KT ban hành ngày 20.1.2017, dự án đã tăng gần 3.200m2 diện tích sàn căn hộ và gần 527m2 diện tích kinh doanh.
Thanh tra Bộ cũng xử lý hành chính với Tân Hoàng Minh điều chỉnh giảm tổng dự toán dự án Hoàng Cầu số tiền gần 504 triệu đồng, do không thực hiện thẩm định thiết kế thi công, dự toán công trình của phần kết cấu và phần cơ điện theo quy định.
Liên quan tới xử lý kinh tế, đối với dự án Hoàng Cầu: giảm trừ gần 106 triệu đồng trước khi quyết toán gói thầu thi công kết cấu móng và tầng hầm do Công ty CP đầu tư phát triển Bắc Hà thực hiện. Với dự án Nguyễn Văn Huyên: giảm trừ số tiền 910.000 USD trước khi quyết toán với Công ty tư vấn xây dựng Meinhardt. Với dự án Quảng An: giảm trừ gần 11,3 tỷ đồng trước khi quyết toán với công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta; giảm trừ gần 3 tỷ đồng trước khi quyết toán với Công ty CP Xây dựng & Ứng dụng công nghệ Delta –V…
Kết luận thanh tra (do Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn ký) nêu rõ: “trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố Kết luận Thanh tra, các tổ chức, cá nhân phải có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận về Thanh tra Bộ Xây dựng”.

Thái Bình

http://m.danviet.vn/kinh-te/ket-luan-loat-sai-pham-tai-du-an-cua-tan-hoang-minh-799631.html

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì (Hà Nội): “đánh thức” núi rác gây ô nhiễm môi trường tiềm ẩn nguy cơ gieo rắc dịch bệnh (!?)

BVR&MT – Được xây dựng từ nơi tập kết và chôn lấp rác của TP. Hà Nội hàng chục năm nay, dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì (số 7 Đại lộ Thăng Long, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đang trong quá trình thi công đào bới lên thành núi rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là nước cống chảy ra mương đen ngòm, bốc mùi hôi thối tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến dịch bệnh nhất là trong thời tiết mưa nhiều, Thành phố đang phải đối mặt với dịch bệnh sốt xuất huyết như hiện nay(!?)

Rác đang phân hủy được chất thành “núi”
Vinhomes Green Bay Mễ Trì được chủ đầu tư quảng cáo là một Vịnh Xanh trong lòng phố, để có một “Vịnh Xanh” như vậy người dân xung quanh đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ việc đào bới hàng nghìn tấn rác đã được chôn lấp của Thành phố mà chủ đầu tư chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý?
Người dân sinh sống gần dự án bức xúc phải căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối việc thi công gây ô nhiễm môi trường từ dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì.
Khu vực dự án đang thực hiện, được xem là một trong những nơi ô nhiễm môi trường ở phường Mễ Trì. Có một bãi rác lớn đang được Tập đoàn Vingroup cho đào bới chất đống ở bên trong dự án. Ngay bên cạnh dự án cũng có một bãi rác khác đang được Công ty Môi trường đô thị hàng ngày vận chuyển về đây để tập kết (!?).
Rác được đào bới tại dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì và chất cao như “núi” chưa được Vingroup cho xử lý gây ô nhiễm môi trường (!?)
Trong khi thành phố Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để khống chế và dập dịch sốt xuất huyết, Cục Y tế Dự phòng đã phải gửi công văn khẩn đề nghị Trung tâm y tế Dự phòng của 24 tỉnh thành phía bắc hỗ trợ Hà Nội dập dịch sốt xuất huyết.
Công văn khẩn của Cục Y tế Dự phòng đề nghị 24 tỉnh thành phía Bắc hỗ trợ Hà Nội dập dịch sốt xuất huyết.
Ngay giữa thủ đô, bãi rác tại Dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội bị đánh thức, chất cao thành những “núi” rác và chưa thấy chủ đầu tư cho xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh đô thị?
Rác được chất cao, chưa được Vingroup cho xử lý gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh từ những “núi” rác này?
Để làm rõ việc “núi” rác tại dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì ảnh hưởng như thế nào tới đời sống nhân dân phường Mễ Trì. Phóng viênbaovemoitruong.org.vn đã liên hệ và có buổi làm việc với ông Nguyễn Khắc Vững – Phó chủ tịch UBND phường Mễ Trì. Tại buổi làm việc, trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Vững cho biết: Dự án Vinhomes Green Bay được thực hiện từ dự án Khu thể thao vui chơi giải trí Mễ Trì của Công ty CP thể thao giải trí Mễ Trì. Ở tại vị trí dự án đang xây dựng, từ lâu là bãi chôn rác của thành phố Hà Nội. Từ khi dự án được triển khai, chủ đầu tư chỉ xới rác lên và không vận chuyển hay có biện pháp xử lý gì, việc này UBND phường đã giao cho Công an phường tiến hành kiểm tra và đôn đốc chủ đầu tư thực hiện tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về việc bãi rác này được chủ đầu tư đào bới vẫn chưa có biện pháp xử lý, có ảnh hưởng tới môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết hay không, ông Vững cho biết: Tất nhiên rác thì sẽ ô nhiễm môi trường rồi và sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết, chỉ một cốc nước đang uống cũng sẽ có nguy cơ phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết, huống chi là cả bãi rác. UBND phường đã giao cho Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình, nếu có công nhân của dự án bị bệnh, sốt xuất huyết phải báo cáo ngay cho UBND phường để có biện pháp kịp thời, tuy nhiên đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo từ các đồng chí. UBND phường giao cho Trạm Y tế phường, địa chính môi trường phường sẽ cùng phối hợp với báo để tiến hành kiểm tra bãi rác của dự án. UBND phường cũng mong các cơ quan báo chí vào cuộc mạnh mẽ để thúc chủ đầu tư tiến hành xử lý sớm bãi rác này, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường….
Chủ đầu tư có biết mà không xử lý?
Rác đang trong quá trình phân hủy được chủ đầu tư dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì “đánh thức” tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Phóng viên có dịp trao đổi với đại diện phát ngôn của Tập đoàn Vingroup cho hay: dự án đúng là được thực hiện trên một bãi rác của thành phố, nguy cơ phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết thì có tiềm ẩn, thành phố Hà Nội giao cho Tập đoàn Vingroup thực hiện dự án trên bãi rác Mễ Trì, thì đương nhiên Tập đoàn phải có giải pháp xử lý rác đó là phải bới rác lên và di chuyển đi chỗ khác…..
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, rác được chất thành những đống cao như “núi”. Ngay sát công trình đang thi công những căn hộ chung cư và biệt thự, liền kề là “núi” rác khổng lồ chưa thấy chủ đầu tư cho di chuyển hay xử lý “núi” rác này.
Việc để “núi” rác này tồn tại không có những biện pháp che chắn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân, ngay cạnh là khu chung cư số 1 Thăng Long, và khu dân cư thuộc phường Mễ Trì.
Bà con nhân dân xóm Đồng Trong Đống, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm liên tục gửi đơn thư khiếu nại tới các cấp về việc chủ đầu tư cho đào xới rác để thi công xây dựng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Được biết, từ nhiều tháng nay, bà con nhân dân thuộc tổ dân phố xóm Đồng Trong Đống, phường Mễ Trì đã gửi đơn thư đi khắp nơi từ Trung ương đến thành phố Hà Nội về những bức xúc liên quan đến chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Vingroup, cho đào xới bãi rác đang phân hủy dẫn đến hiện tượng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân….
Bà Đinh Thị Ngọc cho rằng mình bị nhiều bệnh thời gian gần đây là do bãi rác của dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì do Vingroup đầu tư đang thi công gây ô nhiễm môi trường.
Trao đổi với phóng viên baovemoitruong.org.vn, bà Đinh Thị Ngọc bức xúc: “Rác được chủ đầu tư là Tập đoàn Vingroup cho bới tung, chất thành những núi rác, mùi hôi thối từ bãi rác bốc lên nồng nặc, nước chảy ra đen ngòm, dẫn đến xuất hiện ruồi muỗi nhiều vô kể. Nhà tôi ăn cơm phải mắc màn mới tránh được ruồi, muỗi. Tôi cũng là một nạn nhân của hiện tượng này khi vừa bị ốm, sốt mất một tuần đến nay vẫn chưa khỏi hẳn…”
Trong thời gian thực tế, ghi nhận tại hiện trường sự việc cùng với bà con nhân dân sinh sống tại xóm Đồng Trong Đống, phường Mễ Trì, phóng viên của baovemoitruong.org.vn đã liên tục phải dùng tay xua đuổi do bị muỗi đốt, cứ chỗ nào hở là muỗi lao tới tìm cách tấn công hút máu…
Việc biến một bãi rác thành một vịnh xanh trong lòng phố là động thái tích cực đáng ghi nhận của chủ đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã để rác chất cao thành “núi”, thiếu các biện pháp che chắn, xử lý, đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của bà con nhân dân phường Mễ Trì.
Đề nghị thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm cần có biện pháp yêu cầu Tập đoàn Vingroup tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian thực hiện dự án Vinhomes Green Bay Mễ Trì.
Phượng Long
http://baovemoitruong.org.vn/du-vinhomes-green-bay-tri-ha-noi-danh-thuc-bai-rac-tiem-reo-rac-dich-benh/

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Thẩm mỹ viện quốc tế Luxury bị khách hàng tố lừa đảo

(CLXH) - Một dịch vụ truyền trắng có giá khoảng từ 18 - 25 triệu đồng, Luxury cam kết sẽ bật từ 2 đến 3 tông da nhưng khi khách hàng thực hiện không hiệu quả, thẩm mỹ viện này liền phủi ngay trách nhiệm.
Cam kết không bật tông không lấy tiền
Được quảng cáo là một trong những trung tâm thẩm mỹ uy tín nhất hiện nay với các dịch vụ làm đẹp đa dạng, sử dụng công nghệ hiện đại hàng đầu từ các nước nổi tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc…, thẩm mỹ viện quốc tế Luxury cam kết sẽ mang lại cho khách hàng vẻ đẹp rạng ngời như ý.
Tuy nhiên, trái với những lời quảng cáo "có cánh", nhiều người phản ánh tới báo Công lý & Xã hội rằng thẩm mỹ viện quốc tế Luxury có hành vi lừa đảo, phủi tay trách nhiệm khi khách hàng không hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Chị Hoàng Thị Thu Hương (SN 1977, Hà Nội) bức xúc: “Mình thực hiện dịch vụ truyền trắng ở Luxury cơ sở 2 tại địa chỉ 94 Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội). Đăng kí gói dịch vụ truyền trắng Nhật Bản với chi phí 25 triệu đồng /10 buổi. Mỗi buổi mất một giờ đồng hồ, thực hiện từ ngày 24/5 đến ngày 7/7.
Thẩm mỹ viện quốc tế Luxury ở địa chỉ 94 Ngọc Khánh. 
Mất công, mất việc, mất thời gian, mình vốn có làn da hơi ngăm, nên chỉ mong truyền trắng xong, da mình sẽ bật lên vài tông và đều màu như quảng cáo và cam kết của thẩm mỹ viện. Thế nhưng sau 10 buổi, làn da của mình vẫn không hề trắng lên chút nào”.
Sau khi thực hiện hết liệu trình 10 buổi truyền trắng mà không thấy làn da có sự thay đổi, chị Hương liền phản ánh tới thẩm mỹ viện. Nhận thấy những phản ánh của khách hàng là có cơ sở, Luxury tiếp tục khuyên chị Hương thực hiện tắm trắng nhằm mong thay đổi làn da.
Thế nhưng sau 3 buổi tắm trắng miễn phí mà Luxury khuyến mãi, làn da của chị Hương ngăm vẫn hoàn ngăm, không hề bật tông. Tiếp tục phản ánh tới Luxury, chị Hương nhận được phản hồi rằng, đơn vị này sẽ tiếp tục khuyến mãi cho chị Hương thêm dịch vụ truyền trắng của Hàn Quốc, lúc đó da chị Hương không thay đổi nữa thì “chịu”.
Giống trường hợp của chị Hương, chị Nguyễn Thị Thu Huyền (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cũng là khách hàng thực hiện dịch vụ truyền trắng Thụy Sỹ với chi phí là 18 triệu đồng/10 buổi. Thế nhưng sau 10 buổi truyền trắng, da của chị Huyền cũng không hề trắng lên như cam kết của Luxury đã tư vấn với chị trước khi thực hiện dịch vụ.
 Thẻ khách hàng VIP của chị Hương.
Bức xúc với chất lượng dịch vụ và thái độ của thẩm mỹ viện quốc tế Luxury khi khách hàng phản ánh, chị Huyền cho hay: “Sau khi thực hiện đủ 10 buổi truyền trắng mà không hề thấy kết quả, mình có phản ánh tới quản lý của cơ sở Luxury ở 94 Ngọc Khánh, thế nhưng nhân viên ở đây cho rằng, bên mình không hề cam kết da sẽ bật tông sau khi sử dụng dịch vụ mà phải tùy thuộc vào cơ địa của khách hàng.
Sau đó, họ còn nói rằng sẽ miễn phí dịch vụ tắm trắng cho mình, nhưng mình nghĩ truyền trắng còn không làm da trắng được thì tắm trắng cũng chẳng thể có kết quả gì, nên mình quyết định không làm. Khi mình hỏi rằng rõ ràng trong quảng cáo của Luxury có nói là sẽ cam kết hoàn tiền nếu làn da của khách hàng không trắng lên sau khi sử dụng dịch vụ, họ chối cãi và phủi bay việc này…”
Không chỉ có chị Hương, chị Huyền mà còn rất nhiều khách hàng khác cũng phản ánh về chất lượng dịch vụ làm trắng da của thẩm mỹ viện quốc tế Luxury. Họ cho rằng đơn vị này lừa đảo khách hàng, quảng cáo sai sự thật.
Điều khó hiểu hơn nữa là mặc dù đóng một số tiền rất lớn, nhưng thẩm mỹ viện này không hề xuất bất cứ hóa đơn nào cho khách hàng. Hơn nữa, những tư vấn và cam kết dịch vụ của đơn vị này cũng chỉ là bằng lời nói mà không có bất cứ một giấy tờ, tài liệu nào làm cơ sở.
Khách hàng bị vỡ ven khi truyền trắng
Cùng với những vấn đề về chất lượng dịch vụ làm trắng da của thẩm mỹ viện quốc tế Luxury, PV còn biết được rằng, đơn vị này thực hiện dịch vụ làm trắng da cho khách hàng một cách “vô cùng thủ công” và sơ sài.
Theo phản ánh của chị Hương, khi đến địa chỉ 94 Ngọc Khánh để được tư vấn thực hiện dịch vụ truyền trắng, một nhân viên được cho là quản lý của cơ sở này trực tiếp “thăm khám” làn da của chị bằng mắt thường chứ không hề được kiểm tra bằng bất cứ một phương tiện máy móc tiên tiến nào như trong quảng cáo.
Sau khi thăm khám xong, chị Hương được một người thanh niên trẻ mặc đồng phục của Luxury, lấy ven tĩnh mạch rồi bắt đầu truyền trắng. Điều đáng lo ngại ở đây, theo như phản ánh của chị Hương, người thanh niên trẻ loay hoay lấy ven cho chị, dường như anh ta không phải là người chuyên nghiệp hoặc làm trong ngành y tế, khiến chị Hương bị vỡ ven tĩnh mạch ở bàn tay.
Bàn tay của chị Hương sau khi truyền trắng, màu da vẫn ngăm như chưa sử dụng bất cứ dịch vụ nào.
Dung dịch để truyền trắng là một lọ nhỏ, được nhân viên tư vấn giới thiệu là sản phẩm của Nhật. Dung dịch đậm đặc này được đổ vào một lọ dung dịch nước truyền, hòa tan rồi sau đó theo dây dẫn, chảy vào tĩnh mạch của khách hàng.
Thời gian cho một lần truyền trắng như vậy là một giờ đồng hồ. Sau khi thực hiện xong, chị Hương cho rằng bản thân mình không hề thấy có dấu hiệu mệt mỏi hay nổi mẩn đỏ, chỉ có điều, sau 10 buổi truyền trắng như vậy, làn da của chị không hề thay đổi chút nào.
PV đã liên hệ với thẩm mỹ viện Luxury ở địa chỉ 94 Ngọc Khánh để nắm thông tin phản hồi. Tuy nhiên, tại đây, một nhân viên lễ tân cho rằng, quản lý của mình hiện tại đang công tác và không thể cung cấp thông tin cho phóng viên.
Qua trao đổi với người nhân viên này, PV được biết, cơ sở này có hai cơ sở riêng, hoạt động độc lập với hai người chủ riêng biệt. Thế nhưng, nhân viên tư vấn cũng cho rằng, khi có những ca phẫu thuật thẩm mỹ thì hai cơ sở sẽ có sự sắp xếp bác sỹ để thực hiện luân phiên.
Gọi vào đường dây nóng của thẩm mỹ viện quốc tế Luxury, một nhân viên cầm máy, nhưng sau khi nghe PV trao đổi về những phản ánh của khách hàng đối với dịch vụ truyền trắng, nhân viên này lập tức cúp máy.
Trước những phản ánh có cơ sở của khách hàng cùng những khuất tất trong hoạt động và quản lý, thẩm mỹ viện quốc tế Luxury dường như đang cố tình che dấu và phủi tay mọi trách nhiệm. Không hiểu, với doanh nghiệp được quảng cáo là  một trong những cơ sở thẩm mỹ hàng đầu, thì cách ứng xử với khách hàng như vậy, liệu có nên chăng?
PV báo Công lý xã hội sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Những dự án triệu đô của Tân Hoàng Minh dính sai phạm

Những dự án triệu đô của Tân Hoàng Minh dính sai phạm
VNFinance Là chủ đầu tư hàng loạt dự án siêu cao cấp, có vị trí đắc địa bậc nhất tại Hà Nội, nhưng đến nay, rất nhiều dự án triệu đô của Tân Hoàng Minh mắc không ít những sai phạm, tai tiếng.

Dự án D’.Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên
Được khởi công xây dựng từ năm 2009, nhưng dự án D’.Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên bị chậm tiến độ khá lâu so với ban đầu chủ đầu tư tuyên bố. 
Liên tục phải giãn tiến độ, năm 2014, Tân Hoàng Minh phải trả lại tiền đặt cọc cho khoảng 60 nhà đầu tư do tiến độ không như cam kết. Đến khoảng năm 2016, Tân Hoàng Minh được cho đã hợp tác với Vingroup và tiến hành mở bán trở lại ra ngoài thị trường.
Tuy nhiên chỉ vừa mở bán không lâu, khách hàng đã phát hiện nhiều "vấn đề" tại dự án này.
Cụ thể: Tại một số gói thầu không có đủ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng.Tại gói thầu thi công cọc Barrette đại trà và tường vây, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng trước khi có giấy phép xây dựng hơn một năm (ngày 8/102010 mới được cấp giấy phép nhưng chủ đầu tư đã cho khởi công từ ngày 16/9/2009). Về nghiệm thu, thanh toán khối lượng tại gói thầu thiết kế, quản lý dự án và giám sát thi công do Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt (Việt Nam) thực hiện. Công ty này đã thực hiện dang dở hợp đồng; không thực hiện công tác quản lý dự án và giám sát thi công công trình nên giảm giá trị hợp đồng là 910.000USD….

Dự án D’.Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên

 Ngày 30/6/2017 vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Kết luận số 298/KL-TTr, chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án D'. Palais De Louis – Nguyễn Văn Huyên, các vi phạm trong hoạt động xây dựng Thanh tra Bộ Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư và các nhà thầu tại dự án theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Được biết tại dự án D'. Palais De Louis – Nguyễn Văn Huyên được khởi công xây dựng từ năm 2009, kế hoạch ra mắt thị trường là năm 2012. Theo như lời quảng cáo của chủ đầu tư thì dự án này được coi là dự án sang trọng bậc nhất được thiết kế theo phong cách Pháp, Ý cổ điển. Dự án cao 27 tầng và 4 tầng gầm, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích 4.791m2 tương đương với 242 căn hộ chia ra 10 loại với 10 phong cách nội thất khác nhau
Đây là dự án căn hộ siêu sang đầu tiên ra mắt thị trường trong năm 2012, với giá dự kiến khoảng 13 tỷ đồng trên một căn hộ có diện tích 120,9m2 đến 48,6 tỷ đồng trên một căn hộ có diện tích 486m2, tương đương khoảng trên 100 triệu đồng/m2.
D’. Le Roi Soleil – Quảng An
Đầu năm 2016, dự án D’. Le Roi Soleil – Quảng An bị nhiều khách hàng phản ánh tình trạng chậm tiến độ. 
Trên website của Công ty, dự án này được giới thiệu là đã khởi công và nhận đăng ký căn hộ từ ngày 4/7/2015, nhưng trên thực tế đến cuối tháng 2/2016 dự án vẫn còn là khu đất trống, không có dấu hiệu khởi công xây dựng. Việc tiến hành thi công chậm hơn so với tiến độ đã khiến nhiều khách hàng khiếu nại chủ đầu tư Tân Hoàng Minh “ôm con,bỏ chợ”.
Được biết, dự án được xây dựng trên khu đất 9,185 m2 nằm bên Hồ Tây. Theo thiết kế ban đầu, dự án được xây dựng trên diện tích đất là 4,046 m2, tương đương với mật độ xây dựng 44%, gồm hai tòa tháp căn hộ cao 25 tầng, một tòa tháp dịch vụ 8 tầng và 5 tầng hầm để xe.
Dự kiến sau khi xây dựng, dự án sẽ cung cấp ra thị trường 498 căn hộ, với diện tích dao động từ 83 – 333 m2, giá bán dao động từ 80 đến 100 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ có giá từ 5.6 đến 29 tỷ đồng.
D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu
Từng được biết đến là dự án chung cư cao cấp, tọa lạc tại 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội. Dự án D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu được xây dựng từ năm 2015 với diện tích 5,363m2, gồm 308 căn hộ cao cấp với 18 loại hình thiết kế và kích thước khác nhau, sở hữu đến 90% căn hộ có tầm nhìn hướng hồ Hoàng Cầu. 
Theo thiết kế, dự án D’. Le Pont D’or gồm 23 tầng nổi và 4 tầng hầm để xe. Đáng chú ý là phần công viên xanh có diện tích 1,594m2 dự kiến sẽ được bố trí ngay trên tầng thượng của dự án này.
Dự án D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu

Dự án D’. Le Pont D’or từng được chào bán với mức giá khoảng 40 - 45 triệu đồng/m2. Căn hộ rộng nhất tại dự án này lên tới 400m2, với mức giá vào khoảng 15-16 tỷ đồng.
Thế nhưng dự án này của Tân Hoàng Minh cũng không thoát khỏi những “ đen đủi” khi chủ đầu từ đã cố tình tự ý xây dựng chia tầng 1 thành 2 tầng, sai phạm so với giấy phép xây dựng được cấp hàng ngàn m2. 
Cụ thể, theo giấy phép xây dựng được cấp năm 2013, dự án chung cư CT1 – Khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng tại Hoàng Cầu, Đống Đa (D’Le Pont D’or – Hoàng Cầu) được cấp phép 23 tầng nổi, 4 tầng hầm. Tầng 1 cao 7.5m, diện tích sàn xây tầng là 2,244m2.
Thực tế tại công trình vừa được cất nóc, tầng 1 đã được chủ đầu tư tự ý cơi nới chia thành 2 tầng, nâng tổng số tầng công trình lên thành 24 tầng. Như vậy, theo giấy phép xây dựng được cấp, thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tự ý xây dựng thêm tầng lửng khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Diện tích ước tính lên đến gần 2,000 m2.
Dự án Tân Hoàng Mai
Gần đây nhất, UBND TP Hà Nội đã giao Tập đoàn Tân Hoàng Minh là Chủ đầu tư khu đất 20ha tại trung tâm quận Hoàng Mai xây dựng khu đô thị đa chức năng.
Với mục tiêu trở thành khu đô thị có đầy đủ mọi trang thiết bị hiện đại và tiện ích cộng đồng, bao gồm câu lạc bộ giải trí, rạp chiếu phim, trường học, trung tâm thương mại với không gian văn phòng và kinh doanh, các cửa hàng lân cận và nhà trẻ cùng với hồ nước rộng lớn và công viên xanh ngát cùng với 1 tuyến đường cao tốc nội đô liên thông. 
Dự án Tân Hoàng Mai

 Những cao ốc hiện đại tọa lạc quanh những công viên xanh mát và cảnh quan trong lành, mang đến cho cư dân một không gian sống lành mạnh hoàn hảo. Được thiết kế theo các tiêu chí: Đẳng cấp sử dụng, Tiện ích hiện đại, Thân thiện môi trường cùng một phong cách sống lành mạnh, dự án sẽ mang đến cho các cư dân tương lai một cuộc sống đẳng cấp và hiện đại.
Việc Tân Hoàng Minh có "tiền sử" về chậm tiến độ và mắc sai phạm, liệu có tiếp tục lặp lại với dự án mới này hay không chỉ là vấn đề nay mai!

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Thâm nhập kho cung cấp thực phẩm cho trường mầm non

Quá trình tìm hiểu "tổng kho" cung cấp thực phẩm cho trường học, PV đã phát hiện ra những điều bất thường, kho hàng ẩm ướt, bẩn thỉu.
Thực phẩm không rõ nguồn gốc?
Trước những thông tin hoài nghi về nguồn gốc cung cấp thực phẩm cho trường mầm non, nhóm PV đã thâm nhập vào "tổng kho" này để tác nghiệp. Trong quá trình tác nghiệp PV đã ghi nhận được nhiều điểm bất thường trong nguồn gốc thực phẩm hàng ngày của một số trường mầm non.
Tham nhap kho cung cap thuc pham cho truong mam non - Anh 1
Kho hàng tươi sống của công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội Xanh.
Qua một thời gian theo dõi, nhóm PV phát hiện một kho hàng tươi sống của công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội Xanh tại địa chỉ tại ngõ 161 đường Nguyễn Xiển, văn phòng giao dịch chính tại số 39, ngách 41/342, Khương Đình, Q.Thanh Xuân, HN.
Theo quan sát của PV, hàng ngày cứ khoảng 4 – 5h sáng, những chiếc xe tải, xe máy lại "đến hẹn" tấp nập chở hàng vào kho. Theo một nhân viên vệ sinh ở đây cho biết, kho này chỉ hoạt động đến 7h30 sáng.
Để thâm nhập vào bên trong "mục sở thị" kho này, PV đã đóng vai một người đến xin việc giao hàng, PV được ông Mạnh - quản lý kho nhận vào làm ngay lập tức mà không cần bất kỳ thủ tục nào.
Quá trình thâm nhập vào kho này, PV thấy được sự nhếch nhác, bẩn thỉu, ẩm ướt. PV quan sát thấy hàng loạt các túi ni lông lớn nhỏ bên trong có chứa thực phẩm bị vứt la liệt xuống sàn rất mất vệ sinh. Từ hoa quả, rau xanh đến thịt, cá, tất cả các loại đều để trong các rổ, thùng nhựa vứt bừa bãi trên nên nhà.
Qua quan sát của PV, khu sơ chế trong kho chủ được ngăn cách bằng những tấm nhựa mỏng. Toàn bộ nhân viên trong kho đều không có bất cứ một vật dụng bảo hộ nào khác. Dù là nhân viên sơ chế hay nhân viên giao hàng, ai cũng chỉ mặc áo cộc tay, không khẩu trang, không gang tay...
Tại kho, những thực phẩm không rõ nguồn gốc này được "dán mác" thực phẩm sạch rồi phân ra từng loại, ghi số lượng và hóa đơn. Sau đó, nhân viên sẽ buộc vào những chiếc túi nilon đơn giản, gói gọn rồi chuyển vào những chiếc thùng nhựa màu trắng, không có nắp đậy, không bảo quản.
Theo lời khẳng định của người quản lý kho, công ty ký hợp đồng nhập nguồn thực phẩm từ hợp tác xã nông nghiệp, không mua hàng ở ngoài chợ.
Cứ thế, sau khi đóng gói thực phẩm và phân loại xong, đến khoảng 6h sáng, hàng chục chiếc xe máy tập trung tại kho để chở hàng bắt đầu xuất phát đến nơi nhận hàng.
Tham nhap kho cung cap thuc pham cho truong mam non - Anh 2
Nhân viên đang chuẩn bị hàng để đưa vào trường học.
Nhập hàng từ ngoài chợ?
Tiếp tục theo dõi một nhân viên giao hàng của công ty này, PV được dẫn tới khu chợ Ngọc Hà (số 5B Ngọc Hà, phường Đội Cấn, Q. Ba Đình, HN). Nhân viên kho dừng lại tại sạp thịt bò của bà H.H, bà chủ đang gấp rút chuẩn bị nhiều đơn hàng để chuyển đi.
Trong vai người mua hàng, PV ngỏ ý muốn nhập thịt bò, bà chủ nhiệt tình quảng cáo: “Thịt nhà cô khô, ngon không bơm nước thì mới đưa được nhà hàng, trường học đấy. Mỗi lần cô giao mấy cân một". Qua quan sát có thể thấy, sạp thịt bò của bà H. không có bất kỳ giấy tờ nào về chứng nhận kiểm dịch, cũng như không rõ nguồn gốc thịt bò được nhập từ đâu về.
Thế nhưng, chỗ thịt bò này được công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội xanh nhập về rồi dán mác thành "thịt bò sạch" và được đưa vào trong các trường mầm non này mà không ai biết?
Như vậy, có thể khẳng định, kho hàng của Công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội Xanh có nhập thực phẩm nguồn gốc không rõ nguồn gốc để "biến" chúng thành thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời khẳng định không nhập hàng chợ của ông quản lý kho.
Còn tiếp...
Theo Công lý & Xã hội

http://m.baomoi.com/tham-nhap-kho-cung-cap-thuc-pham-cho-truong-mam-non/c/22837361.epi

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

CĐT Goldmark City phớt lờ quy hoạch do TP. Hà Nội phê duyệt?

Tối ngày 26/7/2017, hàng trăm cư dân chung cư Vinaconex 7 ( phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, tp Hà nội) đã xuống đường với băng rôn, khẩu hiệu phản ứng dự án Goldmark City Hồ Tùng Mậu.

Được biết, chủ đầu tư dự án Goldmark City là Công ty TNHH thương mại – quảng cáo - xây dựng Việt Hân đã liên tục vi phạm cam kết giữa các đơn vị liên quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của những cư dân sống bên chung cư Vinaconex 7 khiến người dân nới đây bất bình.
Dự án Goldmark City.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Biên bản thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật về bàn giao mặt bằng thi công được lập vào ngày 02/8/2016 giữa 2 bên, đại diện Công ty cổ phần xây dựng số 7 (VinaConex7 – Chủ đầu tư Chung cư vinaconex) và đại diện chủ đầu tư nhà ở văn phòng cao cấp Goldmark city là Công ty TNHH Thương Mại - Quảng Cáo – Xây Dựng Việt Hân (gọi tắt là Goldmark city), hai bên đã thống nhất nội dung: chung cư Vinaconex 7 giao mặt bằng thuộc phần đất của mình cho phía Goldmark City để thi công đường ống thoát nước chính cho toàn bộ Dự án tại 136 Hồ Tùng Mậu. Ngược lại Công ty Việt Hân cũng phải thực hiện cam kết đẩy nhanh tiến độ thi công đấu nối đường giao thông, đảm bảo kết nối đường bộ với Vinaconex7 theo đúng quy hoạch của dự án đã được UBND thành phố phê duyệt.
Tiếp đó vào ngày 31/3/2017, Vinaconex 7 và Goldmark city tiếp tục ký Biên bản thỏa thuận chi tiết về việc khớp nối hạ tầng với nội dung Vinaconex7 sẽ chịu kinh phí và thực hiện đấu nối đoạn đường giao thông từ Chung cư Vinaconex7 vào đường của Dự án Goldmark city theo đúng quy hoạch của UNBD thành phố Hà Nội và chỉ đạo của UBND quận Bắc Từ Liêm. Tuy nhiên, sau khi Goldmark city thi công xong phần đường thoát nước qua phần đất của Chung cư Vinaconex7 và ngày 12/6/2017, Vinaconex7 tổ chức thực hiện đấu nối đoạn đường giao thông theo cam kết thì Goldmark City lại tráo trở, cho lực lượng bảo vệ ra ngăn cản việc thi công đấu nối đường giao thông theo thỏa thuận.
Người dân xuống đường biểu tình phản đối dự án Goldmark City.
Một người dân bức xúc cho biết: “Goldmark City cố tình vi phạm cam kết và phớt lờ quy hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt nên cứ mỗi trận mưa lớn là cư dân chúng tôi được “bơi” trong nước. mà UBND phường phú diễn cũng không có động thái hay ý kiến gì...”.
Vì Goldmark City đã cố tình vi phạm các cam kết ký nên ngày 15/6/2017, Vinaconex 7 đã gửi Công văn số 281/2017/CV-CT7 gửi UBND phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm để tố Goldmark City không tôn trọng các Biên bản thỏa thuận đã ký giữa hai đơn vị và cố tình không thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. nhưng đến nay chưa thấy bất cứ câu trả lời nào từ phía chính quyền nơi đây. Phải chăng Goldmark City đang “ngồi” trên quyền lợi của người dân, thách thức pháp luật trước những vấn đề có dấu hiệu sai phạm khi thi công của mình.
PV sẽ tiếp tục thông tin …
Đình Dũng

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Goldsilk Complex Quận Hà Đông

Quận Hà Đông yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà Goldsilk Complex khắc phục sai phạm

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Dự án Ecolife Capitol: Cư dân tố chủ đầu tư cam kết một đằng, thực hiện một nẻo!

Theo baó TN&MT) – Sáng 10/3, hàng chục hộ dân dự án Ecolife Capitol đã có mặt tại trụ sở Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Thủ đô (chủ đầu tư dự án), yêu cầu công ty này nghiêm túc thực hiện đúng các cam kết đã đưa ra trong hợp đồng mua bán nhà đã kí.  
Liên tiếp vi phạm nội dung hợp đồng
Nhận được đơn thư phản ánh của nhóm đại diện cư dân mua nhà, nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã đến và ghi nhận sự việc tại trụ sở Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Thủ đô (Capital House), chủ đầu tư dự án Ecolife Capitol (số 58 Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội) vào sáng ngày 10/3. Tại đây, hàng chục hộ dân mua nhà đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo CĐT, yêu cầu làm rõ việc thực hiện sai các cam kết trong hợp đồng mua bán nhà đã kí với khách hàng.
 
 images1846729_Cu_c___i_tho_i_s_ng_10_3_gi_a_c__d_n_Ecolife_Capitol_v____i_di_n_C_T_Capital_House
Cuộc đối thoại sáng 10/3 giữa cư dân Ecolife Capitol và đại diện CĐT Capital House.
Theo đơn thư phản ánh của người dân, CĐT Ecolife Capitol đã tự ý thay đổi rất nhiều về thiết kế và danh mục hoàn thiện căn hộ so với hợp đồng. Qua trực tiếp khảo sát tại hiện trường xây dựng, nhiều khách hàng mới tá hỏa khi nhiều hạng mục nội thất trong nhà bị sai khác như sàn gỗ, tay nắm cửa, bồn tắm, vách kính ngăn giữa nhà bếp và logia. Điều này khiến nhiều người không khỏi bức xúc và tìm đến CĐT tìm lời giải thích thoả đáng.
Hợp đồng ký kết giữa Capital House và khách hàng mua nhà đã ghi rõ, khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến căn hộ, CĐT phải có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết và cùng thỏa thuận thực hiện những thay đổi đó sau khi được sự đồng ý của khách hàng bằng văn bản. Và điều đáng chú ý là những bất cập này đã nảy sinh từ khi người dân còn chưa về ở.
Trong thông báo tiến độ thi công vào tháng 2/2017 gửi đến các khách hàng đã sở hữu căn hộ tại dự án EcoLife Capitol, chủ đầu tư Capital House khẳng định, sẽ tiến hành bàn giao nhà vào tháng 4/2017. Như vậy là còn chưa đầy 1 tháng nữa.
 
 images1846730_D___n_Ecolife_Capitol_ch_a_c__ng__i_v_______n_y_sinh_nhi_u_b_t_c_p_
Dự án Ecolife Capitol chưa có người về ở đã nảy sinh nhiều bất cập. 
Việc CĐT tự ý thay đổi nhiều hạng mục thi công mà không thông báo hay hỏi ý kiến khách hàng thể hiện sự thiếu tôn trọng và xem nhẹ chính bản hợp đồng do mình viết ra. Điều này không chỉ làm suy giảm niềm tin của người dân khi mua nhà mà còn tạo ra tiền lệ xấu đối với các dự án BĐS được quảng bá rầm rộ nhưng thực tế lại không đúng như mong đợi.
Phóng sự truyền hình dưới đây của nhóm phóng viên ghi nhận những phản ánh của người mua nhà về những bất cập, sai phạm so với hợp đồng cam kết của CĐT Capital House:

Tính sai thuế giá trị gia tăng và kinh phí bảo trì
Không chỉ có nhiều dấu hiệu vi phạm hợp đồng, không ít khách hàng còn phản ánh về cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) và kinh phí bảo trì (KPBT) của chủ đầu tư vi phạm quy định theo thông tư 219 của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho người mua. Các khách hàng mua nhà vào thời điểm CĐT xúc tiến bán có chiết khấu thương mại cho biết, chủ đầu tư đã tính sai giá thanh toán trên hợp đồng mua bán. Cách tính của chủ đầu tư đã dẫn đến việc tuy giá trị căn hộ đã giảm nhưng kinh phí bảo trì (KPBT) và thuế giá trị gia tăng (VAT) không được tính giảm tương ứng.
Gia đình ông Nguyễn Viết Tâm, một hộ dân sắp chuyển về sống tại Ecolife Capitol đã phát hiện ra cách tính giá bán nhà sai quy định của CĐT. Sau khi tự tính lại theo đúng quy định thì gia đình ông mới biết Capital House đã thu sai quy định 15 triệu đồng, dù trên sổ sách giấy tờ thì phương pháp tính vẫn đúng. Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy rõ cách tính sai lệch của CĐT:
vat
Với cách tính của CĐT, người mua nhà đang bị thiệt hại về thuế VAT 10% và kinh phí bảo trì 2%.
Qua ví dụ minh họa có thể thấy, thuế VAT được xác định bằng cách lấy 10% nhân (x) với giá trị căn hộ sau khi đã trừ (-) đi số tiền được chiết khấu 2% từ CĐT (giá trị căn hộ = giá trị căn hộ nguyên gốc trừ (-) giá trị được chiết khấu 2%).
Còn đây CĐT làm sai cách tính VAT và KPBT từ bước xác định tính giá trị căn hộ sau khi chiết khấu bằng cách lấy nguyên cả tổng giá căn hộ (bao gồm giá căn hộ tính theo m2 sàn cộng (+) 10% thuế VAT cộng (+) 2% KPBT) khi chưa chiết khấu trừ (-) số tiền được chiết khấu 2%.
Như vậy có thể thấy, việc tính sai thuế VAT và KPBT với các hợp đồng mua nhà được CĐT chiết khấu thương mại, khách hàng sẽ phải chịu một khoản tiền vô lý cho thuế VAT và KPBT. Với cách tính trên của CĐT thì căn hộ nào được chiết khấu càng nhiều thì thiệt hại càng lớn.
Những bất cập, vi phạm về hợp đồng và cách xác định thuế VAT, KPBT của CĐT Capital House đang gây tâm lý hoang mang, bức xúc cho khách hàng mua nhà tại dự án Ecolife Capitol. Đề nghị cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sớm vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ.
Nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ việc./.
Quyết Thắng – Phạm Đình
Video clip: Nguyễn Chinh

 



Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS