In

Vụ lò giết mổ ngang nhiên hoạt động ở Hà Nội: Cơ sở sai phạm, cơ quan chức năng có ý "du di"?

(CLXH) - Liên quan đến sai phạm tại cơ sở giết mổ của ông Trần Văn Thắng ở xã Thọ An, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng Phòng TN&MT Đan Phượng đã thừa nhận khuyết điểm cơ sở giết mổ của ông Thắng phải được cấp phép mới được hoạt động nhưng họ vừa làm vừa đợi thẩm định.
Được biết, ông Trần Văn Thắng (SN 1970, ở xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội) đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) là Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Thắng Lợi. Địa chỉ trụ sở chính tại xóm Mới, xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
 
Công ty này đăng kí 13 ngành, nghề kinh doanh gồm chăn nuôi trâu, bò; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp; hoạt động dịch vụ chăn nuôi; xử lý hạt giống để nhân giống; Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống; Bán buôn thực phẩm; Chăn nuôi lợn; Chăn nuôi gia cầm; Chăn nuôi dê, cừu; Đại lý. 
 
 
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của ông Trần Văn Thắng. 
 
Theo tìm hiểu của PV, tại khu nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của ông Trần Văn Thắng được chia làm hai khu: khu vực giết mổ và khu vực nuôi nhốt ngay cạnh nhau. Và có khoảng gần 10 người làm việc tại đây. Về nguồn nước, tất cả các hoạt động sản xuất như làm sạch chuồng nuôi, vệ sinh, giết mổ đều dùng bằng nước giếng khoan lọc qua một bể nhỏ. 
 
Để làm rõ hàng loạt các sai phạm tại cơ sở giết mổ của ông Trần Văn Thắng, PV đã đặt lịch làm việc với UBND xã Thọ An và UBND huyện Đan Phượng. 2 tuần sau, PV đã nhận được phản hồi từ phía UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) hẹn trả lời báo chí, và thông báo sẽ làm việc tại trụ sở UBND xã Thọ An.
 
Ngày hôm sau, chúng tôi có mặt tại UBND xã Thọ An để làm việc. Tại buổi làm việc có ông Nguyễn Trần Quyết – Chủ tịch UBND xã Thọ An và ông Bùi Văn Hoa – Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng. 
 
Điểm giết mổ chưa được cấp phép
 
Ngay đầu cuộc trao đổi, ông Bùi Văn Hoa - Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng đã thừa nhận khuyết điểm (?!). Ông Hoa phân trần “Nói thật, cả huyện Đan Phượng có mỗi điểm giết mổ của ông Trần Văn Thắng. Đáng nhẽ, cơ sở giết mổ của ông Thắng phải được cấp phép mới được hoạt động, nhưng vừa làm vừa thẩm định”. 
 
Ông Trần Văn Hoa cho biết: “Hồ sơ của cơ sở giết mổ nhà ông Thắng đã gửi lên Sở chờ thẩm định. Và, cũng vừa mới lập hồ sơ thẩm định chứ không phải 3 – 4 năm nay. Trước đó, ông Thắng xin cấp phép chăn nuôi. Sau đó, chuyển sang giết mổ nên gặp trục trặc, phải làm lại từ đầu”. 
 
Sau khi người dân bức xúc về việc nước thải của cơ sở giết mổ Thắng “bò” xả trực tiếp ra mương nước mưa ròng rã nhiều năm liền. “Gần đây, cơ sở giết mổ nhà ông Thắng đã đầu tư thêm hệ thống xử lý nước thải”, ông Hoa cho biết. 
 
 
Hệ thống xử lý nước thải của cơ sở giết mổ bò của ông Thắng vừa mới được xây dựng. 
 
Ngay sau đó, ông Nguyễn Trần Quyết – Chủ tịch UBND xã Thọ An đã cung cấp cho PV các giấy tờ về cơ sở giết mổ của ông Trần Văn Thắng. Trong đó, có Giấy chứng nhận số 85/2016/GCN – CCTY ngày 01/02/2016 về điều kiện vệ sinh thú y. Chứng nhận khu giết mổ động vật – Công ty TNHH Phát triển Thương mại Thắng Lợi đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để: Giết mổ trâu, bò. Có giá trị đến ngày 01/02/2018.
 
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Chi cục Thú y Hà Nội ngày 01/02/2016.  Trong giấy chứng nhận ghi rõ “Khu giết mổ gia súc – Công ty TNHH Phát triển Thương mại Thắng Lợi “đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản phẩm: Giết mổ trâu, bò”. Có hiệu lực đến ngày 01/02/2019. 
 
Ông Bùi Văn Hoa cho biết: “Hiện nay, cơ sở giết mổ của ông Thắng không có bò Úc. Nhà xưởng của ông Thắng có hai phần: nhốt bò để tích trữ và một bên để giết mổ. 
 
 
Tại khu nuôi nhốt của ông Thắng có khoảng hơn 200 con bò các loại. 
 
Ông Nguyễn Trần Quyết cho biết thêm: “Có đồng chí thú y ở trên huyện đóng dấu kiểm dịch. Mổ từ 2 – 3 con/ngày. Trước đó, ông Thắng có kí hợp đồng với bên nước ngoài”.
 
Khi hỏi về việc giấy phép giết mổ, ông Bùi Văn Hoa cho biết: “Quy chuẩn nó khó, không phải khó không làm, nhưng dần dần thực hiện”. 
 
Ông Hoa khẳng định: “Cơ sở giết mổ của ông Thắng xây dựng trên đất nông nghiệp và chưa được UBND huyện Đan Phượng quy hoạch. Đấy là cái thiếu xót. UBND huyện Đan Phượng đang chờ. Trên địa bàn huyện Đan Phượng có một cơ sở giết mổ, thôi thì tạo điều kiện để phát triển”.
 
Báo Công lý & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nguồn: http://conglyxahoi.net.vn/ket-noi-ban-doc/vu-lo-giet-mo-ngang-nhien-hoat-dong-o-ha-noi-co-so-sai-pham-co-quan-chuc-nang-co-y-du-di-4232.html

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Huyện Đan Phượng: Lò giết mổ gia súc xây dựng trên đất nông nghiệp, chỉ xử phạt hành chính?

Thứ Sáu, 28/7/2017

Huyện Đan Phượng: Lò giết mổ gia súc xây dựng trên đất nông nghiệp, chỉ xử phạt hành chính?

24/7/2017 13:01 UTC+7
(CLXH) - Khu chăn nuôi và giết mổ của ông Trần Văn Thắng (SN 1970, ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội) xây dựng nhà xưởng bằng khung thép chắc chắn trên đất nông nghiệp, ước chừng khoảng 2.000m2, UBND xã đã ra quyết định xử phạt hành chính… cảnh cáo.
Được biết, trên địa bàn xã Thọ An (Đan Phượng, Hà Nội) có khoảng 30-40 hộ chăn nuôi lợn, tuy nhiên, chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Tại thôn Tân Sơn, xã Thọ An có hộ gia đình ông Trần Văn Thắng giết mổ gia súc, năng suất 10 - 15 con/ngày.
Ngày 13/7/2015, UBND xã Thọ An đã ra quyết định số 32/QĐ – XPVPHC trong lĩnh vực đất đai đối với ông Trần Văn Thắng (SN 1970), trú tại cụm 5, xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Văn bản quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đất đai đối với ông Trần Văn Thắng của UBND xã Thọ An
Trong quyết định nêu rõ: “Ông Trần Văn Thắng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp (đất hằng năm khác), khung thép mái tôn, chiều dài 40m, cao 5m, rộng 13,6m, diện tích lợp mái tôn vào phần đất UBND xã quản lý dài 40m, rộng 2m”. Hình thức xử phạt chính: “Cảnh cáo” (!?).
Ngoài ra, UBND xã Thọ An cũng yêu cầu gia đình ông Thắng phải “tháo dỡ toàn công trình vi phạm, trả lại mặt bằng nguyên trạng ban đầu”.
Cũng tại Điều 2 của quyết định này ghi rõ: “Nếu ông Trần Văn Thắng không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành”.
Vậy nhưng, vào những ngày giữa tháng 7/2017, theo quan sát của PV báo Công lý & Xã hội thì nhà xưởng chăn nuôi và giết mổ của ông Trần Văn Thắng vẫn nguyên hiện trạng (?).
Làm thịt bò dưới sàn nhà. Ảnh cắt từ clip
Cụ thể, nhà xưởng được làm bằng khung thép có mái tôn chắc chắn, chia làm hai khu gồm khu chăn nuôi bò rộng lớn với số lượng khoảng hơn 200 con, và khu giết mổ thủ công nhếch nhác. 
Chưa hết, tiếp cận khu vực chăn nuôi, có nhiều loại bò đang được nuôi tại đây. Công nông chở thân cây chuối ra vào liên tục. Có gần chục người đang tiến hành sơ chế thân cây chuối làm thức ăn cho bò.
Bò bị bắn điện chết, sau đó dùng mô-tơ điện kéo bò ra sàn để giết mổ. Ảnh cắt từ clip
Phân bò được đem ra để ở ngay bên cạnh khu giết mổ. Ảnh cắt từ clip
Trong khu vực nhà xưởng có máy chế biến cám thành phẩm. Cách đó không xa là bể nước để sử dụng cho bò uống. Được biết, nước được hút lên từ giếng khoan, sau đó cho qua bể lọc nhỏ, nổi váng vàng khè.  
Ở phía trước khu nhà xưởng là nơi giết mổ bò. Tại đây, có lồng nhốt bò để thực hiện việc giết mổ, cụ thể là bắn điện. Và một mô-tơ điện để kéo con bò khỏi khu vực bị bắn điện chết. 
Ngoài ra, có gần chục tấm rát được làm bằng gỗ phục vụ hoạt động giết mổ.
Vậy là, khu chăn nuôi và giết mổ của ông Trần Văn Thắng xây dựng nhà xưởng bằng khung thép chắc chắn trên đất nông nghiệp, với diện tích ước chừng khoảng 2.000m2, vậy nhưng UBND xã Thọ An lại chỉ ra quyết định xử phạt hành chính… cảnh cáo (?).
Và cũng xin được nhắc lại, như đã nêu rõ ở trên, quyết định xử phạt của UBND xã Thọ An còn nhấn mạnh yêu cầu gia đình ông Thắng phải “tháo dỡ toàn công trình vi phạm, trả lại mặt bằng nguyên trạng ban đầu”; và thậm chí Điều 2 của quyết định còn ghi rõ: “Nếu ông Trần Văn Thắng không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành”.
Trong khi đó, quyết định được ban hành vào ngày 13/7/2015, có nghĩa là cho đến thời điểm PV Công lý & Xã hội đi thực trạng cũng đã tròn 2 năm. Câu hỏi đặt ra là, vì sao đã 2 năm mà lò giết mổ gia súc của ông Trần Văn Thắng vẫn hoạt động vẫn "nhộn nhịp" như chưa từng có bất kỳ một văn bản xử phạt nào - với yêu cầu “tháo dỡ toàn công trình vi phạm, trả lại mặt bằng nguyên trạng ban đầu" - được đưa ra?
Báo Công lý & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

http://conglyxahoi.net.vn/ket-noi-ban-doc/huyen-dan-phuong-lo-giet-mo-gia-suc-xay-dung-tren-dat-nong-nghiep-chi-xu-phat-hanh-chinh-4223.html

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Nhiều trụ sở công ty "mọc" lên trong khuôn viên Trường Đại học Y tế công cộng

(TĐO) - Trường Đại học Y tế công cộng đang bị nhiều công ty, đơn vị sử dụng các phòng của trường để gắn biển làm trụ sở. Trong khi đó, nhiều phòng học của trường lại trở thành phòng học dạy tiếng cho các học viên “ngoại đạo” không phải sinh viên của trường.


Trụ sở Trường Đại học Y tế công cộng có trụ sở tại số 1A đường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm

Trong tháng 7, sinh viên tại hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều được nghỉ hè. Thế nhưng tại Trường Đại học Y tế công cộng “sinh viên” vẫn ra vào như thường.Điều kỳ lạ là, nhiều “sinh viên” ra vào cổng trường lại mặc đồng phục giống như đồng phục của một số công ty xuất khẩu lao động vẫn thường trang bị cho các học viên của mình (!?). 
Theo giới thiệu, Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị giáo dục công lập trực thuộc Bộ Y tế, có trụ sở tại số 1A đường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Trường được thành lập từ năm 2001, tiền thân là trường Cán bộ quản lý y tế. Trường có quy mô gồm 11 phòng chức năng/đơn vị, 6 khoa, 1 bộ môn, 1 Viện Đào tạo, 6 trung tâm, 1 cơ sở thực hành với gần 200 cán bộ và giảng viên phần lớn được đào tạo ở nước ngoài. Trường được xây dựng trên diện tích 8,8 ha và tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 100.000m2  với nhà hiệu bộ; hai tòa nhà giảng đường; một tòa nhà Labo - thực hành và các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật sẽ đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 4.000 sinh viên và đáp ứng yêu cầu kết nối tốt với khu vực.

Nhiều công ty, đơn vị đã sử dụng nhiều phòng của Trường Đại học Y tế công cộng để gắn bảng hiệu làm trụ sở

Qua tìm hiểu của PV, tại thời điểm hiện tại, nhiều công ty, đơn vị đã sử dụng nhiều phòng của Trường Đại học Y tế công cộng để gắn bảng hiệu làm trụ sở. Khảo sát tại tòa nhà A của trường, PV phát hiện phòng A109 đã được Công ty TNHH Học viện Quản lý giáo dục Quốc tế ATI gắn biển. Bên cạnh đó thì phòng A103 và A105 đều được gắn biển “Trung tâm tư vấn du học ICC Plus”.  
Trong khi đó tấm “bảng chỉ dẫn chính” đặt tại giữa tầng 1 của tòa nhà A lại không ghi 02 đơn vị này mà chỉ ghi địa chỉ các phòng của nhà trường!?
Từ tòa nhà A, PV tiếp tục di chuyển sang tòa nhà C của trường. Tại tầng 1 của tòa nhà C, “đập ngay vào mắt” PV chính là phòng C111. Ngay tại đầu cửa ra vào, trên tường có dán một văn bản về nội quy lớp học. Tuy nhiên, văn bản không phải ghi nội quy của Trường Đại học Y tế công cộng mà lại ghi nội quy của “Trung tâm tư vấn du học ICC Plus”. Con dấu đóng trên văn bản ghi rõ là của Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ ICC Plus, người đại diện trung tâm ký tên là giám đốc Phùng Văn Cường. 
Thời điểm mà PV khảo sát, phòng C111 được Trung tâm tư vấn du học ICC Plus sử dụng làm lớp học dạy tiếng Hàn Quốc. Bằng chứng là, hầu hết các học viên ngồi trong lớp học tiếng Hàn đều mặc áo đồng phục màu xanh, đằng sau lưng có in chữ “Du học Hà Quốc” và địa chỉ www.duhocicc.com. Người dạy tiếng là một nữ giáo viên còn khá trẻ. 

Học viên trong lớp học tiếng Hàn
  
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất phải là tầng 5 tòa nhà C của trường. Bởi, ngoài Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Quốc tế KAYON và 02 phòng học dạy tiếng Hàn Quốc cho các học viên ra thì một số phòng còn gắn cả biển công ty nước ngoài. Cụ thể, phòng C509 và C508 gắn biển Công ty JIS của Nhật. (Trong đó, phòng C508 giành làm phòng họp. Còn phòng C509 làm phòng đa năng và bên cạnh đó còn một phòng gắn biển phòng văn phòng của JIS). 
Cũng tại tầng 5 tòa nhà C còn có phòng gắn tên “A.T.I.Academy Japan Office” (Văn phòng Nhật Bản của học viện ATI). Và phòng gắn biển “A.T.I. Academy Chairman D.Y.Kim” (Chủ tịch D.Y. Kim của học viện ATI). Đặc biệt, tại phòng C506, nơi dạy tiếng, các học viên đều mặc đồng phục màu trắng, chỉ riêng cổ màu đỏ. Điều đó càng chứng tỏ đây chính là các học viên “ngoại đạo” bên ngoài vào học chứ không phải sinh viên của Trường Đại học Y tế công cộng.

Học viên “ngoại đạo” trong Trường Đại học Y tế công cộng.

Để tiếp tục xác minh vấn đề nêu trên, trong vai người đang có nhu cầu vừa đi du học vừa làm, PV đã gõ cửa phòng gắn biển Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Quốc tế KAYON. Có mặt tại phòng gồm có hai người là Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Bích Ngọc. Qua quá trình trao đổi, hai người này cho biết KAYON là công ty chuyên về du học Hàn Quốc. Điều kiện để đi du học là phải có bằng cấp 3, điểm tổng kết từ 6.0 trở lên. Tổng kinh phí để đi du học khoảng 200 triệu đồng. Ở đây học tiếng đơn vị sẽ được miễn tiền ký túc xá. Sau khi bay sang đó phải học được 6 tháng thì mới được đi làm thêm. 



Trường Đại học Y tế công cộng trở thành trụ sở của hàng loạt nhiều công ty, đơn vị ...

Như vậy, việc các đơn vị, công ty sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Y tế công cộng để làm trụ sở và nơi đào tạo đã đặt một vấn đề là tại sao Trường Đại học Y tế công cộng lại để cho các đơn vị, công ty bên ngoài sử dụng cơ sở vật chất của mình? Việc này có được cơ quan chủ quản là Bộ Y tế cho phép?
Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ và đặt lịch làm việc với nhà trường. Sau một thời gian dài không thấy có thông tin phản hồi, PV đã gọi điện cho bộ phận văn phòng thì được một nhân viên tên Thùy cho biết: "Hiện tại nhà trường không thể thu xếp được buổi trao đổi với PV vì đồng chí phó hiệu trưởng nhà trường đang bị ốm nằm viện". 
Trước vấn đề nêu trên, Báo Thời Đại sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ quản để có được câu trả lời.
Xuân Hoàng – Thanh Phong

Nguồn:  http://thoidai.com.vn/ban-doc/nhieu-tru-so-cong-ty-moc-len-trong-khuon-vien-truong-dai-hoc-y-te-cong-cong_t209c30n49966  

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Học viện thẩm mỹ Placencare căng da mặt bằng chỉ vàng trái pháp luật?

TĐO) - Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo trái phép, quảng cáo sai sự thật, Học viện thẩm mỹ Placencare còn đăng tải thông tin “căng da mặt bằng chỉ vàng”, trong khi Bộ Y tế chưa cho phép bất cứ một đơn vị thẩm mỹ nào được thực hiện.

Phương pháp làm đẹp thời thượng?
Như trước đó Báo Thời Đại đã phản ánh, Học viện thẩm mỹ Placencare có địa chỉ tại số 3 Triệu Việt Vương (Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) dù chưa được cấp phép về đào tạo “phun xăm thẩm mỹ” nhưng vẫn cố tình tuyển sinh để đào tạo. Không hoạt động các ngành như: điều khắc chân lông mày, trang điểm chuyên nghiệp, vẽ móng nghệ thuật, đào tạo y tá thẩm mỹ…nhưng vẫn quảng cáo rầm rộ trên website để học viên hiểu nhầm. 
Để viện lý do cho việc đào tạo không có giấy phép, một người tên Lê Ngọc –cán bộ phụ trách tuyển sinh của Học viện thẩm mỹ Placencare viện lý do, đơn vị đào tào phun xăm thẩm mỹ mới chỉ là thử ngiệm. 
Còn về các lớp đào tạo như: trang điểm chuyên nghiệp, vẽ móng nghệ thuật, đào tạo y tá thẩm mỹ, điêu khắc chân lông mày vv…thì vị nữ cán bộ phụ trách tuyển sinh này khéo léo nói: “Các thông tin đăng lên để cho các học viện thấy đầy đủ thế thôi”.

Học viện thẩm mỹ Placencare có địa chỉ tại số 3 Triệu Việt Vương (Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)

Ngoài những sai phạm đào tạo trái phép, quảng cáo sai sự thật như đã nêu trên, PV Báo Thời Đại đã phát hiện Học viện thẩm mỹ Placencare cũng đăng tải rầm rộ thông tin “căn da mặt bằng chỉ vàng” trên website http://placencare.vn. Thông tin được giới thiệu với câu khẩu hiểu hết sức hoành tráng: “Căng da mặt bằng chỉ vàng – Đắt xắt ra miếng”.
Cụ thể, nội dung của đoạn quảng cáo nêu rõ: Một mạng lưới chỉ vàng có cấu trúc ngạnh lồi như xương cá được cấy vào dưới da tạo thành chiếc giá đỡ toàn bộ phần cơ trên mặt, làm căng các vùng chảy xệ.
Chất liệu vàng tinh khiết thẩm thấu vào các tế bào, kích thích sự sản xuất collagen tự nhiên trong cơ thể, tăng khả năng đề kháng và miễn dịch cho da, giúp ngăn ngừa tăng sắc tố, làm trắng da, chống lão hóa. Các mạch máu xung quang mạng lưới được tăng cường lưu thông khiến làn da trắng hồng, rạng rỡ đầy sức sống.

“Căng da mặt bằng chỉ vàng – Đắt xắt ra miếng”


Mạng lưới chỉ vàng sau khi được đưa vào bên dưới da có tác dụng nâng và kéo căng các vùng da chảy xệ, thay đổi hoàn toàn dáng vẻ khuôn mặt ngay lập tức. Kết quả không chỉ cải thiện chảy xệ mà còn giúp toàn bộ khuôn mặt thon gọn…tăng cường collagen và elastin giúp xóa nhăn, săn chắc và trắng hồng tổng thể làn da.
Bác sĩ chỉ sử dụng loại kim siêu nhỏ chuyên dụng để cấy chỉ vàng vào dưới da, không cần sử dụng đến dao kéo, không gây ra bất cắt rạch hay tổn thương nào lên da. Chính vì vậy, thực hiện thẩm mỹ căng da mặt bằng chỉ vàng không gây đau, không sưng tấy, bầm tím.
Thao tác luồn chỉ vàng vào bên dưới da chỉ mất từ 45 đến 30 phút... Sau khi căng chỉ, khách hàng có thể ra về ngay lập tức, làn da sẽ trở lại bình thường chỉ sau 1 - 2 ngày.
Mạng lưới chỉ vàng sẽ tự tiêu trong một thời gian nhưng vẫn duy trì hiệu quả làm đẹp da từ 8-10 năm tùy theo cơ địa của mỗi người.



Công nghệ cấy chỉ vàng vào dưới da tại Học viện thẩm mỹ Placencare


Trước những thông tin nêu trên, Học viện thẩm mỹ Placencare còn tự giới thiều mình là thẩm mỹ viện đã có bề dày 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ , Placencare mang đến dịch vụ căng da bằng chỉ vàng tốt nhất, giúp bạn tìm lại ngay 10 năm tuổi xuân cho làn da. 
Đặc biệt, học viện này còn dẫn nguồn Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình Hoàng Thu Vân cho biết, loại chỉ vàng được sử dụng tại thẩm mỹ viện được nhập khẩu từ hãng mỹ phẩm hàng đầu Hàn Quốc và được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn. Trực tiếp bác sĩ vẫn sẽ thực hiện luồn chỉ cho các khách hàng theo quy trình theo đúng chuẩn của bộ Y tế gồm 4 bước: “Bác sĩ thăm khám và tư vấn; Vệ sinh và gây tê vùng điều trị; Thực hiện thủ thuật căng chỉ; Đánh giá kết quả và chăm sóc sau điều trị”.
Chưa được Bộ Y tế cho phép
Liên quan đến phương pháp làm đẹp đang được coi là thời thượng này, trong một lần đi kiểm tra bệnh viện thẩm mỹ Á - Âu tại quận 1.TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị chấn chỉnh việc căng da mặt bằng chỉ vàng mà bệnh viện quảng cáo và thực hiện. Bộ trưởng nhấn mạnh phương pháp này chưa được Bộ Y tế cho phép. 
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Học viện thẩm mỹ Placencare thực hiện việc căng da mặt bằng chỉ vàng là trái pháp luật? Để làm rõ vấn đề này, PV đã trao đổi với chị Nguyễn Thị Hường – người giữ vai trò quản lý của Placencare. Khi nghe PV hỏi về việc này thì chị Nguyễn Thị Hường tỏ ra hoảng hốt khi nói rằng, bên Học viện thẩm mỹ Placencare không căng da mặt bằng chỉ vàng, mà đơn vị chỉ nhận khách hàng rồi chuyển sang cho bệnh viện làm. Đơn vị có mối với nhiều bệnh viện khác nhau. 
Tuy nhiên, khi PV đề nghị cho biết bệnh viện nào nhận khách hàng của đơn vị để “căng da mặt bằng chỉ vàng?” thì nữ quản lý này nói không thể tiết lộ danh tính của các bác sĩ cũng như các bệnh viện nhận làm “căng da mặt bằng chỉ vàng”.
Như vậy, qua quá trình trao đổi với chị Nguyễn Thị Hường – người giữ vai trò quản lý của Placencare, PV nhận thấy có nhiều vấn đề bất thường. Đề nghị Thanh tra Bộ Y tế; Thanh tra Sở Y tế Hà Nội sớm vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề này. 
Xuân Hoàng – Thanh Phong
Nguồn: http://thoidai.com.vn/ban-doc/hoc-vien-tham-my-placencare-cang-da-mat-bang-chi-vang-trai-phap-luat_t209c30n51531

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Về kết luận thanh tra 2 dự án tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) của Tập đoàn FLC:

“Lá bùa hộ mệnh” nào giúp FLC thoát nạn liên tiếp trong các dự án lớn?

Cập nhật: Thứ bảy, 22/7/2017 | 4:26:02 Chiều

Hàng chục công trình tại 2 dự án của Tập đoàn FLC đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa được nghiệm thu chất lượng.
Trong thời gian qua, có một lượng khách du lịch lớn luôn tìm tới thăm quan nghỉ dưỡng tại FLC Thanh Hóa và FLC Bình Định. Nhưng mấy ai biết được, Bộ Xây Dựng vừa có kết luận thanh tra đối với 2 dự án của Tập đoàn này. Báo cáo dài 7 trang chỉ rõ những sai phạm của UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Bình Định cũng như chủ đầu tư ở các dự án này. Trên thực tế, việc lấy đi những bãi biển chỉ để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp đang làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống mưu sinh của hàng ngàn người tại mỗi địa phương.
“Cầm đèn” chạy trước quy hoạch
Theo nguồn tin riêng của PV Moitruongvadothi Online, Bộ Xây Dựng vừa có kết luận thanh tra đối với 2 dự án tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong việc thực hiện công tác xây dựng theo quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản.
Bản báo cáo dài 7 trang chỉ rõ những sai phạm của UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Bình Định cũng như chủ đầu tư ở các dự án này.
Theo nội dung bản báo cáo, đối với dự án của FLC tại Thanh Hóa, Thanh tra Bộ Xây Dựng cho biết, từ năm 2013, UBND tỉnh này đã phê duyệt quy hoạch sân golf, trước khi được Thủ tướng đồng ý bổ sung vào quy hoạch tới 11 tháng.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 11ha đất rừng phòng hộ làm sân golf là vi phạm quy định của Thủ tướng. Cơ quan này còn cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 11ha đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án FLC Sầm Sơn khi chưa có đủ điều kiện quy định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng không ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 đối với dự án sân golf và khu đô thị sinh thái của chủ đầu tư này tại Quảng Cư.
Sở Xây dựng cấp phép xây dựng cho 2 công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn và một công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn Golf Links khi đã hoàn thành. Có 2 công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn và 2 công trình thuộc dự án FLC Sầm Sơn Gofl Links đã thi công hoàn thành nhưng thời điểm thanh tra chưa có giấy phép xây dựng.
Trước đó, báo chí đã từng phản ánh rất nhiều những bất cập tồn tại xung quanh đại dự án bất động sản nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC đã biến vùng đất ven biển xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) thành khu nghỉ dưỡng ở bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Đi liền với đó là diện tích không nhỏ đất rừng phòng hộ cũng biến mất. Nhưng đến giờ, khó có thể biết cụ thể bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ ở xã này đã “ra đi” cùng đại dự án này.
Ngày 8.12.2014, Sở NNPTNT Thanh Hoá đã có tờ trình số 270/TTr-SNNPTNT gửi Chủ tịch UBND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang thực hiện dự án khu resort tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn. Theo đó, tổng diện tích rừng phòng hộ đề nghị chuyển đổi chỉ là 11,57ha. Theo tờ trình này, đây là diện tích đất có rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ; rừng được trồng từ 1992-1997 trước kia do dự án PAM 4034 tài trợ và dân tự trồng bổ sung. Cây trồng chủ yếu là phi lao…
Tuy nhiên, con số cung cấp cho PV ngày 26.5.2015 của Phòng Quản lý bảo vệ rừng - Chi cục Kiểm lâm của sở này lại cho thấy, “hiện tại diện tích rừng quy hoạch phòng hộ xã Quảng Cư: 120.4ha. Trong đó, diện tích có rừng (phi lao) 70,05ha; diện tích chưa có rừng: 50,35ha”…
Trên thực địa, Tập đoàn FLC đã thi công các công trình trải dài ven biển, không còn một mét vuông nào bỏ trống. Vậy hàng chục hécta đất rừng phòng hộ chưa giao nhưng FLC đã thi công?

Trao đổi với PV, luật sư Trương Xuân Hải- Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai 2013 thì với việc chuyển đổi 10ha đất trồng lúa trở lên hoặc 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì UBND cấp tỉnh mới có quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…
Đối với dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp tại Nhơn Lý, Bình Định, cơ quan thanh tra cũng cho biết UBND tỉnh này đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với đồ án 1/2000.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp phép cho 7 công trình thi công đã hoàn thành thuộc dự án này. Còn 5 công trình khác đã hoàn thành nhưng chưa có giấy phép xây dựng.
Về phía Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, cơ quan thanh tra cho biết chủ đầu tư có nhiều sai phạm về quy hoạch xây dựng. Liên quan đến công tác quản lý chất lượng và công trình, ở cả 2 dự án, chủ đầu tư không có các hồ sơ về khảo sát xây dựng, hoặc tổ chức khảo sát không đúng quy chuẩn...
Tình trạng thi công khi chưa có giấy phép, chưa được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, không có nghiệm thu công tác phòng cháy chữa cháy cũng xảy ra với một loạt công trình tại dự án FLC Quy Nhơn.
Theo đó, đơn vị tư vấn, khảo sát, giám sát, nhà thầu thi công của 2 dự án này cũng được cơ quan thanh tra đánh giá là chưa có giấy phép.
Ai đang bao che sai phạm cho… “ông lớn”
Liên quan đến những sai phạm của Tập đoàn FLC tại hai dự án trên, PV có trao đổi với PV ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Công tác quản lý hiện nay có sự bất ổn. Có quy hoạch, giấy phép xây dựng. Lúc xây xong, chủ đầu tư và nhà thầu bao giờ cũng tổ chức nghiệm thu để kiểm tra chất lượng, xác nhận công trình. Thế nhưng, việc nghiệm thu toàn bộ một dự án có làm đúng theo quy hoạch được cấp phép hay không. Chính vì vậy, nhiều chủ đầu tư đã lợi dụng, sau khi xin phép xây dựng xong lại cố tình lấn đất, xây dựng không đúng quy định.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, công tác quản lý hiện nay có sự bất ổn.
Về trách nhiệm các bên liên quan, ông Liêm cho rằng, cần xem xét lại từ quá trình cấp phép xây dựng. “Càng cấp nhiều phép càng cần nhiều tiền. Tôi nghĩ rằng, khi cấp giấy phép quy hoạch hay giấy phép xây dựng đều phải thu một khoản tiền đủ chi phí cho việc thanh tra, kiểm tra sau khi xây dựng. Thanh tra muốn khách quan, hiệu quả cần hoạt động độc lập”, ông Liêm nói.
Đề cập đến kết luận thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ, từ năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch sân gofl trước khi Thủ tướng đồng ý bổ sung vào quy hoạch tới 11 tháng, ông Liêm nói: “Nếu kết luận này đúng thì Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khiển trách, xử phạt với UBND tỉnh Thanh Hóa. Chúng ta chờ xem các cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào. Còn nếu cấp phép trước khi Thủ tướng đồng ý là sai rõ ràng và phải chịu trách nhiệm”.       
Được biết, cơ quan thanh tra cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Bình Định làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm nói trên. Đồng thời, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh việc báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến chỉ đạo về nội dung đã cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang mục đích làm sân golf, cũng như chấn chỉnh việc xây dựng của FLC.
Cơ quan thanh tra yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công, buộc kiểm định chất lượng công trình phần đã thi công, thực hiện đủ hồ sơ pháp lý về quản lý chất lượng công trình đã thi công.
Đối với 9 công trình nghỉ dưỡng, sân golf, khu thương mại... đã hoàn thành nhưng chưa có giấy phép xây dựng 2 dự án, cơ quan thanh tra yêu cầu buộc phải xin giấy phép xây dựng, kiểm định lại chất lượng, cần được cơ quan quản lý kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. 10 công trình đã hoàn thành và có giấy phép, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm định lại chất lượng và thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý. 
Thanh tra cho biết UBND tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Sở ban ngành liên quan và chủ đầu tư phải báo cáo việc thực hiện các kiến nghị vào tháng 9 tới.
Hiện dư luận rất quan tâm tới kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng, PV đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Ông Tuấn chia sẻ: Thông tin về 2 dự án trên là kết luận dựa trên biên bản làm việc, hiện trạng thực tế và chứng cứ hiện tại.
Khi PV đề cập vấn đề những sai phạm xảy ra từ thời gian nào. Ông Tuấn cho biết, cán bộ thanh tra mới có báo cáo từ tháng 6 (tức tháng 6/2017-PV). Vậy việc xảy ra từ lâu, nhưng nay mới có kết luận thanh tra thì liệu có quá muộn hay không. Ông Tuấn nói, đây là thanh hậu kiểm tra có kế hoạch. Đồng thời, phía Thanh tra chưa nhận được phản hồi từ hai đơn vị trên về kết luận thanh tra.
Sau khi tiếp nhân thông tin từ Thanh tra Bộ Xây Dựng, PV Môitruongvadothi Online đã liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn FLC là ông Lê Thành Vinh - Thành viên HĐQT- Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC.
Tuy nhiên, khi liên hệ làm việc ông Vinh trả lời là đang bận họp liên hệ trực tiếp với bộ phận truyền thông. Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ với bộ phận truyền thông và được yêu cầu gửi nội dung làm việc qua thư điện tử.
Thực tế với dự án FLC Sầm Sơn nó chính là “dự án” phá rừng phòng hộ, đuổi ngư dân ra bãi đậu. Trách nhiệm chính quyền ở đâu? Có phải thu hút đầu tư mọi giá, bằng cách phá hoại môi sinh, độc chiếm nơi mưu sinh của ngư dân hay không?
 Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu về Đánh giá tác động môi trường của dự án này thông tin tới bạn đọc./.
                                                                          Nhóm Phóng Viên
PV Moitruongvadothi Online đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo hai tỉnh thành có dự án liên quan tới kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng.
Tỉnh Thanh Hóa lên tiếng:
“Chưa nhận được kết luận thanh tra”
Sau khi nhận được thông tin về việc PV đã liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa để nắm rõ hơn sự việc.
Trao đổi với PV ông Ngô Văn Tuấn- Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Việc này là của văn phòng, anh liên hệ qua văn phòng”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của vị Phó chủ tịch, chúng tôi đã liên hệ với Chánh Văn phòng thì điện thoại không liên lạc được.
Để có thêm nguồn thông tin về sự việc này, PV đã liên hệ với ông Đào Vũ Việt –Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Ông Việt cho hay: “Hiện tại tôi vẫn chưa nhận được kết luận thanh tra. Tôi sẽ cho kiểm tra lại cụ thể và có ý kiến sau”.
Lãnh đạo Bình Đinh:
“Đang yêu cầu FLC báo cáo hoàn tất hồ sơ”
Để rộng đường dư luận, PV Mooitruongvadothi Online đã liên hệ trực tiếp với ông Phan Cao Thắng –Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định. Khi PV đề cập tới nội dung kết luận thanh tra dự án của FLC phía tỉnh đã nhận được chưa. Ông Thắng trả lời đã nhận được kết luận thanh tra. Đang giao ban quản lý (Ban quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội-PV) yêu cầu FLC hoàn tất hồ sơ.
Khi PV hỏi, với vai trò vừa là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Phụ trách Ban quản lý dự án mà để xảy ra những sai phạm như vậy thì sao. Ông Thắng cho hay: “Sự việc đã được ông nắm bắt thông tin. Hiện đang giao cho ban quản lý kiểm tra và xử lý theo kết luận thanh tra đối với một số công trình đã hoàn thành và một số đang hoàn tất”.

Nguồn:   
http://m.moitruongvadothi.vn/2/16858/mobile.htm

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS