Ảnh: Đại diện nhan sắc báo chí điều tra Việt tại hội thảo "Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về nghiệp vụ Báo chí Điều tra"
Hôm đó trong giờ giải lao, ông hỏi mình về mảng này ở VN và tỏ ra ngạc nhiên khi mình kể về báo chí điều tra, từ Quân đội Nhân dân những năm đầu đổi mới đến Lao Động thời Chánh Trinh, Tống Văn Công và các tờ báo ở TP.HCM. Ông nói không nghĩ báo chí VN làm được như thế!
Ai xử lý nhà báo?
Mình cũng nói vấn đề của báo chí Việt Nam không phải nằm ở kỹ năng, mà là sự đơn độc của họ giữa một rừng đồng nghiệp. Khi họ thành công. Sẽ nhiều người khen nhưng không ai cảnh báo họ về những vấp váp, và khi nó xảy ra, nhà báo điều tra dĩ nhiên trở thành hot news của đồng nghiệp khác. Lars bảo ở nước nào cũng thế. Và hỏi sao các nhà báo điều tra không lập ra một hiệp hội của mình?
Thực ra cũng khó mà nói cho Lars biết ở VN Hội nhà báo là tổ chức chính trị xã hội chứ không đơn thuần là một hội nghề nghiệp, báo chí điều tra chỉ có thể là câu lạc bộ trong một Hội nhà báo tỉnh Thành như các CLB phóng viên Thể Thao, Văn hóa nghệ thuật…
Lars bảo mình nếu có dịp, nên tìm hiểu về báo chí điều tra ở các nước Đan mạch, Thụy Điển và Philipine. Báo chí điều tra Mỹ thì thiên hạ nói nhiều rồi, nhưng nước kia ít được nhắc đến, nhưng rất thú vị. Có một nước mới thoát khỏi nội chiến nhưng báo chí phát triển rất mạnh mẽ, là Sri Lanka
Trong khóa học Sư phạm báo chí sau đó do SIDA Thụy Điển tổ chức ở Sri Lanka, các giảng viên VN có một số cuộc làm việc với Ủy ban khiếu nại báo chí. Họ cho biết khi một bài báo được cho là sai, xúc phạm đến quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khác, việc đầu tiên là người bị thiệt hại sẽ khiếu nại đến Ủy ban khiếu nại báo chí.
Thông thường, các thành viên Ủy ban sẽ thực hiện quyền tài phán (tương tự như tổ chức trọng tài) để xem xét việc đúng sai. Nếu sai, Ủy ban sẽ ra quyết định phạt tờ báo ấy đồng thời đứng ra chủ trì việc đàm phán bồi thường. Những thỏa thuận về việc bồi thường thường được chấp hành nghiêm túc.
Nếu không đồng ý, hai bên đưa nhau ra tòa dân sự. Mà ngay cả trong trường hợp này thì quyết định tài phán trước đó của Ủy ban khiếu nại báo chí cũng được tòa xem như căn cứ quan trọng để quyết định bồi thường. Nhiều trường hợp, tòa còn trưng cầu đại diện ủy ban để lắng nghe quan điểm như cách chúng ta trưng cầu giám định trong các vụ án. Sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước và cảnh sát trong trường hợp này, theo họ, sẽ tiêu diệt sự phát triển của báo chí điều tra và sự minh bạch trong xã hội.
Chi tiết trong một cuốn tiểu thuyết
Một trong những cản ngại của báo chí điều tra trên thế giới là sự can thiệp của chủ quản với các quyết định đăng tải các bài báo điều tra. Hoặc sự can thiệp của lãnh đạo cơ quan báo chí đối với hoạt động của Tòa soạn. Cơ quan chủ quản sợ cấp trên, tổng biên tập sợ mất ghế, ngoài ra còn là những mối mang làm ăn khác.
Điều này ở đâu cũng có, ngay với báo Mỹ. Trong “bản tin chiều”, khi Ban Biên tập chương trình đã quyết định cử một nhóm phóng viên điều tra sang Peru, ngay lập tức lãnh đạo Đài truyền hình CBA điện thoại cho trưởng ban lôi cổ họ về. Lý do cùng cái ngày ấy, một công ty Mỹ có quan hệ làm ăn với chính phủ Peru đã mua lại toàn bộ cổ phần và trở thành chủ mới của CBA.
Ông chủ tịch HĐQT công ty không chấp nhận mấy tay phóng viên Đài mình lại giáng búa lên đầu công ty mẹ. Còn bà giám đốc mới của Đài vừa được tăng lương gấp đôi và không muốn mất chức nên y lệnh chủ quản.
Thế nhưng, bản tin chiều vẫn phát, các phóng viên tiếp tục thực hiện cuộc điều tra của họ ở Peru.
Một phút sau bản tin, Giám đốc Đài tím mặt alo cho trưởng ban biên tập: “Anh mất chức”. Trưởng ban biên tập trả lời: “Tôi biết rồi, đồ chó cái!”.
Các phóng viên thanh thản đón nhận việc thất nghiệp ngay khi chưa kết thúc chuyến công tác.
“Bên tình bên hiếu”
Ở Thụy Điển ngoài những tờ báo của các công ty lớn, những doanh nghiệp truyền thông độc lập, cũng có những tờ báo có chủ quản là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp hay của chính quyền. Mình có dịp đến tìm hiểu một số các tờ báo ấy khi qua đó học.
Tại tờ báo của Công đoàn thụy điển, Tổng biên tập cho biết họ có toàn bộ chừng 30 người, báo phát hành khoảng 2 vạn bản, 3 kỳ/ tuần và được công đoàn cấp ngân sách hoạt động chừng 6 triệu Euro mỗi năm, ngoài ra còn có nguồn thu từ phát hành và quảng cáo.
Với bầu sữa từ chủ quản như thế, họ bị can thiệp như thế nào, bị chi phối ra sao bởi chủ quản?
Bà Tổng biên tập cho biết: Chúng tôi hoàn toàn độc lập! Bà dẫn chứng khi bà mới được thuê làm TBT, hôm trước ông Phó chủ tịch công đoàn ký quyết định cấp ngân sách hoạt động cho báo thì hôm sau phóng viên báo cáo một đề tài điều tra về sai phạm của chính ông ta, báo cho đăng và ông ấy ra đi.
Tại tờ báo của quốc hội Thụy Điển, với quy mô và ngân sách tương tự tờ báo công đoàn vừa kể, họ bị chi phối thế nào bởi đảng cầm quyền?
Trưởng Ban chính trị cho biết báo này có truyền thống “đánh cha mẹ”. Mấy năm trước, khi Quốc hội vừa bầu xong chính phủ, phóng viên của báo phát hiện một Bộ trưởng, người của đảng cầm quyền, đã khai gian về tình trạng hôn nhân để trốn thuế. Sau bài báo giới thiệu chính phủ là bài điều tra và một ngày sau ông ấy từ chức. Hoàn toàn không có anh Ba chú Bảy nào can thiệp.
Hôm sau, lại bà Thứ trưởng Bộ Thông tin, cũng người của đảng cầm quyền bị phóng viên phát hiện đã từng xù một khoản phí nghe đài (bên đó muốn nghe radio phải trả tiền). Bài điều tra vừa đăng, nữ quan chức cũng lên đường hông biết về ga nào.
Thế chủ quản trả tiền nuôi báo chí, báo chí quay lại đánh quan chức chủ quản. Nuôi con mà nói hông nghe thì chủ quản được lợi gì?
Hai vị TBT được hỏi có chung câu trả lời: Các vị ấy không được lợi, nhưng hệ thống công đoàn và quốc hội Thụy Điển có được niềm tự hào là có trong tay những tờ báo công chính, đóng góp vào sự minh bạch của một đất nước có truyền thống minh bạch.
Nguồn: Facebook Đức Hiển
- Điều khó nhất không thuộc về phóng viên mà thuộc về chủ quản và Tổng biên tập
Hôm đó trong giờ giải lao, ông hỏi mình về mảng này ở VN và tỏ ra ngạc nhiên khi mình kể về báo chí điều tra, từ Quân đội Nhân dân những năm đầu đổi mới đến Lao Động thời Chánh Trinh, Tống Văn Công và các tờ báo ở TP.HCM. Ông nói không nghĩ báo chí VN làm được như thế!
Ai xử lý nhà báo?
Mình cũng nói vấn đề của báo chí Việt Nam không phải nằm ở kỹ năng, mà là sự đơn độc của họ giữa một rừng đồng nghiệp. Khi họ thành công. Sẽ nhiều người khen nhưng không ai cảnh báo họ về những vấp váp, và khi nó xảy ra, nhà báo điều tra dĩ nhiên trở thành hot news của đồng nghiệp khác. Lars bảo ở nước nào cũng thế. Và hỏi sao các nhà báo điều tra không lập ra một hiệp hội của mình?
Thực ra cũng khó mà nói cho Lars biết ở VN Hội nhà báo là tổ chức chính trị xã hội chứ không đơn thuần là một hội nghề nghiệp, báo chí điều tra chỉ có thể là câu lạc bộ trong một Hội nhà báo tỉnh Thành như các CLB phóng viên Thể Thao, Văn hóa nghệ thuật…
Lars bảo mình nếu có dịp, nên tìm hiểu về báo chí điều tra ở các nước Đan mạch, Thụy Điển và Philipine. Báo chí điều tra Mỹ thì thiên hạ nói nhiều rồi, nhưng nước kia ít được nhắc đến, nhưng rất thú vị. Có một nước mới thoát khỏi nội chiến nhưng báo chí phát triển rất mạnh mẽ, là Sri Lanka
Trong khóa học Sư phạm báo chí sau đó do SIDA Thụy Điển tổ chức ở Sri Lanka, các giảng viên VN có một số cuộc làm việc với Ủy ban khiếu nại báo chí. Họ cho biết khi một bài báo được cho là sai, xúc phạm đến quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khác, việc đầu tiên là người bị thiệt hại sẽ khiếu nại đến Ủy ban khiếu nại báo chí.
Thông thường, các thành viên Ủy ban sẽ thực hiện quyền tài phán (tương tự như tổ chức trọng tài) để xem xét việc đúng sai. Nếu sai, Ủy ban sẽ ra quyết định phạt tờ báo ấy đồng thời đứng ra chủ trì việc đàm phán bồi thường. Những thỏa thuận về việc bồi thường thường được chấp hành nghiêm túc.
Nếu không đồng ý, hai bên đưa nhau ra tòa dân sự. Mà ngay cả trong trường hợp này thì quyết định tài phán trước đó của Ủy ban khiếu nại báo chí cũng được tòa xem như căn cứ quan trọng để quyết định bồi thường. Nhiều trường hợp, tòa còn trưng cầu đại diện ủy ban để lắng nghe quan điểm như cách chúng ta trưng cầu giám định trong các vụ án. Sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước và cảnh sát trong trường hợp này, theo họ, sẽ tiêu diệt sự phát triển của báo chí điều tra và sự minh bạch trong xã hội.
Chi tiết trong một cuốn tiểu thuyết
Một trong những cản ngại của báo chí điều tra trên thế giới là sự can thiệp của chủ quản với các quyết định đăng tải các bài báo điều tra. Hoặc sự can thiệp của lãnh đạo cơ quan báo chí đối với hoạt động của Tòa soạn. Cơ quan chủ quản sợ cấp trên, tổng biên tập sợ mất ghế, ngoài ra còn là những mối mang làm ăn khác.
Điều này ở đâu cũng có, ngay với báo Mỹ. Trong “bản tin chiều”, khi Ban Biên tập chương trình đã quyết định cử một nhóm phóng viên điều tra sang Peru, ngay lập tức lãnh đạo Đài truyền hình CBA điện thoại cho trưởng ban lôi cổ họ về. Lý do cùng cái ngày ấy, một công ty Mỹ có quan hệ làm ăn với chính phủ Peru đã mua lại toàn bộ cổ phần và trở thành chủ mới của CBA.
Ông chủ tịch HĐQT công ty không chấp nhận mấy tay phóng viên Đài mình lại giáng búa lên đầu công ty mẹ. Còn bà giám đốc mới của Đài vừa được tăng lương gấp đôi và không muốn mất chức nên y lệnh chủ quản.
Thế nhưng, bản tin chiều vẫn phát, các phóng viên tiếp tục thực hiện cuộc điều tra của họ ở Peru.
Một phút sau bản tin, Giám đốc Đài tím mặt alo cho trưởng ban biên tập: “Anh mất chức”. Trưởng ban biên tập trả lời: “Tôi biết rồi, đồ chó cái!”.
Các phóng viên thanh thản đón nhận việc thất nghiệp ngay khi chưa kết thúc chuyến công tác.
“Bên tình bên hiếu”
Ở Thụy Điển ngoài những tờ báo của các công ty lớn, những doanh nghiệp truyền thông độc lập, cũng có những tờ báo có chủ quản là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp hay của chính quyền. Mình có dịp đến tìm hiểu một số các tờ báo ấy khi qua đó học.
Tại tờ báo của Công đoàn thụy điển, Tổng biên tập cho biết họ có toàn bộ chừng 30 người, báo phát hành khoảng 2 vạn bản, 3 kỳ/ tuần và được công đoàn cấp ngân sách hoạt động chừng 6 triệu Euro mỗi năm, ngoài ra còn có nguồn thu từ phát hành và quảng cáo.
Với bầu sữa từ chủ quản như thế, họ bị can thiệp như thế nào, bị chi phối ra sao bởi chủ quản?
Bà Tổng biên tập cho biết: Chúng tôi hoàn toàn độc lập! Bà dẫn chứng khi bà mới được thuê làm TBT, hôm trước ông Phó chủ tịch công đoàn ký quyết định cấp ngân sách hoạt động cho báo thì hôm sau phóng viên báo cáo một đề tài điều tra về sai phạm của chính ông ta, báo cho đăng và ông ấy ra đi.
Tại tờ báo của quốc hội Thụy Điển, với quy mô và ngân sách tương tự tờ báo công đoàn vừa kể, họ bị chi phối thế nào bởi đảng cầm quyền?
Trưởng Ban chính trị cho biết báo này có truyền thống “đánh cha mẹ”. Mấy năm trước, khi Quốc hội vừa bầu xong chính phủ, phóng viên của báo phát hiện một Bộ trưởng, người của đảng cầm quyền, đã khai gian về tình trạng hôn nhân để trốn thuế. Sau bài báo giới thiệu chính phủ là bài điều tra và một ngày sau ông ấy từ chức. Hoàn toàn không có anh Ba chú Bảy nào can thiệp.
Hôm sau, lại bà Thứ trưởng Bộ Thông tin, cũng người của đảng cầm quyền bị phóng viên phát hiện đã từng xù một khoản phí nghe đài (bên đó muốn nghe radio phải trả tiền). Bài điều tra vừa đăng, nữ quan chức cũng lên đường hông biết về ga nào.
Thế chủ quản trả tiền nuôi báo chí, báo chí quay lại đánh quan chức chủ quản. Nuôi con mà nói hông nghe thì chủ quản được lợi gì?
Hai vị TBT được hỏi có chung câu trả lời: Các vị ấy không được lợi, nhưng hệ thống công đoàn và quốc hội Thụy Điển có được niềm tự hào là có trong tay những tờ báo công chính, đóng góp vào sự minh bạch của một đất nước có truyền thống minh bạch.
Nguồn: Facebook Đức Hiển
0 nhận xét:
Đăng nhận xét