In

Nam Dược, Ích Nhân quảng cáo sai sự thật

Suốt thời gian dài, Nam Dược, Ích Nhân quảng cáo sai, lừa khách hàng, không đúng chất lượng thực, đánh tráo hình ảnh quảng cáo để lừa người tiêu dùng.

Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân (gọi tắt là Công ty Ích Nhân) – đơn vị tiếp thị, phân phối hàng loạt sản phẩm bởi Công ty TNHH Nam Dược (gọi tắt là Công ty Nam Dược) quảng cáo hàng loạt thực phẩm chức năng không đúng với chất lượng thực thế. Lợi dụng hình ảnh, uy tín của cơ quan y tế để quảng cáo sản phẩm. Nghiêm trọng hơn, đơn vị này còn đánh tráo hình ảnh quảng cáo trong một số sản phẩm để bán hàng.
Đánh tráo hình ảnh quảng cáo
TPCN Khang Dược Sâm do Công ty Nam Dược sản xuất, phân phối, tiếp thị bởi Công ty Ích Nhân chỉ dùng đông trùng hạ thảo loại rẻ tiền nhưng lại lấy hình ảnh đông trùng hạ thảo có nguồn gốc Tây Tạng, Trung Quốc (cực đắt tiền) để quảng cáo…
TPCN Khang Dược Sâm dùng hình ảnh đông trùng hạ thảo cực đắt tiền ở Trung Quốc để quảng cáo…
Nhưng nguyên liệu dùng để sản xuất là loại đông trùng hạ thảo rẻ tiền, có vật chủ là con tằm
Khang Dược Sâm là TPCN hỗ trợ tăng cường sinh lực phái mạnh. Thành phần của sản phẩm này bao gồm đông trùng hạ thảo, cây bá bệnh, sâm ngọc linh…
Một trong những thành phần quan trọng của sản phẩm này, đó chính là đông trùng hạ thảo – loại này người tiêu dùng hay nhầm lẫn và thậm chí không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát thì người tiêu dùng có thể cơ bản phân biệt được đâu là đông trùng hạ thảo “xịn” và đâu là đông trùng hạ thảo rẻ tiền. Có 2 loại đông trùng hạ thảo. Cả hai loại đều có gốc là hoạt chất cordycep nhưng lại phân thành hai nhánh khác nhau là militaris và senensis.
Loại thứ nhất – Đông trùng hạ thảo cordycep senensis: Đây là đông trùng hạ thảo chỉ có ở vùng núi Tây Tạng của Trung Quốc. Loại này không thể sống được nếu rời vùng núi Tây Tạng. Từ lâu, các cường cuốc trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga… nghiên cứu lai tạo loại này nhưng đều thất bại.
Đông trùng hạ thảo cordycep senensis có đặc điểm: Vật chủ là loại sâu, sống ở vùng núi Tây Tạng vào mùa đông. Đến mùa hè, loài này bị loại nấm ký sinh rồi mọc lên một loại cây. Chính vì vậy nên người ta gọi là đông trùng, hạ thảo. Loại này màu nâu, chỉ có 1 râu. Giá của loại này khoảng 1,2 – 2 tỉ đồng/kg (tuỳ chất lượng).
Loại thứ 2: Đông trùng hạ thảo cordycep militaris – là loại đông trùng hạ thảo nhân tạo. Loại này có vật chủ là con tằm và thường được nuôi rất nhiều ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Vì nuôi cấy được nên giá thành của loại này cũng cực rẻ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là loại này có màu vàng cam và có 2 râu.
Sản phẩm Khang Dược Sâm sử dụng đông trùng hạ thảo cordycep militaris. Đây là loại rẻ tiền (chỉ hơn chục triệu đồng/kg), được nuôi trồng trong nước và có vật chủ là con tằm.
Với nhiều người tiêu dùng phổ thông, có thể khó phân biệt hai loại đông trùng hạ thảo này. Nhưng giới Đông y và những người có chuyên môn về dược thì “nắm trong lòng bàn tay”. Tuy nhiên, trong các quảng cáo của Khang Dược Sâm lại dùng hình ảnh đông trùng hạ thảo (xịn – loại 1 râu, chỉ có ở Tây Tạng, Trung Quốc) để quảng bá cho sản phẩm.
Việc nhập nhằng hình ảnh đông trùng hạ thảo với hai chất lượng khác nhau khiến người tiêu dùng không biết đâu là thật, đâu là giả. Thậm chí, nhiều người mua sản phẩm chỉ vì suy nghĩ đông trùng hạ thảo từ Tây Tạng sẽ tăng cường sinh lực cho bản thân.
Vi phạm Luật Bảo vệ người tiêu dùng
Theo điều 11, Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân không được phép quảng cáo hàng hoá, dịch vụ sai với chất lượng thật đã được đăng ký. Tuỳ vào tường trường hợp, tính chất, mức độ có thể khởi tố hình sự.
Hình ảnh sản phẩm quảng cáo sai sự thật của Nam Dược
Ngoài ra, theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012, Thông tư số 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với hàng hoá dịch vụ đặc biệt thuộc quản lý của Bộ Y tế, Luật quảng cáo 2012 của Quốc hội thì các đơn vị phải quảng cáo sản phẩm đúng với hình ảnh, chất lượng thực tế.
Trả lời báo Khoa học & Đời sống, Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cho biết: Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Không quảng cáo thực phẩm có tác dụng chữa bệnh hoặc miêu tả sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng chữa bệnh.
Trong mỗi quảng cáo phải có ghi chú “sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Tuy nhiên, tại tờ quảng cáo đi kèm sản phẩm Khang Dược Sâm không có dòng chú thích như quy định.
Văn Cao Sơn

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS