In Báo chí Điều tra Nhà báo

NHÀ BÁO DÙNG CÁI ĐẦU LÀM GÌ?

ĐIỀU TRA NHẬP VAI
  • Nhập vai là việc cải trang, hóa thân thành một nhân vật và thân phận khác nhằm xâm nhập, thu thập tư liệu cho một đề tài báo chí. Nó được dùng chủ yếu cho các phóng sự điều tra xã hội hoặc điều tra chống tiêu cực.


Thực ra, thủ pháp này không mới. Gần cả thế kỷ trước chúng ta đã có "Tôi đi kéo xe"; sau này nhiều nhà báo cũng nhập vai.
Qua những bài báo của cá nhân, của đồng nghiệp, qua cả những thất bại của bản thân, mình thấy có thể đúc kết nó.
Những bài học đó, mình có trình bày trong một số hội thảo nghiệp vụ và dùng giảng dạy ở trường báo chí, một số lớp training. Nó cũng được in lại trong "Sổ tay Phóng viên điều tra" do Red Communication và Đại sứ quán Anh tại HN xuất bản

10 NGUYÊN TẮC KHI NHẬP VAI 

☛ 1. Chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông tin; để bài viết có tính thuyết phục cao nhất.
Phóng viên không thể chứng kiến tình trạng đại bàng hành hung trại viên mới trong trại xã hội; không thể nêu được tác dụng ngược của những đợt thu gom tệ nạn; không thể ôm máy ảnh hay máy ghi âm đứng trước mặt CSGT để ghi nhận tình trạng mãi lộ; hối lộ; không thể trình thẻ nhà báo cho cán bộ tòa để hỏi... giá chung chi chạy án. Những trường hợp như vậy cần thiết phải nhập vai.

☛ 2. Kế hoạch nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất (Tổng biên tập)
Nhập vai, là khoác lên mình thân phận khác, là tính chính danh của các hành vi bị thay đổi. Việc phê duyệt của lãnh đạo cao nhất tờ báo là sự bảo đảm tính chất công tác trong quá rình nhập vai của PV

☛ 3. Không tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất; không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến nó diễn ra sớm hơn bình thường.
Bởi mục đích nhập vai là để tìm hiểu, mô tả, phản ánh đúng sự kiện như nó vốn có mà nếu không nhập vai, nhà báo sẽ không phản ánh được.

 4. Không gài bẫy, gợi ý hối lộ.
 Bạn có thể đặt mình vào một guồng quay sẵn có và mô tả nó, nhưng không gợi ý và thúc đẩy hoạt động phạm tội của người khác

☛ 5. Không được thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc tình trạng pháp lý của bản thân và của tờ báo
Nói chung phải đảm bảo nguyên tắc “chiến thắng mà không có tổn thất”. Bởi khi nhà báo vì nhập vai mà thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bản thân hoặc tờ báo thì độ tin cậy của những thông tin anh ta mang về cũng bị ảnh hưởng. Không được dùng mục đích biện minh cho phương tiện, không nhân danh lợi ích công để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà báo trước hết là một công dân, chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của công dân.

☛ 6. Tòa soạn phải đảm bảo giám sát được di biến động của phóng viên, thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
Điều này nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Bởi trong một số trường hợp, phóng viên khi đã nhập vai là không còn khả năng liên lạc tức thời với tòa soạn.



☛ 7. Phải bảo đảm rằng Tòa soạn có phương án can thiệp lập tức và hiệu quả khi phóng viên gặp nguy hiểm; Luôn đề phòng tình huống phóng viên bị gài bẫy ngược
Phóng viên nhập vai luôn có hai xu hướng: lo sợ và thiếu tỉnh tháo; hoặc mạo hiểm và liều lĩnh. Cả hai trạng thái tâm lý này đều đe dọa sự an toàn của họ; sự thành công của bài báo và rất khó để dự đoán hậu quả. Một tòa soạn có trách nhiệm phải bảo đảm rằng họ 100% an toàn. Điều này chỉ có thể được đảm bảo bằng sự chuẩn bị chu đáo của tòa soạn và tính kỷ luật của phóng viên. 



Trong ảnh là CTV Đông Trang (một sinh viên ĐH Hồng Bàng thực tập tại Pháp Luật TP.HCM). Trang báo cáo đề tài "Bán gái quê vào tổ quỷ", mục đích phanh phui những đường dây dụ dỗ gái quê đi làm lương cao rồi bán cho các ổ mại dâm ở ngoại thành TP.HCM. Để bảo vệ Đông Trang, 2 phóng viên đã phải giả làm xe ôm đậu gần ổ mãi dâm; một biên tập viên được giao nhiệm vụ liên lạc với cảnh sát hình sự. Vào 22h, khi CTV Đông Trang bị ép đi khách, 20 cảnh sát đã có mặt giải cứu và bắt giữ chủ chứa lẫn những tên bảo kê

☛ 8. Nếu phóng viên nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Tòa soạn phải liên hệ với cơ quan công an và trình bày rõ ngọn nguồn trước khi hành vi ấy diễn ra. Và  thiệt hại ấy phải nhỏ hơn nhiều lợi ích mà  PV đang bảo vệ

Trong ảnh là cảnh sát hình sự đang bắt giữ một cán bộ tòa án nhận hối lộ để chạy án từ nguồn tin do PV Pháp Luật TP.HCM nhập vai cung cấp, năm 2012



☛ 9. Việc sử dụng cộng tác viên, nguồn tin, bạn đọc phải dược sự đồng ý của Tòa soạn.
Những thông tin dù chính xác nhưng do nhân vật không có uy tín; có dấu hiệu thông tin ấy sẽ bị lợi dụng cho mục đích cá nhân của người cung cấp phải được loại bỏ; để tờ báo không bị biến thành công cụ phục vụ cho mục đích cá nhân của người khác.
Mặt khác, đề tài điều tra là tài nguyên của cơ quan báo chí, việc sử dụng cộng tác viên, thông tin viên không cẩn trọng có thể dẫn đến lộ đề tài, phá sản đề tài điều tra

☛ 10. Phải dừng ngay việc nhập vai để thực hiện nghĩa vụ công dân nếu việc tiếp tục nhập vai có thể gây hậu quả cho xã hội lớn hơn tác dụng mà bài báo mang lại.



Tháng 8-2007, trong vòng hơn một tháng, ba PV Thanh Tùng,Thái Hiếu và Thanh Mận thực hiện loạt điều tra về nạn chăn dắt ăn xin. Các PV đã thuê nhà trọ trong một "xóm ăn mày" ở quận 8 để ghi nhận việc 32 người già, trẻ em bị những kẻ chăn dắt đánh đập, ngược đãi khi thuê họ đi ăn xin. Khi việc ngược đãi tăng cấp và có dấu hiệu cho thấy các em bé có thể bị gây thương tích, Tòa soạn liên hệ vơi công an quận 8 phá ổ chăn dắt này. Các bản ảnh và băng hình do báo cung cấp được dùng làm chứng cứ xử lý. Trong vụ này, một em bé cho biết trước đó nhiều tháng đã bị đánh biến dạng xương bàn tay, do ngày đó ăn xin không đủ 300 ngàn

 5 NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP

☛ 1. Phóng sự điều tra luôn được duyệt bởi tập thể Ban Biên tập. Những nghi vấn về tính hợp lệ của chứng cứ phải được thảo luận kỹ bởi chuyên gia pháp luật của báo

☛ 2. Không sử dụng bất kỳ thông tin nào nếu không trả lời được câu hỏi: Phóng viên đã có được nó bằng cách nào? Cách đó có hợp pháp không?

☛ 3. Chỉ khởi đăng bài đầu tiên khi đã hoan thành cả loạt bài, không khởi đăng theo kiểu ăn đong, đăng bài trước khi chưa rõ diễn biến, nội dung của bài sau

☛ 4. Không sử dụng thông tin nếu nó có thể gây nguy hiểm cho nguồn tin hoặc cộng tác viên, cho phóng viên hoặc tờ báo.

☛ 5. Không bung toàn bộ thông tin trên mặt báo: Không đưa những thông tin mà đối tượng bị phê phán có thể hợp thức hóa. Những thông tin ấy sẽ được cung cấp khi cơ quan chức năng vào cuộc và lập thành biên bản; đăng tải công khai để công luận giám sát nhằm đảm bảo rằng nó không bị làm méo mó, hợp thức hóa.

Nguồn: Facebook Đức Hiển

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS