In Báo chí Điều tra Phóng sự

NHÀ BÁO DÙNG CÁI ĐẦU ĐỂ LÀM GÌ? (1)

ĂN XỔI Ở THÌ

  • Ông Nam Đồng, gần 20 năm trước, bảo phóng viên: "Trồng cây đậu bắp thì một tháng có ăn, trồng lúa thì ba bốn tháng, trồng cây ổi cây xoài mất mấy năm, còn trồng những cây danh mộc thì chục năm, trăm năm. Thành công không có chỗ cho thói ăn xổi. Phải biết trồng cây ngắn ngày làm lương thực nhưng đừng quên là hông có cây đậu bắp nào tồn tại lâu!"

Mình làm báo đã 20 năm. Không phải ỷ làm lâu năm rồi lên mặt, chứ mặt bằng chung của các nhà báo hiện nay đang đi xuống và phân hóa rất rõ. Một số ít các bạn học hành bài bản, giỏi ngoại ngữ, có cơ hội bứt phá và phát triển rất nhanh, một số -đông áp đảo- đơn thuần là những cái máy đánh chữ và chụp ảnh dạo. Vì sao?

Tuyển chọn dễ dãi:
Đây là cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng là vấn nạn. Nguyên nhân đầu tiên là sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện khiến các cơ quan báo chí cần người. Hai mươi năm trước đây, việc tuyển chọn và đào tạo rất khắt khe, nhiều tờ báo thử thách CTV trước khi ký hợp đồng  gắt không kém việc người ta thử thách quần chúng trước khi kết nạp đảng trong chiến tranh. Còn nay, thử việc một tháng là có thể được nhận. Có một số tờ gắt gao nhưng thời gian ấy cũng chỉ chừng hơn 1 năm, nhưng số này cực hiếm.

Thiếu kiến thức nền:
Cùng một sự kiện, một nhà báo có kiến thức và văn hóa dày chắc chắn sẽ khai thác sự kiện sâu hơn, viết bài hấp dẫn hơn; cùng một cuộc phỏng vấn, một nhà báo am hiểu vấn đề sẽ tranh luận, chất vấn, căn vặn thay vì nói như năn nỉ: “xin anh cho biết” hoặc “xin anh cứ cho biết nữa đi mà”. Một nhà báo giỏi sẽ buộc nhân vật phải lên tiếng, biết cách đặt trách nhiệm vào tay quan chức và đưa ra những cảnh báo: sự im lặng hoặc lấp liếm của quý vị sẽ được công chúng phán xét. Ngược lại, một nhà báo thiếu kiến thức lẫn bản lĩnh sẽ rơi vào các trường hợp: sợ mất lòng, mất quan hệ; không biết hỏi gì. Rốt cuộc anh ta hoặc không có bài, hoặc trở thành loa phát ngôn cho nhân vật.

Không biết liên tưởng:
Nhiều phóng viên chỉ có khả năng mô tả vụ việc nhưng không gom được các sự kiện hoặc hiện tượng đồng dạng để xâu chuỗi thành vấn đề. Khả năng khái quát và phân tích quá kém của họ đang là vấn nạn của các tòa soạn. Có phóng viên làm 4 năm rồi, năng suất giảm đi so với thời làm cộng tác viên, nhưng chưa bao giờ thấy anh ta viết được một bài hay hoặc thực hiện được một cuộc phỏng vấn đúng nghĩa. Nhiều lần mình hỏi: "Anh nghĩ ba năm nữa anh trở thành cây bút như thế nào?". Anh ta chỉ gãi đầu. Mà theo kinh nghiệm của mình, ba năm đầu tiên đủ định hình phong cách và tạo dấu ấn, nếu phát triển tốt, thành công sẽ nhân lên. Còn nếu không, có học thêm năm chục cái bằng thì cũng khó mà thành nhà báo giỏi.

Đại tá chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM trực tiếp đến Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp thu và sau đó xửu lý hàng loạt cán bộ chiến sĩ biên phòng Cảng SG nhũng nhiễu tàu hàng. Để thực hiện tuyến bài này, năm 2002, các PV Thuy Bình, Đức Thọ đã  cải trang thành "thực tập sinh thủy thủ tàu sông loại 1" để tiếp cận và ghi nhận.Đại tá chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM trực tiếp đến Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp thu và sau đó xửu lý hàng loạt cán bộ chiến sĩ biên phòng Cảng SG nhũng nhiễu tàu hàng. Để thực hiện tuyến bài này, năm 2002, các PV Thuy Bình, Đức Thọ đã cải trang thành "thực tập sinh thủy thủ tàu sông loại 1" để tiếp cận và ghi nhận.

Lười suy nghĩ, đào bới:
Phóng viên trẻ, thỉnh thoảng ngồi uống bia, hay so bì: “Bây giờ nhiều báo ra quá, ngày xưa báo cách nhật, giờ cạnh tranh từng phút, có một cái đề tài thì cả trăm đứa châu vào, không dễ như thời các anh!”.
Mình hỏi: "Sao cậu không tìm những đề tài mà ngoài cậu ra, ai đó có muốn cạnh tranh cũng không được?". Bạn ấy hỏi: “Làm gì có đề tài nào như thế?”.

Thời nào cũng có cái dễ và cái khó riêng. Cuộc sống phong phú như thế thì nhà báo không bao giờ hết đề tài. Mỗi ngày có bao nhiêu câu chuyện trên thế giới này, đất nước này có thể thành đề tài báo chí. Vấn đề là nhà báo có đủ lăn lộn và quan sát để nhìn ra nó hay không mà thôi! Đành rằng thời nay việc độc quyền xuất bản tin tức của các nhà báo đã bị xóa sổ khi ai cũng có một tài khoản facebook và cái smart phone trên tay. Tuy nhiên nếu nhìn theo chiều ngược lại, sự cạnh tranh đó cũng là cơ hội cho những suy nghĩ độc đáo của từng cá nhân, nó đưa anh vượt lên khỏi đám đông chen chúc trong các cuộc họp hay săn tin xe cán chó.

Mình lái xe đi tỉnh cùng bạn nhà báo ấy. Trươc mặt là mấy chiếc xe County 24 chỗ có dán decal: Xe thăm nuôi Z30D. Mình chỉ: "Đề tài kìa!". Y hỏi: "Đề tài gì anh?". Mình nói thử hai lần ngồi lên chuyến xe ấy, cậu sẽ có tư liệu để viết một cái hồ sơ hoặc loạt phóng sự xúc động. Mình kể cho cậu ta nghe hồi đó trên một chuyến xe như thế, mình thấy một bà cụ lần trong túi ra hai tấm ảnh, một đen trắng, một ảnh màu. Bà kể: cái hình trắng đen là hình thằng con đang ở trại tù, cái hình màu là con trai nó vừa thôi nôi. Ngày vợ sắp đẻ, anh chồng uống rượu say và xách dao đâm người hàng xóm, anh ta bị bắt mà chưa biết mặt con mình, rồi bà kể cô con dâu mới sinh xong ba tháng đã đi làm thuê tách vỏ hạt điều kiếm tiền nuôi con và gửi thăm nuôi chồng. Những chuyến xe thăm nuôi nối hai thế giới, giữa tự do và song sắt, là đề tài.

Anh bạn hỏi: "Thế mất bao lâu để viết được cái loạt bài ấy?". Mình nói một tháng hoặc vài năm. Một tháng nếu tập trung làm, vài năm nếu làm theo kiểu tích lũy, như mình. Mình có thói quen ghi chép kỹ và lưu giữ những cuốn sổ. Khi cảm xúc và tư liệu đã đủ, mình lật chừng chục cuốn sổ ra, gom các tư liệu cùng đề tài lại, lật các file ảnh trong máy tính rồi đi thực tế lần cuối để xem các nhân vật ấy giờ ra sao, và mất chỉ 1 tuần để viết. Mình nói với bạn ấy: "Tôi có hàng chục câu chuyện như thế ở hàng chục trại từ Tân Phước, Z30 A,D, Nam Hà...!".

Anh ta trả lời: Thế thì mất công quá!

Kỳ sau: THIẾT LẬP KÊNH PHẢN HỒI
  • Một bài báo viết ra, không có phản hồi, là bài báo vô tác dụng
  • Một bài báo viết ra, có phản hồi nhưng tác giả hoặc tòa soạn không nắm được, là tác giả và tòa soạn kém
Nguồn: Facebook Đức Hiển

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS