In Nghệ thuật

Paul Walker Dead at 40: Fast and the Furious Actor Dies In Car Accident


Paul Walker has died at the age of 40, his rep confirms to Us Weekly. The actor -- best known for his work in the Fast and the Furious franchise -- got into a single-car accident and explosion in Southern California and died Saturday afternoon.

PHOTOS: Stars we've lost in 2013
The Santa Clarita Valley Sheriff's Station confirms in a statement to Us Weekly that there were two fatalities in a traffic collision at approximately 3:30 p.m. Saturday. When deputies arrived, the vehicle was engulfed in flames. The Los Angeles Country Fire Department estinguished the flames, and two victims were prononced dead at the scene. The Coroner's Office is currently determining the identities of the victims, and the collision is still under investigation.
"It is with a truly heavy heart that we must confirm that Paul Walker passed away today in a tragic car accident while attending a charity event for his organization Reach Out Worldwide," a statement on his official Facebook page reads. "He was a passenger in a friend's car, in which both lost their lives. We appreciate your patience as we too are stunned and saddened beyond belief by this news. Thank you for keeping his family and friends in your prayers during this very difficult time. We will do our best to keep you apprised on where to send condolences. - #TeamPW."

PHOTOS: Stars gone too soon
A native of Glendale, Calif., Walker first broke out in Hollywood in the late 90s films Pleasantville and Varsity Blues. He then went on to appear in She's All That, The Skulls, and first joined the Fast and the Furious franchise in 2001. The actor reprised his role as Brian O'Conner in Fast & Furious 6 in 2013. Fast & Furious 7 was announced for a 2014 debut.

PHOTOS: Reality TV tragedies
While promoting his latest film Hours earlier this month, Walker revealed that his 15-year-old daughter, Meadow, recently moved to live with him last year after living with her mother in Hawaii. Walker welcomed Meadow with then-girlfriend Rebecca in November 1998.

usmagazine.com

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Đau đáu miền Trung

 Radiovietnam - Những “siêu bão” liên tiếp đổ vào miền Trung thời gian qua khiến mảnh đất nghèo khó này dồn dập hứng chịu đau thương.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đất nước mình hình chữ S với một phần bề cong chữ S vươn ra biển khơi mang lại cơ man cơ hội làm giàu với những bãi biển mênh mông cát, nắng và gió, với những thắng cảnh du lịch say đắm lòng người cùng những cầu cảng cho tàu bè hàng hóa vươn khơi, cho bà con ngư dân dong buồm mang về tôm cá. Nhưng bề cong chữ S - nơi khúc ruột miền Trung vươn ra biển lại cũng chính là nơi đầu sóng ngọn gió hứng chịu biết bao thiên tai bão lũ. 

Từ những cơn bão mang số đếm thứ tự lạnh lùng cho đến những cơn bão được gọi bằng những tên mĩ miều do xuất xứ của bão cứ năm này qua năm khác lừ lừ, lừng lững từ xa đổ gần vào dải đất vốn đã quanh năm vất vả gánh trĩu hai đầu đất nước. Trong và sau bão là đau thương, mất mát về người, là thiệt hại về vật chất, cảnh quan. Bão đổ vào, tàn phá, giằng giật đi từng tấm mái tôn, bức tường, dâng lũ ngút ngàn, cuốn phăng mùa màng, gia súc...

Đau đáu những tấm lòng hướng về miền Trung_radiovietnam.vn
Đau đáu những tấm lòng hướng về miền Trung. (Ảnh: K.T)
Chỉ riêng cơn bão số 11 đã làm miền Trung mất 26 người con và thiệt hại hơn 3.400 tỷ đồng. Riêng với Quảng Bình vừa trải qua sự tàn phá của cơn bão số 10, đau thương còn chưa kịp nguôi ngoai thì cơn bão số 11 tiếp tục đổ vào... Thêm 12 người vĩnh viễn ra đi, lại hàng ngàn mái nhà trống hoác, hàng chục nghìn ngôi nhà ngập trong nước, hàng chục nghìn con vật nuôi bị lũ cuốn trôi, vài chục nghìn héc-ta lương thực và hoa màu mất trắng. Thiệt hại mà cơn bão số 11 gây ra cho Quảng Bình lên đến 430 tỷ đồng. Những con số chứa đầy đau thương. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên dường như càng ngày càng nghiệt ngã hơn mà một phần rất lớn là do chính sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. 
Với sự sẻ chia thơm thảo, rất nhiều đoàn cứu trợ đã hướng về miền Trung, về các tỉnh bị thiệt hại lớn. Mỗi địa phương trong cả nước, mỗi tổ chức đoàn thể, xã hội, mỗi doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp - mỗi nơi bằng những hình thức khác nhau chuyển hàng cứu trợ về miền Trung. Đâu đâu cũng đau đáu những tấm lòng hướng về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... nơi những con người trong khó khăn, bão tố, đang chắt chiu lo toan vượt lên, bươn trải để khôi phục sau bão. 

Người Việt mình bao đời nay có truyền thống nhường cơm sẻ áo, bầu bí chung giàn, nay trong lúc khó khăn, dù chung dù riêng vẫn lá lành đùm lá rách, sự hỗ trợ của các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và những cá nhân đã ghé vai kịp thời chia sẻ một phần gánh nặng lo toan.

Thật cảm động có những chuyến xe đầy ắp hàng cứu trợ chỉ một lái xe và một người áp tải băng qua những chặng đường bão lũ, giao hàng đến tận tay mỗi gia đình khó khăn. 

Những tấm lòng như thế vẫn đang hướng về miền Trung, những chuyến hàng, những toa tàu chất đầy gạo, mì, quần áo, chăn màn, võng, bạt, thuốc men, nước uống... vẫn lăn bánh về miền Trung cứu trợ khẩn cấp những ngày sau bão. Rất nhiều chính sách, giải pháp và sự hỗ trợ trực tiếp của các ban ngành, đoàn thể và người dân cả nước đã và đang được tập trung cho miền Trung trong nỗ lực khôi khục cuộc sống bình thường sau bão. Bà con miền Trung đang gom nhặt, sửa chữa, dựng lại cửa nhà, trường lớp, khôi phục ruộng vườn, nhân lại đàn gia súc gia cầm. Cho dù nhiều mái nhà đã và đang được gia cố trở lại, trường học đã được dọn quang, trẻ em lại đến trường. Nhưng trong số các em trở lại lớp hôm nay, có em còn đi chân đất, có em chưa đủ bữa sáng, có cả những em không còn cha hay mẹ nữa.

Vậy mà đâu đó vẫn có những câu chuyện không vui. Ấy là những chuyến cứu trợ mang tính chất bề nổi, làm theo kiểu trống dong cờ mở, khoa trương... Rồi cả đâu đó những lô hàng xấu xí, kém chất lượng, những chiếc áo hôi bẩn, cũ nát. May thay, những hiện tượng ấy chỉ là hãn hữu. 

Giờ này, những cơn bão dữ vẫn đang đe dọa, rình rập đổ về miền Trung ruột thịt - nơi phần chữ S vươn biển lại gồng mình chờ bão!

PHẠM HÙNG - BÁO VOV 

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội Văn hóa

Những 'chuyện lạ' đáng học tập từ đất nước Nhật bản

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không thấp. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Suốt 6 tiếng trong chuyến bay từ Tokyo về Việt Nam không khi nào tiếp viên ngơi tay. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là "quỳ xuống", giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của mọi hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người vô cùng ấn tượng. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật giao tiếp.
Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
“No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Theo SOI

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Câu hỏi này đã được nhiều người đặt ra, vì sao người Việt rất dễ tiếp nhận văn hóa truyền hình của Hàn Quốc nhưng khó khăn khi xem một bộ phim Nhật? Tòa soạn xin trích dẫn tâm sự của Mẹ Masao (đang sống ở Nhật Bản) chia sẻ với cả nhà vì sao có sự khác biệt đó.

Hồi rồi qua Nhật chơi với Masao (M), bà ngoại Masao hiện đang làm cho một project của Nhật tại Việt Nam (VN) có kể chuyện, bà nói với ông sếp Nhật là tại sao Nhật không free bản quyền phim truyền hình cho VN như Hàn Quốc đang làm để quảng bá văn hóa đến người Việt Nam đi. Mẹ Masao nghe vậy phải giải thích cho bà ngay. Thứ nhất nếu nói về chuyện xuất khẩu văn hóa thì người Nhật đã đi trước dân Hàn Quốc đến cả thập kỷ thông qua truyện tranh rồi. Thứ hai là bản quyền phim truyền hình của Nhật rất đắt nên các đài Việt Nam không mua nhiều. Thứ ba, lý do quan trọng hơn cả, theo mẹ M thì là người Việt Nam có xu hướng ưa thích phim Hàn hơn phim Nhật do văn hóa giữa hai bên có nhiều nét tương đồng hơn, trong khi đó văn hóa Nhật lại khác biệt hẳn và có phần khó hiểu đối với người Việt Nam, nên có lẽ việc đài th lựa chọn phim Hàn chiếu sẽ ăn khách và hợp thị hiếu người Việt hơn

Trước hết là sự khác biệt về văn hóa. Nói một ví dụ nho nhỏ thế này. Mẹ Masao xem bộ phim hài của Hàn “The man who cant get married”, có cảnh mấy cô nhân vật chính xồng xộc xông vào nhà nhân vật nam vì tò mò nhà anh này thế nào. Ở Nhật không có văn hóa hành xử như vậy, đối với người Nhật đó là hành vi khiếm nhã cấm kị. Người Nhật cũng ko có kiểu quen nhau bắt nguồn từ va chạm rồi hùng hục gấu ó bắt nhau xin lỗi, (từ đây sẽ nảy sinh vô số các tình huống và quan hệ giữa các nhân vật- motif đặc phim Hàn). Hoặc cách biểu lộ tình cảm của người Nhật thường kín đáo, kín đáo ngay cả trên nét mặt chứ không chỉ lời nói, cử chỉ… chứ không thấy có kiểu phồng mang trợn má “ô tô kê”, “ Mố…” như mấy nhân vật trong phim Hàn. Nếu xuất hiện cảnh một bà mẹ đau khổ, thì diễn viên trong phim Hàn hay có cách thể hiện là đấm ngực thùm thụp khóc nức nở than trời, còn trong phim Nhật thường chỉ thấy nhân vật khóc lặng lẽ hoặc cầm khăn chấm nước mắt. Tính cách người Việt cởi mở, thích thể hiện tình cảm nên có thiên hướng thích kiểu hành xử và biểu lộ vô tư, tự nhiên, có phần làm quá của phim Hàn. Khác biệt văn hóa làm nên khác biệt trong việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa giải trí là vậy.

Trước khi qua Nhật mẹ Masao cũng xem kha khá drama của Nhật, nhưng chỉ tới khi qua Nhật, biết một tẹo tiếng Nhật, cách nói vòng vo, kín đáo, ý tứ ẩn dấu của người Nhật, rồi cách nghĩ cách hành xử… thì xem phim mới cảm thấy ngấm một cách sâu sắc và hiểu hơn rất nhiều nội dung phim. Mẹ Masao không dám nói hàm hồ nhưng mình nghĩ nếu khán giả không hiểu nhiều về văn hóa ứng xử của người Nhật khi xem phim Nhật khả năng cảm nhận sẽ không đạt được 100% nội dung phim muốn truyền tải. Để lý giải sâu điều này, mẹ Masao xin đưa ra ví dụ sau. Có một cảnh này trong bộ phim Osen mà mẹ Masao nhớ mãi, đại để là nhân vật chính – Osen ( chủ nhà hàng ), một người rất cổ điển hẹn hò với một anh phó giáo sư trẻ tuổi. Hai nhân viên của Osen đi theo rình rập, vô tình va phải anh phó giáo sư khiến cho tiền của một trong hai nhân viên bị rớt ra ngoài. Anh PGS ngay lập tức xin lỗi và cùng xắn tay lên tìm những đồng xu bị rớt cùng 2 anh nhân viên kia. Tìm hoài mà thấy vẫn thiếu 500Y, mà lại đang vội vã đến nơi hẹn, nhưng anh PGS vẫn quyết tâm tìm đến cùng, cuối cùng cũng phát hiện ra đồng 500Y trong bể nước, thế là xắn tay áo vớt lên cho khổ chủ. Nếu là văn hóa của Việt Nam thì sao, chúng ta sẽ ngay lập tức rút 500Y ra đền bù, hoặc ko có thì xin lỗi người ta.

Nhưng cách hành xử của nhân vật này là cách hành xử “rất Nhật”, rất tôn trọng đối phương và tôn trọng đồng tiền, dù đồng 500Y này giá trị cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nấu bạn chỉ trả lại cho đối phương 500Y, thì dù không bị thiệt 500Y mất đi, người ta vẫn có cảm giác hụt hẫng không hài lòng. Chi tiết này về sâu sa nó phản ánh tính cách rất nguyên tắc, rất trách nhiệm và biết tôn trọng “cảm giác của người khác” của anh PGS- những phẩm chất mà người Nhật rất coi trọng. Tất nhiên là chứng kiến cảnh này thì cô Osen đã nảy sinh tình cảm tốt đẹp với anh PGS kia.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?
Phim Hàn hội dù dàn sao lung linh.

Hoặc nếu người Việt Nam không hiểu văn hóa ijime (bắt nạt) của người Nhật, khi xem phim sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao một số nhân vật khi bị chơi xấu, đì lên đì xuống lại không có đường phản kháng.

Một điểm nữa khác biệt của phim Nhật với phim Hàn đó là ở các giá trị nội dung. Phim Nhật thể hiện rất rõ suy tư sâu sắc và trí tưởng tượng bay bổng của người Nhật: chủ đề trong phim rất rộng, người Nhật có thể làm phim về tình yêu, tình bạn, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống, thế giới siêu tưởng, một vấn đề nào đó đang là trào lưu trong xã hội, các giá trị truyền thống, đấu trí, trinh thám hình sự, bạo lực học đường…

Vì đề tài quá rộng nên với những người chỉ thích vài phim nhất định sẽ khó tiêu được phim Nhật nếu lỡ xem phải thể loại đề tài mình ko thích. Hơn nữa để truyền tải những giá trị này, có những phim nó hầu như chả có cốt truyện thắt mở gì, cũng không éo le cây tre trăm đốt để người ta phải hồi hộp, cứ đều đều thế thôi. Ví dụ như mẹ Masao xem cái phim:”Hard to say I love you”, nó nói về một nhóm bạn chơi cùng nhau, mỗi người một bí mật ẩn giấu trong cuộc sống, rồi người này yêu chéo người kia… nhưng qua đó nó thể hiện nhiều khía cạnh đa dạng của cuộc sống, buộc người ta phải chiêm nghiệm rất nhiều.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Nội dung phim Nhật phản ánh cả lối sống, con người Nhật

Tương tự kiểu phim này có phim Last Friend từng rất nổi tiếng ở Nhật, cũng chả có cốt truyện dẫn dắt gì, nhưng nó phản ánh tình yêu đơn phương, nạn bạo lực gia đình, đồng tình luyến ái, giá trị của tình bạn… đủ cả. Đặc biệt là với cách thể hiện tình cảm có phần rụt rè, ít biểu lộ cảm xúc và chia sẻ ý nghĩ của các nhân vật khiến cho phim nó có sự mơ hồ, ám ảnh rất lâu. Nếu xem phim để giải trí không thôi thì mình nghĩ người Việt Nam sẽ không thích những phim kiểu này. Trong khi đó phim Hàn dễ hiểu và dễ đón nhận hơn với người Việt, vì nội dung trong phim Hàn thường nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cạnh tranh thương trường, lên xuống thắt mở kịch tính tạo nên chất giải trí rất rõ rệt.

Cũng vì gắn liền với cuộc sống đời thường nên các nhân vật trong phim Nhật thường ít trai xinh gái đẹp, quần áo cũng không trau truốt bảnh bao như phim Hàn. Về điểm này thì phim Hàn ăn điểm với người Việt Nam hơn phim Nhật là chắc.


Xem phim truyền hình của Nhật nhiều rồi, mẹ M dần tự nhiên lại không khoái xem phim Hàn nữa vì tính chất phim nó khác nhau quá. Hôm nay có bạn trên Facebook của mẹ Masao nói về cuộc xâm lấn văn hóa của Hàn Quốc và nguy cơ trở thành thuộc địa văn hóa tại Việt Nam, mẹ Masao nghĩ rằng, nếu có thể chắc chắn mẹ M sẽ không thuộc cái số người bị ảnh hưởng trào lưu đó, vì mẹ M cảm nhận được những giá trị mà phim truyền hình Hàn Quốc đem lại nó chỉ ngừng lại ở bề mặt như thời trang, áo quần, ẩm thực… chứ cách nghĩ, cách suy tưởng, hành động… những thứ thuộc về tâm hồn của người Hàn nó không được phản ánh rõ, tạo cảm hứng cho người ta muốn hiểu, muốn học, muốn cảm nhận và muốn thay đổi như phim Nhật. Đó chỉ là cảm nhận cá nhân, không áp đặt cho ai cả và cũng không có ý định chê bai phim Hàn.

Read More

Share Tweet Pin It +1

1 Comments

In Đời sống xã hội

Sốc phản vệ vì ăn... rươi

         Chỉ chưa đầy 20 ngày, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận khá nhiều ca dị ứng nặng do ăn rươi nhập viện. Trong số đó, có bệnh nhân bị tụt huyết áp, trụy mạch...

Đây là trường hợp của bệnh nhân P.M.T, 33 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội, cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội trong tình trạng khó thở nặng, toàn thân phù nề, nổi ban, nói khó, chóng mặt, nôn, tụt huyết áp. Theo người nhà bệnh nhân, do có tiền sử dị ứng với một số thức ăn lạ nên khi nhà làm chả rươi, bệnh nhân đã ăn “rất dè dặt”, chỉ một miếng nhỏ. Sau khi ăn khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy lưỡi, môi bị tê bì, sau đó cảm giác tê bì lan ra toàn cơ thể. Dù đã cố gắng gây nôn, nhưng chỉ chưa đầy 30 phút sau khi ăn, bệnh nhân khó thở và chóng mặt, không thể tự đi lại.

Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc - BVĐiều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc - BV  Bạch Mai. Ảnh: Trần Minh

May mắn hơn bệnh nhân P.M.T, chị V.T.T.H, 30 tuổi ở Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội, sau khi ăn chả rươi thấy cảm giác ngứa toàn thân, nổi mẩn đỏ và tiêu chảy đã được gia đình đưa ngay vào BV Quân đội 354 cấp cứu. Cũng trong ngày chị H. cấp cứu, BV Quân đội 354 cũng tiếp nhận thêm 2 ca khác đều là “nạn nhân” của ngộ độc rươi.

Gần đây nhất ngày 21/11, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân T.L.L, 22 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội. Do đã từng bị ngộ độc rươi cách đây nhiều năm nên L. hoàn toàn “cạch mặt” món ăn được coi là đặc sản ngon bổ nổi tiếng này. Đi ăn sinh nhật một người bạn, L. tưởng món chả rươi là chả thịt lợn thông thường nên gắp ăn ngon lành. Đến khi phát hiện miếng “chả lợn” có vỏ quýt cũng là lúc L. sưng phồng hết mặt, mắt sưng híp lên, nôn và khó thở. L. đi cấp cứu trong tình trạng tụt huyết áp, lạnh run toàn thân, khó thở, xét nghiệm thấy máu cô đặc vì mất nước do nôn và đi ngoài quá nhiều...

Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường

Trao đổi với PV chiều ngày 25/11, TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết: Rươi là loại thực phẩm giàu đạm, đạm trong thịt rươi có nhiều chất khác với đạm trong thịt lợn, thịt bò nên dễ gây dị ứng. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm như một dị nguyên, ngấm vào ruột, vào máu, gây phản ứng cho cơ thể. Ngoài ra, để bảo quản rươi được lâu, nhiều người dân hay các nhà hàng, quán ăn thường bảo quản rươi trong tủ lạnh. Việc bảo quản lạnh quá lâu, không đúng quy trình, không hợp vệ sinh có thể khiến rươi bị nhiễm độc tố của vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là độc tố tụ cầu gây tiêu chảy.

Cấp cứu cho bệnh nhân tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: TMCấp cứu cho bệnh nhân tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: TM

TS. Phạm Duệ cảnh báo: Nếu sau khi ăn rươi xuất hiện các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban, có thể tê bì vùng lưỡi, miệng, hoặc tê bì toàn bộ vùng mặt, chân tay; người bệnh cũng có thể bị nôn, đi ngoài; những trường hợp nặng có thể bị tụt huyết áp, suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê, mất ý thức... cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.

Bởi các triệu chứng ngộ độc rươi có thể xuất hiện từ từ sau vài giờ hoặc nửa ngày sau khi ăn, nhưng cũng có những trường hợp tối cấp, triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút, gây ra phản ứng sốc phản vệ và bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người có tiền sử dị ứng với một số thức ăn giàu đạm như hải sản, nhộng... nên tránh ăn rươi. Đặc biệt lần ngộ độc sau sẽ nặng và nguy hiểm hơn lần ngộ độc trước rất nhiều do cơ thể phản ứng mạnh với dị nguyên gây ngộ độc nên người dân cần thận trọng khi ăn các thức ăn lạ.  

Theo Lê Vũ
Sức khỏe và Đời sống

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Hiện Tượng Bóng Đè

[​IMG]

Sau nhiều lần bị bóng đè, chị Nguyễn Thị Ái, xóm 5, xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa đi kể chuyện, nhiều người bảo đó là do "ma" đè. Phải nhờ thầy cúng làm lễ may ra con ma đó mới ra khỏi cơ thể, nếu không nó sẽ đeo bám dai dẳng, làm cho gia đình chị lụi bại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, không liên quan đến ma quỷ.


Hoang mang vì bị bóng đè!

Tính đến nay, gia đình chị Ái chuyển về nhà mới đã được một thời gian. Hai vợ chồng bài trí phong thủy cho căn nhà khá công phu. Thế nhưng, "không hiểu sao đêm nào tôi cũng ngủ mơ. Giấc ngủ cứ chập chờn theo kiểu nửa thức nửa tỉnh. Trong trạng thái đó, tôi thấy có những con vật không rõ hình hài làm cho đầu óc tôi như phát điên, khó thở. Mặc dù vẫn tỉnh táo, nhưng tôi không thể cựa quậy, tứ chi bất động, cảm giác như có vật nặng đè lên người. Phải một lúc lâu tôi mới vùng dậy được. Sự việc đó đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi rất hoang mang", chị Ái tâm sự.

Nhiều người biết chuyện, phán rằng chị bị "ma" ám, khuyên chị phải đi mời thầy cúng về nhà làm lễ, để xua đuổi con ma đó ra khỏi người, nếu không nó sẽ ám chị, gia đình chị kiểu gì cũng có những chuyện không hay.

GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc chị Ái đêm ngủ mơ sảng như vậy, đơn thuần là biểu hiện của bóng đè, do làm việc quá sức, bị căng thẳng, cơ thể không khoẻ. Không có chuyện ma quỷ đè lên người khi chúng ta ngủ. Chị Ái không nên nghe theo lời bàn tán của mọi người để "làm mồi" cho thầy cúng "ăn tiền".

"Theo thuyết phong thủy thì những người bị bóng đè liên tục thường do chính mảnh đất của họ đang ở. Vì vậy, khi mua đất làm nhà các gia đình phải tìm hiểu, tính toán thật cẩn thận xem tâm và hướng đất đó có phù hợp với tuổi của mình không. Nếu vị trí đất đó không tốt sẽ phát ra từ trường xấu làm ảnh hưởng đến chủ nhà. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và việc làm ăn của mọi người trong gia đình", ông Tiến nhấn mạnh.
Nằm dưới xà nhà là bị bóng đè

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học và Ứng dụng (UIA) cho biết: Người ta cho rằng, do đặt giường ngủ ở vị trí xà nhà, dầm nhà nên khi ngủ bị bóng đè. Theo triết học phương Đông, mỗi con người được thị hiện bởi 2 thành tố: Phần thực thể (phần vật chất nhìn thấy bằng sắc tướng) và phần tâm thể (phần vật chất vô hình, mắt thường không nhìn thấy).

Trong phần tâm thể có 3 hình thái là hồn, vía và phách. Thể hồn luôn gắn liền với thân xác khi con người còn sống, khi chết thì "hồn lìa khỏi xác". Còn thể vía và phách có khi bị "thất tán" ngay cả khi con người còn sống, cho nên mới có câu "Sợ mất vía" hoặc "Hồn xiêu phách lạc". Thể vía và thể phách như một "chiếc *g" bao quanh cơ thể sinh học. Độ lớn của "chiếc *g" đó có quan hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan.

Nói một cách trực giác là khi ta nghe thấy tiếng súng từ xa đã sợ rồi, nhưng với người điếc dù ở gần vẫn "điếc không sợ súng". Khi các giác quan bị đóng (ví dụ như khi ta ngủ) thì "chiếc *g" có thể bị thu hẹp nhưng nó vẫn còn hữu hiệu trong cự ly từ 2 - 3m.

Tác động của môi trường vào cơ thể sinh học trước hết phải xuyên qua "chiếc *g" này. Nhiều khi sự tác động của môi trường chưa tới được cơ thể sinh học, mà mới chỉ chớm đến "chiếc *g" là cơ thể đã nhận biết được. Ví dụ: Khi một đứa trẻ mới vài ba tháng tuổi, có người lạ đến dù còn cách vài mét mà nhìn chằm chằm với thái độ không thân thiện thì đứa bé sợ hãi và khóc ngay, nhưng khi mẹ đứa bé chạy lại (tuy còn cách xa vài ba mét) mà nó đã thấy "yên lòng" rồi.

"Khi ta ngủ dưới xà nhà, dầm nhà cũng vậy. Tuy nó không trực tiếp tác động lên cơ thể chúng ta mà nó tác động lên thể phách và thể vía, khiến ta có cảm giác như có vật gì tác động vào, khiến người ngủ say có cảm giác bất động. Nó giống như cục nam châm, đặt bên đồ vật kim loại, khi đặt gần thì sẽ hút nhau. Xà nhà càng gần giường ngủ thì chúng ta càng có cảm giác bị bóng đè nhiều hơn", TS Khanh giải thích.

Bóng đè chẳng ai nhìn thấy, nhưng lại "cảm thấy" rất rõ, hầu như ai cũng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Có người cho rằng, những người thường xuyên bị bóng đè là do yếu bóng vía. Mỗi loài trong thế giới tự nhiên đều có những "khắc tinh" khống chế nhau, do vậy khi gặp "khắc tinh" liền bị ’bắt vía". Ví dụ như, con rết nhìn thấy con sên là bủn rủn chân không thể bò được nữa mặc dù rết bò nhanh hơn sên.

Hướng nhà xấu dễ bị bóng đè

TS Khanh cho hay, hướng nhà không tốt cũng dễ bị bóng đè khi ngủ. Như cổng chính hoặc cửa nhà đối diện với ngã 3 ngã 4 tạo thành đường thẳng đâm vào nhà, nhất là những nhà ở thành phố. Khi đó sóng bức xạ thứ cấp, tia hồng ngoại của người và các loại xe cơ giới ngoài đường sẽ phóng thẳng vào nhà, gây cho cơ thể chúng ta có cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Người lúc nào cũng trong trạng thái lâng lâng, chóng mặt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, về đêm dễ xảy ra hiện tượng mê sảng, mệt mỏi khi ngủ.

"Khi làm nhà nên chọn vị trí phù hợp để thiết kế cửa chính, cửa sổ. Để hạn chế việc bị bóng đè do yếu tố phong thủy thì cấu trúc nhà ở, đồ dùng trong nhà nên được tạo thành hình khối uyển chuyển, tránh các hình khối có dạng nhọn, sắc, làm cho tâm trí có phản ứng đối kháng. Hoặc là, phòng ngủ quá to thì gây cảm giác hoang mang, trống trải, phòng ngủ nhỏ quá lại tạo cảm giác bức bối, gò bó và cũng dễ gây hiệu ứng bóng đè. Do vậy, kích thước phòng ngủ vừa phải, vuông vắn, giường kê cách xa cửa chính, không đối diện với nhà bếp hoặc phòng vệ sinh là tốt nhất. Không nên kê giường ngủ dưới các thanh xà hoặc dầm gỗ, dầm bê tông. Vì ở các vị trí đó dễ bị cảm giác "xà đè" hoặc "bóng đè", TS Khanh chia sẻ.
"Bóng đè là hiện tượng bình thường của giấc ngủ, hoàn toàn không liên quan đến ma quỷ. Chúng ta nên ăn uống, làm việc điều độ và luyện tập để có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, khi xây hoặc mua nhà cần lưu ý đến các yếu tố về phong thủy như hướng nhà, cách bài trí đồ đạc... "
GS.TS Nguyễn Trường Tiến (Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam)

"Chúng ta nên đặt giường ngủ nơi con chó thích nằm nhất, vì chó có cảm nhận đặc biệt, tránh xa các luồng ác xạ. Ngược lại, con mèo thường chọn nằm chỗ có nguồn phóng xạ cường độ mạnh. Bộ lông của nó hấp thu dễ dàng điện tích tĩnh của từ trường. Vì thế, chúng ta nên tránh đặt giường ngủ nơi mèo thích ngủ vì dễ bị ảo giác bóng đè."
TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Tin học và Ứng dụng - UIA)
Nguồn: kienthuc.net.vn     

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM

 Sự chênh lệch tới gần nửa mét chiều cao của cặp đôi này khiến người thì thấy khó tin, người thì ái ngại. Nhưng nếu ngắm nhìn họ bên nhau ngập tràn vui vẻ, hay cách họ nói về nhau, bạn sẽ chỉ còn lại cảm giác rung động.

Trần Xuân Tiến - nickname Kaydy Trần - là một gương mặt không còn xa lạ đối với teen Sài Thành. Không chỉ là nhân vật hóm hỉnh xuất hiện trong các clip hài gây sốt của nhóm hài nổi tiếng DamTV, Kaydy Trần có một ngoại hình đặc biệt, dáng người “hạt tiêu” của một cậu học sinh tiểu học với chiều cao 1m26. Ngoại hình ấn tượng, nụ cười tươi tắn luôn rạng ngời và một phong thái tự tin, vô tư yêu đời khiến Kaydy được rất nhiều bạn trẻ yêu mến.
Thật bất ngờ khi biết anh chàng “nấm lùn” ngộ nghĩnh này lại đang có một chuyện tình yêu long lanh với một cô nàng người mẫu chân dài là Lê Thanh Thảo. Lê Thanh Thảo từng ghi dấu qua sân chơi VN’s Next Top Model 2012 (Thanh Thảo dừng chân ở top 10) và hiện đang hoạt động với vai trò người mẫu tại Sài Gòn. Kaydy và Thanh Thảo đều sinh năm 1993. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật thì cả 2 vẫn đang theo học tại các trường đại học. Sự chênh lệch chiều cao quá lớn khiến chuyện tình của họ trở nên đặc biệt và được quan tâm hơn bao giờ hết. 

Sở hữu ngoại hình nhỏ bé nhưng Kaydy Trần chẳng hề tự ti về điều đó. Ngược lại, cậu bạn 20 tuổi này còn sống rất vui vẻ bên cạnh bạn bè, biến sự "nấm lùn" của mình trở thành một điểm mạnh gây ấn tượng với các bạn trẻ qua các clip hài.
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 2

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 3
Lê Thanh Thảo với chiều cao 1m75 hiện đang là người mẫu. Cô nàng từng gây ấn tượng ở VN's Next Top Model 2012.
Vì cả 2 đều tham gia các hoạt động nghệ thuật, là những người có sức ảnh hưởng nhất định nên trang cá nhân cửa từng người sở hữu lượng người theo dõi đáng kể. Dù chuyện tình cảm của cặp đôi này có điểm thu hút sự chú ý nhưng dường như Kaydy và Thanh Thảo chẳng ngại ngần việc đó. Họ công khai mối quan hệ hẹn hò ở phần thông tin cá nhân, cũng như thường xuyên khoe những hình ảnh “đũa lệch” hạnh phúc. Cặp đôi này cũng luôn dành cho nhau những cử chỉ, hành động thân mật, âu yếm và luôn tràn ngập sự hài hước, vui vẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, Kaydy còn tự tin cười tươi pose hình cạnh bạn gái trong tình trạng cô nàng đang mang một đôi giày cao gót cao “vống”.
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 4
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 5

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 6

Thường xuyên nhắc đến nhau trong những bức ảnh, status của mình.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 7

Câu caption tình cảm của Kaydy dành cho Thanh Thảo: "Luôn song hành như thế này nhé!"

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 8
Cover dễ thương của Kaydy Trần.

Mỗi tấm hình khi được post lên kèm theo những status ngọt ngào đều nhận được lượng like, share và lượng bình luận “khủng” từ cư dân mạng. Tất cả mọi người đều tỏ ra ngưỡng mộ, trầm trồ trước sự hạnh phúc của cặp đôi. Sự công khai xuất hiện bên cạnh nhau của 2 người đã chứng tỏ một điều rằng không hề mặc cảm hay tự ti về ngoại hình hay sự chênh lệch, mà ngược lại còn rất hãnh diện về “đối phương”. Thế mới biết tình yêu thật sự sẽ vượt qua mọi rào cản về ngoại hình, tuổi tác hay hoàn cảnh khác biệt.
Bên cạnh công việc thường ngày của mình, Thanh Thảo còn rất quan tâm và ủng hộ nhóm hài DamTV của bạn trai. Cô nàng thậm chí còn xuất hiện trong một số clip hài của nhóm với vai trò là diễn viên và nhận được nhiều sự khích lệ từ khán giả. Trên facebook của mình, Thanh Thảo cũng thường xuyên chia sẻ những clip mới của nhóm cũng như ảnh chụp chung với các thành viên trong DamTV. 
Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 9

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 10

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 11
Cả 2 thường xuyên chia sẻ trên trang cá nhân những hình ảnh nhắng nhít, hài hước nhưng đầy hạnh phúc như này.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 12

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 13

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 14

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 15

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 16
Thân thiết với nhau ở mọi lúc, mọi nơi.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 17

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 18
Dù bạn gái đang mang 1 đôi giày cao gót nhưng Kaydy vân tự tin mìm cười chụp hình.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 19
Thậm chí còn có người làm tặng cặp đôi này hình chibi cực dễ thương.

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 20

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 21

Chuyện tình rung động của chàng “tí hon” 1m26 và cô người mẫu 1m75 của VNTM 22
Những tấm hình tự sướng cực dễ thương và đầy niềm vui luôn tràn ngập trên facebook 2 người.

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

Nhật Bản luôn đi đầu trong việc giúp đỡ các dân tộc gặp khó khăn trên thế giới?

Vì sao Nhật Bản luôn đi đầu trong việc viện trợ các nơi gặp khó khăn trên thế giới? Vì họ giàu ư? Không phải, điều làm lên sức mạnh bất diệt của người Nhật là tinh thần dân tộc tiềm ẩn sâu bên trong mỗi con người Nhật.

Nước Nhật, đất nước hứng biết bao nhiêu thiên tai. Họ có những nổi đau, song không vì thế mà trở nên hẹp hòi… Họ chưa bao giờ nghĩ rằng “dân tộc tôi cũng chịu nhiều thiên tai, tôi lo cho tôi còn không hết, lấy đâu lo cho các người”… Họ chưa bao giờ đổ lỗi cho thiên tai khi kinh tế trì trệ, họ không đổ lỗi cho chiến tranh đã tàn phá đất nước họ, họ đứng lên trên đống đổ nát… Không như bao kẻ chỉ suốt ngày ôm mớ hoang tàn mà than thở “chỉ tại thiên tai,tại bom đạn nên tôi nghèo”… Đó là điều không phải dân tộc nào cũng làm được.

Nhật Bản giàu có? Đúng nhưng chưa đủ vì nếu so về độ giàu có thì Mỹ, Anh, Pháp, Nga… cùng giàu. Họ lãng phí ư? Cũng không phải vì người Nhật sống rất cần mẫn đến bữa ăn hàng ngày dù ít nhiều họ vẫn không bao giờ để thừa thức ăn hay đi mua sắm họ luôn có thói quen tích trữ tiền lẻ. Vậy thì vì sao? Tôi nghĩ đó là do một phần lớn NHÂN CÁCH của người Nhật.

Trong cơn bão Hayan đổ bộ vào Philippines vừa qua, Nhật Bản là một trong những nước ủng hộ và viện trợ cho nước bạn sớm nhất. Đó là điển hình nhân cách của người Nhật, một trong những nhân cách lớn không phân biệt biên giới hay địa lý. Bất kỳ trên thế giới, nước bạn nào gặp khó khăn về thiên tai hay dịch bệnh Nhật Bản đều hỗ trợ rất chân thành và khẩn cấp vì hơn ai hết họ hiểu được giá trị của mạng sống con người và là dân tộc thấm thía hơn ai hết nỗi đau khi phải hứng chịu những thảm họa từ thiên tai hay bệnh tật.
Cùng ngắm lại những bức ảnh cảm động của người Nhật đã làm cho người dân Philippines trong cơn bão lịch sử vừa qua.

Vì sao Nhật Bản luôn đi đầu trong việc giúp đỡ các dân tộc gặp khó khăn trên thế giới?
Hũ tiền quyên góp

Đây là hũ tiền quyên góp được đặt ở phía quầy thu ngân của các cửa hàng Combini hệ thống Lawson ( có thể các hệ thống khác cũng tham gia ), trong ngay 11/11 đến 30/11 tất cả tiền quyên góp sẽ được chuyển tới quỹ hỗ trợ người dân Philippin do hội chữ thập đỏ Nhật bản thực hiện. Nhật Bản không chỉ dừng lại ở hình thức viện trợ từ chính phủ mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật vẫn cố gắng trích từ những khoản tiền hàng ngày để giúp đỡ nước láng giềng.

Một người dân Nhật Bản chia sẻ: “Chúng tôi người dân xứ Phù Tang, từng là nạn nhân của sóng thần, của động đất; chúng tôi hiểu, chúng tôi thông cảm, chúng tôi ân cần mở rộng vòng tay cứu bạn, người dân Phi đau khổ trong cơn thảm nạn, hãy can đảm lên!”
Vì sao Nhật Bản luôn đi đầu trong việc giúp đỡ các dân tộc gặp khó khăn trên thế giới?

Các nhân viên y tế của Nhật Bản lên đường đi Philippines để thực hiện sứ mạng cứu trợ nhân đạo.
Được biết, nhóm cứu trợ y tế Nhật có các thành viên gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ và nhân viên y tế. Nhóm này cung cấp thuốc men và có thể tiến hành các ca tiểu phẫu. Bác sĩ Tomioka nói các bác sĩ Nhật hiện đang khám khoảng 200 bệnh nhân/ngày.
“Người Philippines đã giúp chúng tôi trong thời gian Nhật bị sóng thần. Giờ là lúc chúng tôi trả ơn”, bác sĩ Tomioka trong đoàn cứu trợ y tế nói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế Nhật Bản được cử sang Philippines để giúp đỡ nạn nhân siêu bão Hải Yến đã mang theo bộ chụp X-quang hiện đại.

viện trợ của Nhật Bản
Nhóm cứu trợ y tế Nhật tại cuộc họp báo trước giờ đi Philippines tại phi trường quốc tế Narita vào hôm 11.11

Vì sao Nhật Bản luôn đi đầu trong việc giúp đỡ các dân tộc gặp khó khăn trên thế giới?
Một thành viên lực lượng cứu hộ thiên tai Nhật Bản đang chuyển hàng cứu trợ tại sân bay Tacloban, Philippines, 12/11/2013


Vì sao Nhật Bản luôn đi đầu trong việc giúp đỡ các dân tộc gặp khó khăn trên thế giới?Binh sĩ người Nhật khẩn trương giúp đỡ người dân Phippines.

(sưu tầm)

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In Đời sống xã hội

CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam?

“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của  ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc. 
Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam?
Vị CEO người Nhật

Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.
 Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.


Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

 Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

 Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.

Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”

Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.

Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại
Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:
“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.
Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”

Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.

Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”

(sưu tầm)

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Thử


.



祿




也 從 心 年 年 咸 樂 于 春 臺 同 躋 於 壽 域 三
八 難 使 無 侵 犯 之 虞 百 福



諸 佛 證 明
萬 靈
格 超 苦 海 以 慈 航
庶 得 有 求 必 應 度 迷 津 于 寶 筏 使之 願





十 八 龍 神
伽 藍 真 宰














位 前 伏 願



三 界 天 主 四 府 萬 靈 公 同












玉 陛 下



南 無
大 慈 大 悲 救 苦 救 難 靈 感 觀 世 音 菩 薩







蓮 座 下 



南 無 三
乘 等 覺 諸 位 菩 薩 ;













蓮 座 下



南 無 十 方 無 量 常 住 三














金 蓮 座 下  



今 月 吉 日 投
誠 五
信 一 心 具 有 疏 文 虔
伸 上 奏



恭 惟 



流 行 難
免 吉
凶 之 運 苟 非 叩 禱 憑 一 念 之 善 曷 得 安 寧 保 四 時 之 吉 慶 由



上 宮 荷 乾 坤 覆 載 之 洪 恩 感 日 月 照 臨 之 大 德 唇
昏 出 入 豈 無 善
惡 之 開 歲 月



命 屬


成名遂 升                   
進 職
經 營 發 達得 祿 得 財 內 外 孫 乖 巧  事



即 日 仰 干


誠 進 求 家 內 平 安康 健  名事 業 興隆兒 子 乖 巧   工  作亨 通 功


何 文 劃 乙 亥河 竹 玲庚 寅  男 子 高 何 明 壬 戌高 何 忠 癸酉    婚 子 黃 氏 垂  癸 亥
合 同家 等 心



信 主 高 文 繼 戊 子 妻 何  玄 戊 戌













恭 承 岳 父


秋    
拜 禱
解 限
本 命
強 事










 奉



越 南 國
市梂 郡 官 花 坊 梂







依 于 聖 德 寺 處












弟 一 九 六
/八 巷 

弟 三 一 組 弟 十 四  











洪 增 賜 康 寧 福 壽 俯 伸 叩 禱 仰 達 
.








 以

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS