In Đời sống xã hội

Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Câu hỏi này đã được nhiều người đặt ra, vì sao người Việt rất dễ tiếp nhận văn hóa truyền hình của Hàn Quốc nhưng khó khăn khi xem một bộ phim Nhật? Tòa soạn xin trích dẫn tâm sự của Mẹ Masao (đang sống ở Nhật Bản) chia sẻ với cả nhà vì sao có sự khác biệt đó.

Hồi rồi qua Nhật chơi với Masao (M), bà ngoại Masao hiện đang làm cho một project của Nhật tại Việt Nam (VN) có kể chuyện, bà nói với ông sếp Nhật là tại sao Nhật không free bản quyền phim truyền hình cho VN như Hàn Quốc đang làm để quảng bá văn hóa đến người Việt Nam đi. Mẹ Masao nghe vậy phải giải thích cho bà ngay. Thứ nhất nếu nói về chuyện xuất khẩu văn hóa thì người Nhật đã đi trước dân Hàn Quốc đến cả thập kỷ thông qua truyện tranh rồi. Thứ hai là bản quyền phim truyền hình của Nhật rất đắt nên các đài Việt Nam không mua nhiều. Thứ ba, lý do quan trọng hơn cả, theo mẹ M thì là người Việt Nam có xu hướng ưa thích phim Hàn hơn phim Nhật do văn hóa giữa hai bên có nhiều nét tương đồng hơn, trong khi đó văn hóa Nhật lại khác biệt hẳn và có phần khó hiểu đối với người Việt Nam, nên có lẽ việc đài th lựa chọn phim Hàn chiếu sẽ ăn khách và hợp thị hiếu người Việt hơn

Trước hết là sự khác biệt về văn hóa. Nói một ví dụ nho nhỏ thế này. Mẹ Masao xem bộ phim hài của Hàn “The man who cant get married”, có cảnh mấy cô nhân vật chính xồng xộc xông vào nhà nhân vật nam vì tò mò nhà anh này thế nào. Ở Nhật không có văn hóa hành xử như vậy, đối với người Nhật đó là hành vi khiếm nhã cấm kị. Người Nhật cũng ko có kiểu quen nhau bắt nguồn từ va chạm rồi hùng hục gấu ó bắt nhau xin lỗi, (từ đây sẽ nảy sinh vô số các tình huống và quan hệ giữa các nhân vật- motif đặc phim Hàn). Hoặc cách biểu lộ tình cảm của người Nhật thường kín đáo, kín đáo ngay cả trên nét mặt chứ không chỉ lời nói, cử chỉ… chứ không thấy có kiểu phồng mang trợn má “ô tô kê”, “ Mố…” như mấy nhân vật trong phim Hàn. Nếu xuất hiện cảnh một bà mẹ đau khổ, thì diễn viên trong phim Hàn hay có cách thể hiện là đấm ngực thùm thụp khóc nức nở than trời, còn trong phim Nhật thường chỉ thấy nhân vật khóc lặng lẽ hoặc cầm khăn chấm nước mắt. Tính cách người Việt cởi mở, thích thể hiện tình cảm nên có thiên hướng thích kiểu hành xử và biểu lộ vô tư, tự nhiên, có phần làm quá của phim Hàn. Khác biệt văn hóa làm nên khác biệt trong việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa giải trí là vậy.

Trước khi qua Nhật mẹ Masao cũng xem kha khá drama của Nhật, nhưng chỉ tới khi qua Nhật, biết một tẹo tiếng Nhật, cách nói vòng vo, kín đáo, ý tứ ẩn dấu của người Nhật, rồi cách nghĩ cách hành xử… thì xem phim mới cảm thấy ngấm một cách sâu sắc và hiểu hơn rất nhiều nội dung phim. Mẹ Masao không dám nói hàm hồ nhưng mình nghĩ nếu khán giả không hiểu nhiều về văn hóa ứng xử của người Nhật khi xem phim Nhật khả năng cảm nhận sẽ không đạt được 100% nội dung phim muốn truyền tải. Để lý giải sâu điều này, mẹ Masao xin đưa ra ví dụ sau. Có một cảnh này trong bộ phim Osen mà mẹ Masao nhớ mãi, đại để là nhân vật chính – Osen ( chủ nhà hàng ), một người rất cổ điển hẹn hò với một anh phó giáo sư trẻ tuổi. Hai nhân viên của Osen đi theo rình rập, vô tình va phải anh phó giáo sư khiến cho tiền của một trong hai nhân viên bị rớt ra ngoài. Anh PGS ngay lập tức xin lỗi và cùng xắn tay lên tìm những đồng xu bị rớt cùng 2 anh nhân viên kia. Tìm hoài mà thấy vẫn thiếu 500Y, mà lại đang vội vã đến nơi hẹn, nhưng anh PGS vẫn quyết tâm tìm đến cùng, cuối cùng cũng phát hiện ra đồng 500Y trong bể nước, thế là xắn tay áo vớt lên cho khổ chủ. Nếu là văn hóa của Việt Nam thì sao, chúng ta sẽ ngay lập tức rút 500Y ra đền bù, hoặc ko có thì xin lỗi người ta.

Nhưng cách hành xử của nhân vật này là cách hành xử “rất Nhật”, rất tôn trọng đối phương và tôn trọng đồng tiền, dù đồng 500Y này giá trị cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nấu bạn chỉ trả lại cho đối phương 500Y, thì dù không bị thiệt 500Y mất đi, người ta vẫn có cảm giác hụt hẫng không hài lòng. Chi tiết này về sâu sa nó phản ánh tính cách rất nguyên tắc, rất trách nhiệm và biết tôn trọng “cảm giác của người khác” của anh PGS- những phẩm chất mà người Nhật rất coi trọng. Tất nhiên là chứng kiến cảnh này thì cô Osen đã nảy sinh tình cảm tốt đẹp với anh PGS kia.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?
Phim Hàn hội dù dàn sao lung linh.

Hoặc nếu người Việt Nam không hiểu văn hóa ijime (bắt nạt) của người Nhật, khi xem phim sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao một số nhân vật khi bị chơi xấu, đì lên đì xuống lại không có đường phản kháng.

Một điểm nữa khác biệt của phim Nhật với phim Hàn đó là ở các giá trị nội dung. Phim Nhật thể hiện rất rõ suy tư sâu sắc và trí tưởng tượng bay bổng của người Nhật: chủ đề trong phim rất rộng, người Nhật có thể làm phim về tình yêu, tình bạn, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống, thế giới siêu tưởng, một vấn đề nào đó đang là trào lưu trong xã hội, các giá trị truyền thống, đấu trí, trinh thám hình sự, bạo lực học đường…

Vì đề tài quá rộng nên với những người chỉ thích vài phim nhất định sẽ khó tiêu được phim Nhật nếu lỡ xem phải thể loại đề tài mình ko thích. Hơn nữa để truyền tải những giá trị này, có những phim nó hầu như chả có cốt truyện thắt mở gì, cũng không éo le cây tre trăm đốt để người ta phải hồi hộp, cứ đều đều thế thôi. Ví dụ như mẹ Masao xem cái phim:”Hard to say I love you”, nó nói về một nhóm bạn chơi cùng nhau, mỗi người một bí mật ẩn giấu trong cuộc sống, rồi người này yêu chéo người kia… nhưng qua đó nó thể hiện nhiều khía cạnh đa dạng của cuộc sống, buộc người ta phải chiêm nghiệm rất nhiều.
Tại sao người Việt Nam thích xem phim Hàn Quốc hơn phim Nhật?

Nội dung phim Nhật phản ánh cả lối sống, con người Nhật

Tương tự kiểu phim này có phim Last Friend từng rất nổi tiếng ở Nhật, cũng chả có cốt truyện dẫn dắt gì, nhưng nó phản ánh tình yêu đơn phương, nạn bạo lực gia đình, đồng tình luyến ái, giá trị của tình bạn… đủ cả. Đặc biệt là với cách thể hiện tình cảm có phần rụt rè, ít biểu lộ cảm xúc và chia sẻ ý nghĩ của các nhân vật khiến cho phim nó có sự mơ hồ, ám ảnh rất lâu. Nếu xem phim để giải trí không thôi thì mình nghĩ người Việt Nam sẽ không thích những phim kiểu này. Trong khi đó phim Hàn dễ hiểu và dễ đón nhận hơn với người Việt, vì nội dung trong phim Hàn thường nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cạnh tranh thương trường, lên xuống thắt mở kịch tính tạo nên chất giải trí rất rõ rệt.

Cũng vì gắn liền với cuộc sống đời thường nên các nhân vật trong phim Nhật thường ít trai xinh gái đẹp, quần áo cũng không trau truốt bảnh bao như phim Hàn. Về điểm này thì phim Hàn ăn điểm với người Việt Nam hơn phim Nhật là chắc.


Xem phim truyền hình của Nhật nhiều rồi, mẹ M dần tự nhiên lại không khoái xem phim Hàn nữa vì tính chất phim nó khác nhau quá. Hôm nay có bạn trên Facebook của mẹ Masao nói về cuộc xâm lấn văn hóa của Hàn Quốc và nguy cơ trở thành thuộc địa văn hóa tại Việt Nam, mẹ Masao nghĩ rằng, nếu có thể chắc chắn mẹ M sẽ không thuộc cái số người bị ảnh hưởng trào lưu đó, vì mẹ M cảm nhận được những giá trị mà phim truyền hình Hàn Quốc đem lại nó chỉ ngừng lại ở bề mặt như thời trang, áo quần, ẩm thực… chứ cách nghĩ, cách suy tưởng, hành động… những thứ thuộc về tâm hồn của người Hàn nó không được phản ánh rõ, tạo cảm hứng cho người ta muốn hiểu, muốn học, muốn cảm nhận và muốn thay đổi như phim Nhật. Đó chỉ là cảm nhận cá nhân, không áp đặt cho ai cả và cũng không có ý định chê bai phim Hàn.

Related Articles

1 nhận xét:

  1. mình cũng rất thích xem phim hàn, hjhj, phim hàn diễn viên đẹp, diễn hay nữa chứ




    lioa
    on ap
    sua lioa



    Trả lờiXóa

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS