Máy tính bảng không gây hại cho học sinh
ICTnews - Phản đối Đề án thí điểm trang bị máy tính bảng (tablet) cho học sinh tại TP.HCM, có ý kiến nêu lý do rằng máy tính bảng gây hại đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã phản bác ý kiến này và khẳng định việc học sinh dùng tablet vẫn là xu hướng của thế giới bởi đem lại nhiều lợi ích về chi phí xã hội.
Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học
từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014 - 2015” với dự kiến tổng kinh
phí 4.000 tỷ đồng để đầu tư máy tính bảng cài đặt sách giáo khoa số hóa
cho học sinh đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Trong số
những sở cứ được dùng để phản bác Đề án, có ý kiến cho rằng máy tính
bảng gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, trao đổi với ICTnews, TS. Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội: "Nói tablet gây hại cho sức khỏe, làm hỏng mắt của trẻ con là không chuẩn, phản tuyên truyền. Thực chất, tablet là một công cụ hữu hiệu giúp tăng hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh. Hiện nay, việc trang bị tablet và sách điện tử cho học sinh vẫn đang là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Malaysia...".
Quay lại thời điểm đầu năm 2012, câu chuyện tablet làm hại mắt của học
sinh cũng đã từng được đưa ra làm lý do để phản đối việc đưa tablet vào
Chương trình Máy tính nối mạng tri thức. Ở thời điểm đó, TS. Lê Trung
Nghĩa, một chuyên gia CNTT của Bộ Khoa học & Công nghệ đã từng phân
tích rất rõ: "Xu hướng hiện nay là di động hóa, nhiều người dùng điện
thoại với màn hình nhỏ hơn nhiều so với tablet mà vẫn làm việc tốt. Vì
vậy, không thể lấy cớ "hại mắt" mà không đưa tablet vào Chương trình".
Trước những luồng ý kiến trái chiều về tác hại của tablet đối với học sinh, một lãnh đạo Bộ TT&TT đã chia sẻ quan điểm: "Trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang dùng tablet bởi việc sử dụng tablet đơn giản hơn PC, desktop rất nhiều. Kích thước màn hình tối thiểu của tablet từ 10 - 12 inch trở lên là có thể đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng".
Không chỉ phản biện ý kiến cho rằng tablet gây hại cho học sinh, ông Nguyễn Nhật Quang, Chủ tịch Công ty Phần mềm Hài Hòa còn lưu ý rằng tablet là một giải pháp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. "Nếu sử dụng sách giáo khoa giấy, mỗi năm các bậc phụ huynh cũng phải tốn kém hàng trăm nghìn đồng tiền mua sách cho con, nếu mua thêm các loại sách tham khảo thì chi phí có thể lên tới tiền triệu. Nhân lên với 12 năm học thì tổng số tiền mua sách giấy còn tốn hơn tiền đầu tư máy tính bảng cho con em mình (trung bình giá khoảng 4 - 5 triệu đồng/chiếc). Chưa kể nếu dùng sách giấy, học sinh cấp 1 phải oằn mình gánh nặng cặp sách đến trường, còn nếu dùng tablet thì việc mang sách đi học rất gọn nhẹ".
Một ưu điểm vượt trội nữa của tablet là có thể chuyển tải nội dung sách giáo khoa điện tử có tính tương tác cao, giúp học sinh thay đổi từ cách thức học thụ động sang cách thức học chủ động, sáng tạo hơn.
Chẳng hạn sách giáo khoa điện tử Classbook chạy trên thiết bị tablet có thể gắn kết những nội dung đa phương tiện mở rộng cho bài học và cung cấp những chức năng cho phép học sinh có thể tương tác với nội dung bài học nhằm thúc đẩy tính sáng tạo. Ví dụ, khi học tiếng Anh, học sinh có thể tra nghĩa của từ bằng cách chạm từ đó trên màn hình, có thể ghi âm lại giọng đọc của mình để đối chiếu với giọng bản ngữ hoặc xem video bài giảng; có thể nghe tiếng chim kêu, vượn hót khi học môn Sinh học; nghe bài hát, xem biểu diễn bài hát hoặc hát theo nhạc đệm khi học Âm nhạc…
Đặc biệt, với những môn học thường bị đánh giá là khô khan, khó tiếp thu như Lịch sử, việc dạy và học cũng hấp dẫn và dễ dàng hơn. Chẳng hạn, chỉ cần xem 1 clip 5 phút với âm thanh, hình ảnh được xây dựng một cách sáng tạo, học sinh tiểu học cũng có thể ngấm kiến thức cơ bản về cả Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm. Học sinh không thể có được điều này nếu dùng sách giấy truyền thống.
Tuy nhiên, trao đổi với ICTnews, TS. Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội: "Nói tablet gây hại cho sức khỏe, làm hỏng mắt của trẻ con là không chuẩn, phản tuyên truyền. Thực chất, tablet là một công cụ hữu hiệu giúp tăng hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh. Hiện nay, việc trang bị tablet và sách điện tử cho học sinh vẫn đang là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Malaysia...".
Nhiều chuyên gia khẳng định tablet không gây hại cho sức khỏe học
sinh mà còn đem lại nhiều lợi ích về chi phí xã hội. Ảnh: X.B.
|
Trước những luồng ý kiến trái chiều về tác hại của tablet đối với học sinh, một lãnh đạo Bộ TT&TT đã chia sẻ quan điểm: "Trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang dùng tablet bởi việc sử dụng tablet đơn giản hơn PC, desktop rất nhiều. Kích thước màn hình tối thiểu của tablet từ 10 - 12 inch trở lên là có thể đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng".
Không chỉ phản biện ý kiến cho rằng tablet gây hại cho học sinh, ông Nguyễn Nhật Quang, Chủ tịch Công ty Phần mềm Hài Hòa còn lưu ý rằng tablet là một giải pháp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. "Nếu sử dụng sách giáo khoa giấy, mỗi năm các bậc phụ huynh cũng phải tốn kém hàng trăm nghìn đồng tiền mua sách cho con, nếu mua thêm các loại sách tham khảo thì chi phí có thể lên tới tiền triệu. Nhân lên với 12 năm học thì tổng số tiền mua sách giấy còn tốn hơn tiền đầu tư máy tính bảng cho con em mình (trung bình giá khoảng 4 - 5 triệu đồng/chiếc). Chưa kể nếu dùng sách giấy, học sinh cấp 1 phải oằn mình gánh nặng cặp sách đến trường, còn nếu dùng tablet thì việc mang sách đi học rất gọn nhẹ".
Một ưu điểm vượt trội nữa của tablet là có thể chuyển tải nội dung sách giáo khoa điện tử có tính tương tác cao, giúp học sinh thay đổi từ cách thức học thụ động sang cách thức học chủ động, sáng tạo hơn.
Chẳng hạn sách giáo khoa điện tử Classbook chạy trên thiết bị tablet có thể gắn kết những nội dung đa phương tiện mở rộng cho bài học và cung cấp những chức năng cho phép học sinh có thể tương tác với nội dung bài học nhằm thúc đẩy tính sáng tạo. Ví dụ, khi học tiếng Anh, học sinh có thể tra nghĩa của từ bằng cách chạm từ đó trên màn hình, có thể ghi âm lại giọng đọc của mình để đối chiếu với giọng bản ngữ hoặc xem video bài giảng; có thể nghe tiếng chim kêu, vượn hót khi học môn Sinh học; nghe bài hát, xem biểu diễn bài hát hoặc hát theo nhạc đệm khi học Âm nhạc…
Đặc biệt, với những môn học thường bị đánh giá là khô khan, khó tiếp thu như Lịch sử, việc dạy và học cũng hấp dẫn và dễ dàng hơn. Chẳng hạn, chỉ cần xem 1 clip 5 phút với âm thanh, hình ảnh được xây dựng một cách sáng tạo, học sinh tiểu học cũng có thể ngấm kiến thức cơ bản về cả Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm. Học sinh không thể có được điều này nếu dùng sách giấy truyền thống.
Xuân Bách
Nguồn: ICTnews
http://ictnews.vn/cntt/may-tinh-bang-khong-gay-hai-cho-hoc-sinh-119251.ict
0 nhận xét:
Đăng nhận xét