In

Tuệ Đức: Quảng cáo nhập nhèm TPCN và những bí ẩn được giấu sau cái tên thương hiệu

(CLXH) – Hai sản phẩm TPCN là Hoàn Nguyên Cốt và Khớp Nữ của Công ty TNHH Dược Phẩm Tuệ Đức có những dấu hiệu nghi vấn trong việc quảng cáo. PV đã tìm hiểu và phát hiện nhiều vấn đề bất cập đằng sau cái tên thương hiệu Tuệ Đức.
Dấu hiệu quảng cáo TPCN là thuốc
Cụ thể, trên website http://hoannguyencot.vn/ của công ty Dược phẩm Tuệ Đức, giới thiệu về sản phẩm thực phẩm chức năng Hoàn Nguyên Cốt với đủ các loại công năng như một loại thuốc có khả năng đẩy lùi căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng lâu năm. Từ những tư vấn quảng cáo đó, không ít người mắc bệnh đã tin dùng sản phẩm như thuốc chữa bệnh mà không hề biết đó là TPCN bảo vệ sức khỏe.
Một mô típ được rất nhiều TPCN sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm, đó là dùng hình thức nhân vật chia sẻ. Nội dung chủ yếu là trước khi sử dụng sản phẩm thì khổ sở về bệnh tật như thế nào, khi sử dụng sản phẩm một thời gian thì bệnh tình thuyên giảm, các triệu chứng do bệnh gây nên dần biến mất và sản phẩm sẽ có tác dụng ngăn ngừa tái phát.  Đó cũng chính là lý do để nhân vật viết thư cảm ơn, chia sẻ với người khác. Để thêm tính thuyết phục, những bài chia sẻ đều có tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh cụ thể của nhân vật trải nghiệm.
Sản phẩm Hoàn Nguyên Cốt được giới thiệu có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, khu phong trừ thấp, phòng ngừa tái phát đau nhức cột sống lưng, cổ do thoái hóa. Trên website http://hoannguyencot.vn/, có bài viết: “Mách anh em xe ôm cách chữa đau lưng để kiếm tiền nuôi vợ con”, có chia sẻ bài viết và cảm nhận của một người khách hàng sử dụng sản phẩm này. Ở đây, Hoàn Nguyên Cốt được giới thiệu là TPCN giảm đau lưng, cổ do thoái hóa và ngăn ngừa tái phát rất hiệu quả.
Hoàn Nguyên Cốt quảng cáo với câu chuyện của nhân vật là khách hàng.
Cùng với sản phẩm Hoàn Nguyên Cốt, Khớp Nữ của công ty Dược phẩm Tuệ Đức cũng có rất nhiều bài viết là thư chia sẻ, cám ơn của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm…
Quy định của pháp luật đã nêu rõ, theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo nêu rõ: “Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc”. Khoản d, Mục 2, Điều 7, Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định: “Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm”. Như vậy, những quảng cáo của công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Đức đối với các sản phẩm của công ty liệu có vi phạm quy định pháp luật?
Không chỉ có dấu hiệu quảng cáo TPCN sai quy định, “Tuệ Đức” còn có những vấn đề bất cập trong việc sở hữu thương hiệu, bởi trên thị trường hiện nay, có vô số công ty mang tên Tuệ Đức, cùng sản xuất TPCN, nhưng công ty nào cũng khẳng định, mình là công ty độc lập, không liên quan tới các công ty khác.
Nhập nhèm chuyện thương hiệu
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên thị trường TPCN, không chỉ có một công ty Dược phẩm Tuệ Đức mà còn có rất nhiều công ty Tuệ Đức khác như Công ty cổ phần Đông y Tuệ Đức, công ty cổ phần bán lẻ Tuệ Đức…
Liệu các công ty “Tuệ Đức” này có nằm trong cùng một hệ thống?
Trao đổi với PV, đại diện của công ty TNHH Dược Phẩm Tuệ Đức cho rằng, bản thân công ty mình là công ty độc lập, kinh doanh TPCN, không có mối quan hệ gì với những công ty khác. Vị này cũng khẳng định, không hề biết tới sự tồn tại của công ty Đông y Tuệ Đức và các sản phẩm gần giống tên sản phẩm công ty mình.
Quảng cáo sản phẩm Hoàn Nguyên Vị trên website Đông y Tuệ Đức.
Một vị khác cầm số điện thoại hotline của công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức (Có địa chỉ tại số 8 ngõ 6 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) khi PV liên hệ, cũng cho biết, công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức không liên quan tới bất cứ công ty nào mang tên Tuệ Đức khác.
Thế nhưng, điều bất ngờ là, tất cả các sản phẩm của hai công ty này, đều được bày bán, phân phối, trong một hệ thống cửa hàng kinh doanh của công ty cổ phần bán lẻ Tuệ Đức.
PV đã đi khảo sát tại cửa hàng, cũng là văn phòng đại diện của công ty cổ phần bán lẻ Tuệ Đức tại địa chỉ 128 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy. Tại đây, bày bán các sản phẩm như Khớp nữ, Hoàn Nguyên Cốt, Bảo Ích Can của công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Đức; sản phẩm Hoàn Nguyên Vị, Hoàn Nguyên Vị HP…của công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức. Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm khác của hai công ty này.
Cửa hàng của công ty cổ phần bán lẻ Tuệ Đức có bày bán các sản phẩm của hai công ty này.
Quan sát vỏ hộp Hoàn Nguyên Cốt của công ty TNHH Dược Phẩm Tuệ Đức, PV nhận thấy trên sản phẩm có ghi dòng chữ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, có tem Tuệ Đức Pharma màu bạc và logo Tuệ Đức hình tròn cùng câu slogan “Đông y chân truyền”.
Tiếp tục quan sát sản phẩm Hoàn Nguyên Vị của công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức, logo Tuệ Đức hình tròn cùng câu slogan “Đông y chân truyền” tiếp tục được in phía dưới vỏ hộp.
Sản phẩm Hoàn Nguyên Cốt của công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Đức.
Theo sự tư vấn của nhân viên bán hàng tại đây, tất cả các sản phẩm này đều thuộc một tập đoàn Tuệ Đức, chuyên sản xuất các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị bệnh. Logo Tuệ Đức có màu tím, hình tròn cũng là logo của tập đoàn này.
Sản phẩm Hoàn Nguyên Vị của công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức.
Vậy tại sao khi trao đổi với PV, đại diện các công ty này lại luôn khăng khăng mình là công ty độc lập, không liên quan tới bất kì công ty Tuệ Đức nào khác?
Bí ẩn sau những điều này là gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Read More

Share Tweet Pin It +1

3 Comments

In

Dự án Mường Thanh Viễn Triều: Xây dựng đúng giấy phép được cấp?

Người dân phản ánh, Dự án Khách sạn và Căn hộ cao cấp Oceanus (Mường Thanh Viễn Triều) tại bờ biển đường Phạm Văn Đồng (khu vực Hòn Chồng, TP. Nha Trang) được cấp giấy phép xây dựng 4 tòa tháp, nhưng hiện nay đang triển khai xây dựng tòa tháp thứ 5. Trong khi đó, Sở Xây dựng khẳng định dự án này được cấp phép gồm 6 tòa tháp.

Theo phản ánh của ông Trần Lệ Quân (đường Hòn Chồng, TP. Nha Trang), thực tế thi công tại công trường dự án Mường Thanh Viễn Triều cho thấy, tại vị trí khu nhà ở thấp tầng, chủ đầu tư đã triển khai thi công cọc khoan nhồi, tường vây tòa tháp thứ 5. Cán bộ của Ban quản lý dự án cũng như nhân viên môi giới bất động sản của chủ đầu tư giới thiệu đây là tòa tháp thứ 5, được xây dựng với chiều cao 40 tầng, giống như tất cả các tháp khác trong công trình. Tuy nhiên, ông Quân cho rằng, Giám đốc Sở Xây dựng chỉ cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Viễn Triều Nha Trang xây dựng 4 tòa tháp và 1 khu nhà ở thấp tầng tại dự án Mường Thanh Viễn Triều. Như vậy, tòa tháp thứ 5 liệu có nằm ngoài giấy phép xây dựng?

Cũng theo ông Quân, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng một số dự án thi công nhưng không có giấy phép xây dựng, thi công không đúng với giấy phép xây dựng mà rất nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh. Vì vậy, rất mong lãnh đạo Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh vào cuộc kiểm tra tình trạng xây dựng tại dự án Mường Thanh Viễn Triều nhằm đảm bảo xây dựng đúng giấy phép xây dựng được cấp. Ông cũng bày tỏ lo lắng về mật độ xây dựng, diện tích sàn xây dựng cũng như quy mô dân cư có đảm bảo yếu tố hạ tầng trong khu vực dự án và khu vực xung quanh không?

Dự án Mường Thanh Viễn Triều
Dự án Mường Thanh Viễn Triều

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa: Với một diện tích hạn chế mà xây dựng đến 6 tòa tháp đều cao đến 40 tầng, chưa kể tầng hầm, như dự án Mường Thanh Viễn Triều thì quá khủng khiếp. Xét về bố cục tòa nhà, mật độ xây dựng là sai hoàn toàn. Chủ đầu tư bê mẫu thiết kế ở đâu đặt vào mảnh đất đó chứ không quan tâm đến hạ tầng hiện hữu, mật độ dân số khu vực xung quanh. Thử hỏi khi dự án này hoàn thiện đi vào hoạt động thì mấy nghìn người ở đó, xe cộ ra vào ra sao? Khi thiết kế công trình thì chiều cao và mật độ phải căn cứ vào dân số và hạ tầng tại đó. Thiết kế không phù hợp thì ách tắc giao thông như hiện nay ở Nha Trang là không tránh khỏi. 
Trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Xây dựng cho biết, dự án Mường Thanh Viễn Triều gồm 3 tổ hợp căn hộ du lịch, dịch vụ thương mại ký hiệu OC1, OC2, OC3 và 1 khối khách sạn ký hiệu là OCS. Khối OC1 được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng ngày 27-7-2016, gồm 2 khối OC1A và OC1B, với quy mô 40 tầng (có 1 tầng kỹ thuật, 1 tum thang) và 2 tầng hầm. Hiện nay, khối OC1A và OC1B đang trong quá trình hoàn thiện đưa vào sử dụng. Khối OC2 được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng ngày 1-11-2016, gồm 2 khối OC2A và OC2B, với quy mô 40 tầng và 2 tầng hầm. Ngày 22-10-2017, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh nâng quy mô công trình từ 40 tầng và 2 tầng hầm thành 40 tầng + 1 tầng kỹ thuật + 1 tum thang và 2 tầng hầm. Hiện nay, khối OC2B đang thi công đến tầng kỹ thuật, khối OC2A đang thi công đến tầng 36. Khối OCS được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng ngày 28-8 với quy mô 40 tầng và 2 tầng hầm, hiện đang thi công đến tầng 5. Khối OC3 được UBND tỉnh có văn bản ngày 7-11 cho phép chủ trương triển khai thực hiện một số công việc như: dọn dẹp mặt bằng, khoan cọc thí nghiệm.

Bà Sử Khắc Thủy - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng cho biết, phản ánh của ông Quân về tòa tháp thứ 5 chính là khối OCS đang được chủ đầu tư thi công xây dựng đến tầng thứ 5 theo giấy phép xây dựng được cấp. Liên quan đến việc đảm bảo yếu tố hạ tầng trong khu vực và khu vực xung quanh của dự án Mường Thanh Viễn Triều, sau khi lấy ý kiến các sở, ngành liên quan, ngày 24-10, Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về phương án tổ chức, kết nối giao thông tại khu vực này và đã được UBND tỉnh thống nhất tại văn bản ngày 3-11. Theo bà Thủy, các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh nói chung và dự án của Mường Thanh nói riêng luôn được Thanh tra Sở phối hợp cùng các cơ quan chức năng thuộc UBND TP. Nha Trang giám sát chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở và hướng dẫn chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm hạn chế, ngăn chặn kịp thời những sai phạm. Do đó, hầu hết các dự án đều chấp hành đúng quy định của pháp luật.

NHẬT THANH

Nguồn: http://baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201712/du-an-muong-thanh-vien-trieu-xay-dung-dung-giay-phep-duoc-cap-8064404/

Read More

Share Tweet Pin It +1

1 Comments

In

Richergen: Sử dụng chất cấm để sản xuất siro cho trẻ

CLXH) - Là TPCN được quảng cáo có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy tăng cân, thế nhưng Siro Richergen lại sử dụng chất “cấm”, đã được Cục quản lý dược cảnh báo “không được dùng cho trẻ em” làm thành phần chính trong sản phẩm này.
Con biếng ăn, gầy còm, sút cân luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ của các bậc cha mẹ. Họ luôn tìm mọi cách như ép trẻ sử dụng vô tội vạ các loại thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chức năng…có tác dụng kích thích sự thèm ăn để giải quyết vấn đề này. Đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường hiện nay, những sản phẩm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và kích thích ăn được, uống ngon... nhiều như ma trận.
Thế nhưng, không phải loại nào cũng có chất lượng tốt…
Thật dễ dàng để PV mua được một hộp thực phẩm chức năng (TPCN) Richergen của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Richer trên mạng internet. Quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, giúp bồi bổ cơ thể trong trường hợp suy nhược về thể chất, TPCN Richergen được bán với giá 160.000 đồng/1 hộp.
Trên website của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Richer, TPCN Richergen nằm trong danh mục các sản phẩm của công ty này.
Richergen được bào chế dưới dạng siro, có màu vàng cam đậm, mỗi hộp có 4 vỉ, mỗi vỉ 5 ống với thể tích 10ml.
Sản phẩm TPCN Richergen được quảng cáo là có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân.
Thành phần của sản phẩm này bao gồm 3 hoạt chất chính là Cyproheptadine (0,5mg) L–Lysine (200mg) và Arginine aspartate (1000mg). Theo nhà sản xuất, chính ba loại chất này trong Richergen sẽ thúc đẩy sự thèm ăn, kích thích việc ăn ngon miệng ở trẻ và ngăn chặn cảm giác chán ăn. Giúp trẻ nhanh chóng có được cân nặng như ý muốn.
Quảng cáo là có tác dụng “tuyệt vời” như vậy, thế nhưng ít ai biết được rằng, Cyproheptadine là một hoạt chất có tác dụng chính là dùng để điều trị dị ứng, ngứa, nổi mề đay, viêm mũi, viêm da, co thắt phế quản…
Bên cạnh đó, đây cũng là một chất đối kháng mạnh của hormone Serotonine (Đây là loại hormone có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm việc điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ, và một số chức năng thuộc về nhận thức bao gồm trí nhớ và học tập ở con người).
Chính vì vậy, tác dụng phụ của hoạt chất Cyproheptadine chính là kích thích sự thèm ăn, ăn ngon miệng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, Cyproheptadine chỉ có tác dụng thèm ăn tạm thời, khi không sử dụng nữa sẽ bị chán ăn trở lại. Ngoài ra, nếu lạm dụng Cyproheptadine trong thời gian dài, sẽ gặp một số triệu chứng đáng sợ như co giật, tăng nhãn áp, lờ đờ, táo bón, ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh trung ương và sự phát triển tự nhiên của trẻ.
TPCN Richergen của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Richer sử dụng những tác dụng phụ của Cyproheptadine để biến thành tác dụng chính cho sản phẩm siro này.
Điều này là vô cùng bất cập, bởi sau nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng, từ năm 2007, Cục quản lý dược – Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Sở Y tế trên cả nước, yêu cầu thông báo rộng rãi việc không được dùng hoạt chất này để chữa biếng ăn. Thế nhưng không hiểu vì sao, công ty Richer lại bất chấp những tác hại nguy hiểm, để biến nó trở thành Siro trị biếng ăn cho trẻ.
Hộp Richergen mà PV mua được, số lô 16032017, sản xuất vào ngày 14/3/2017 và hạn sử dụng là ngày 14/3/2019. TPCN Richergen có số chứng nhận TCSP là 4001/2014/ATTP-XNCB.
Thành phần của Richergen.
PV đã mang hộp Siro Richergen mua được trên một trang web bán hàng online tới gặp GS Trần Đáng, Nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện là Chủ tịch hiệp hội TPCN Việt Nam để hiểu rõ hơn về thành phần cũng như cơ chế của sản phẩm này.
Nghiên cứu kỹ nhãn mác, vỏ hộp, thành phần và liều lượng các hoạt chất của sản phẩm này, ông Trần Đáng tỏ ra ái ngại khi Richergen lại sử dụng một hoạt chất “cấm” để sản xuất siro cho trẻ.
Ông Đáng khẳng định: “Từ lâu, Cyproheptadine đã được Cục quản lý dược, Bộ Y tế ra văn bản cấm sử dụng với mục đích kích thích thèm ăn cho trẻ. Hoạt chất này còn được cấm sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân hen cấp tính, cao huyết áp, loét dạ dày tá tràng, phụ nữ có thai và đang cho con bú bởi ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh trung ương. Thế mà TPCN này lại khuyến cáo hỏi bác sỹ khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Sản phẩm này có chứa Lysine, Arginine aspartate, đều là những chất dùng để kích thích ăn ngon, làm giảm cảm giác chán ăn. Thế nhưng, việc sử dụng chất “cấm” Cyproheptadine là trái với quy định pháp luật. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ”, ông Trần Đáng nói.
GS Trần Đáng, Nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm,Chủ tịch hiệp hội TPCN Việt Nam quan ngại về việc lưu hành tràn lan sản phẩm Richergen.
Điều kỳ lạ là, ngày 21/3/2014, Phó cục trưởng Cục an toàn thực phẩm Lê Văn Giang đã ký vào văn bản cấp giấy chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm Richergen của Công ty TNHH đầu tư và Thương mại Richer. Thế nhưng, từ ngày 7/12/2007, Cục quản lý dược, Bộ y tế đã ký văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc sử dụng Peritol trong điều trị.
Tại văn bản nói trên, Cục Quản lý dược cho biết, cơ quan này đã có Công văn số 2929/QLD-CL về việc cảnh báo ngừng thuốc tăng phì, trong đó có cảnh báo việc sử dụng thuốc Cyproheptadin cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhi. Nhằm mục đích đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho bệnh nhân, Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị trên thông báo cho các đơn vị điều trị biết và lưu ý đến các tác dụng không mong muốn của thuốc Peritol, tránh tình trạng lạm dụng thuốc và đặc biệt không sử dụng thuốc Peritol cho trẻ dưới 2 tuổi.
Một chất đã bị “cấm” lại được sử dụng trong sản phẩm siro dành cho trẻ nhỏ nhằm kích thích ăn ngon. Cục quản lý dược đã ra văn bản cảnh báo, thậm chí cấm sử dụng cho trẻ, nhưng Cục an toàn thực phẩm vẫn cấp giấy chứng nhận an toàn! Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy?. Liệu nhà sản xuất có ngó lơ mà bỏ qua những hệ lụy to lớn của chất cấm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ?
Công lý & xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả. Mời độc giả đón đọc tiếp kỳ 2: Nhà sản xuất nói gì?

Nguồn: http://conglyxahoi.net.vn/ket-noi-ban-doc/richergen-su-dung-chat-cam-de-san-xuat-siro-cho-tre-7430.html

Read More

Share Tweet Pin It +1

1 Comments

In

Dự án Belleville Hà Nội bán chênh trên 10 tỷ đồng/căn hộ: Cơ quan thuế ở đâu?


VNFinance Trong bối cảnh thị trường nhà liền kề, biệt thự đang gặp khó trong việc bán nhà, thì tại Hà Nội, bất ngờ xuất hiện dự án bán chênh đến hơn chục tỷ đồng mỗi sản phẩm, khiến nhiều người giật mình.


Dự án Belleville Nam Trung Yên có giá chênh khủng hơn cả thời bong bóng nhà đất, với tiền chênh lên đến 18 tỷ đồng/căn.
Không phải là dự án lớn, nhưng thời gian gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội náo loạn những thông tin rao bán nhà phố thương mại tại dự án Belleville Nam Trung Yên.

Theo quảng cáo, giá mỗi căn nhà phố thương mại tại dự án Belleville khởi điểm khoảng 12 tỷ đồng. Thế nhưng, mức giá này là giá ghi trên hợp đồng. Còn để mua được nhà phố tại dự án này, khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản chênh lên đến hơn chục tỷ đồng.
Còn theo nguồn điều tra của phóng viên VTV, mức tiền chênh lên đến 18 tỷ đồng/căn shophouse.

Được biết, dự án Belleville do Vimefulland (thương hiệu bất động sản thuộc Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) làm chủ đầu tư. Dự án này chỉ có số lượng 66 căn nhà phố thương mại, đã được cơ bản xong thô.

Việc bán nhà phố với tiền chênh còn lớn hơn tiền ghi trong hợp đồng, khiến nhiều người đặt dấu hỏi: Phải chăng đây là hành vi trốn thuế của chủ đầu tư?

Nếu việc bán chênh nhà phố để trốn thuế là sự thật thì Vimefulland đã bỏ túi khoảng 1.000 tỷ đồng mà không phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào.
                                      Clip nguồn VTV
Liên quan đến loại hình nhà phố thương mại, mới đây, Hiệp Hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã phải đưa ra cảnh bảo về thực trạng sử dụng nhà phố thương mại đang bị biến tướng.
Cụ thể, theo Luật, nhà phố thương mại không hình thành đơn vị ở. Tuy nhiên, sau khi đi vào vận hành, nhiều dự án nhà phố đã bị biến tướng.

Trao đổi với phóng viên, một đại diện doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại Hà Nội khẳng định: Nhà phố thương mại không hình thành đơn vị ở. Thậm chí tại một số dự án, việc sở hữu chỉ là sở hữu có thời hạn. Đây chính là hạn chế của loại hình nhà phố thương mại so với các loại hình nhà liền kề có sổ đỏ và sử dụng lâu dài.

Tại Hà Nội thời gian qua, lợi dụng tâm lý chuộng nhà phố thương mại trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, không ít chủ đầu tư và đơn vị phân phối đưa ra mức giá chênh bất hợp lý trong các đợt chào bán nhà phố thương mại.

Tuy nhiên, chào bán nhà phố thương mại với giá chênh còn lớn hơn giá ghi trong hợp đồng, thì dự án Belleville Nam Trung Yên của Vimefulland là trường hợp đặc biệt.

Để tránh thất thu thuế và làm cho thị trường minh bạch hơn, cơ quan thuế của Hà Nội và các cơ quan chức năng nên vào cuộc, kiểm tra, làm rõ thông tin về giá chênh tại dự án này.

Phương Thảo




Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Thông tin sản phẩm sai lệch, Công ty dược Ích Nhân có đang lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng?

GiadinhNet- Sử dụng hình ảnh không phù hợp, thông tin sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh, nhập nhằng khái niệm đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo trên bao bì, đấy là những dấu hiệu vi phạm rõ ràng đang tồn tại trong sản phẩm Khang dược sâm do Công ty TNHH Nam Dược sản xuất và Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân tiếp thị và phân phối.

Thời gian gần đây, Báo Gia đình và Xã hội liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về những dấu hiệu vi phạm của sản phẩm Khang Dược Sâm đang được bày bán rộng rãi trên thị trường.
Quá trình tìm hiểu của PV được biết, Khang Dược Sâm là một sản phẩm dành riêng cho phái mạnh, do Công ty TNHH Nam Dược (địa chỉ tại Lô M13 (C4-9) KCN Hòa Xá, xã Mỹ Xá, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) sản xuất. Đơn vị tiếp thị và phân phối là Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân (gọi tắt là Công ty Ích Nhân) có địa chỉ tại: Lô A18/D7 KĐT Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo thông tin trên bao bì sản phẩm thì Thực phẩm chức năng (TPCN) Khang Dược Sâm được tạo nên từ 3 thành phần chính gồm: Sâm ngọc linh, cao khô bá bệnh và đông trùng hạ thảo (cordyceps militaris).
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là loài nấm “cordyceps militaris” mà Công ty TNHH Ích Nhân ghi là đông trùng hạ thảo trên bao bì sản phẩm Khang Dược Sâm thực chất chỉ là nhộng trùng thảo (một loài được nuôi trồng rất dễ dàng).
TPCN Khang dược sâm bị phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm. Ảnh: PV
TPCN Khang Dược Sâm bị phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm. Ảnh: PV
Liên quan tới vấn đề trên, thông tin trên báo chí, giáo sư Nguyễn Lân Dũng từng cảnh báo người tiêu dùng cảnh giác và đừng nhầm lẫn đông trùng hạ thảo “xịn” với nhộng trùng thảo.
Theo giáo sư Dũng, đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus.
Ngoài ra, còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. 
Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được đông trùng hạ thảo vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3.500-5.000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... (Trung Quốc). 
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...).
Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. 
Loài thứ hai được gọi là nhộng trùng thảo (vì phát triển trên nhộng tằm). Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link là loài rất dễ nuôi (trên cơm và thêm hóa chất) nhưng giá trị dược liệu rất thấp và ở Trung Quốc bán giá rất rẻ, phải mua hàng cân để nấu canh.
"Việc gọi loài nấm nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) là đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là sai, lừa bịp" - ông Dũng cho biết thêm.
Không chỉ nhập nhằng khái niệm đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo, trên bao bì sản phẩm Khang Dược Sâm, Công ty Ích Nhân còn vô tư sử dụng luôn hình ảnh đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) trong tờ thông tin sản phẩm gửi tới tay người tiêu dùng.
Trong tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, Công ty dược Ích Nhân vô tư sử dụng hình ảnh đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis). Ảnh: PV
Trong tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, Công ty Ích Nhân vô tư sử dụng hình ảnh đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis). Ảnh: PV

Được biết, nhộng trùng thảo có giá bán trên thị trường chỉ tiền triệu/kg, trong khi đó đông trùng hạ thảo rất quý hiếm, giá tỷ đồng/1kg (tùy thời điểm).
Câu hỏi được đặt ra ở đây là người tiêu dùng sẽ phản ứng thế nào khi biết mình bị phía nhà sản xuất là Công ty TNHH Nam Dược và đơn vị tiếp thị, phân phối sản phẩm Khang Dược Sâm – Công ty Ích Nhân lừa dối trong suốt một thời gian dài.
Bên cạnh việc nhập nhằng khái niệm đông trùng hạ thảo với nhộng trùng thảo, Công ty Ích Nhân còn thông tin sản phẩm TPCN Khang Dược Sâm có tác dụng như thuốc chữa bệnh khi cho rằng sản phẩm có tác dụng “điều trị”.
Báo Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

PV

Nguồn: http://m.giadinh.net.vn/thi-truong/thong-tin-san-pham-sai-lech-cong-ty-duoc-ich-nhan-co-dang-loi-dung-niem-tin-cua-nguoi-tieu-dung-2017110715095753.htm












Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Nam Dược, Ích Nhân quảng cáo sai sự thật

Suốt thời gian dài, Nam Dược, Ích Nhân quảng cáo sai, lừa khách hàng, không đúng chất lượng thực, đánh tráo hình ảnh quảng cáo để lừa người tiêu dùng.

Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân (gọi tắt là Công ty Ích Nhân) – đơn vị tiếp thị, phân phối hàng loạt sản phẩm bởi Công ty TNHH Nam Dược (gọi tắt là Công ty Nam Dược) quảng cáo hàng loạt thực phẩm chức năng không đúng với chất lượng thực thế. Lợi dụng hình ảnh, uy tín của cơ quan y tế để quảng cáo sản phẩm. Nghiêm trọng hơn, đơn vị này còn đánh tráo hình ảnh quảng cáo trong một số sản phẩm để bán hàng.
Đánh tráo hình ảnh quảng cáo
TPCN Khang Dược Sâm do Công ty Nam Dược sản xuất, phân phối, tiếp thị bởi Công ty Ích Nhân chỉ dùng đông trùng hạ thảo loại rẻ tiền nhưng lại lấy hình ảnh đông trùng hạ thảo có nguồn gốc Tây Tạng, Trung Quốc (cực đắt tiền) để quảng cáo…
TPCN Khang Dược Sâm dùng hình ảnh đông trùng hạ thảo cực đắt tiền ở Trung Quốc để quảng cáo…
Nhưng nguyên liệu dùng để sản xuất là loại đông trùng hạ thảo rẻ tiền, có vật chủ là con tằm
Khang Dược Sâm là TPCN hỗ trợ tăng cường sinh lực phái mạnh. Thành phần của sản phẩm này bao gồm đông trùng hạ thảo, cây bá bệnh, sâm ngọc linh…
Một trong những thành phần quan trọng của sản phẩm này, đó chính là đông trùng hạ thảo – loại này người tiêu dùng hay nhầm lẫn và thậm chí không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát thì người tiêu dùng có thể cơ bản phân biệt được đâu là đông trùng hạ thảo “xịn” và đâu là đông trùng hạ thảo rẻ tiền. Có 2 loại đông trùng hạ thảo. Cả hai loại đều có gốc là hoạt chất cordycep nhưng lại phân thành hai nhánh khác nhau là militaris và senensis.
Loại thứ nhất – Đông trùng hạ thảo cordycep senensis: Đây là đông trùng hạ thảo chỉ có ở vùng núi Tây Tạng của Trung Quốc. Loại này không thể sống được nếu rời vùng núi Tây Tạng. Từ lâu, các cường cuốc trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga… nghiên cứu lai tạo loại này nhưng đều thất bại.
Đông trùng hạ thảo cordycep senensis có đặc điểm: Vật chủ là loại sâu, sống ở vùng núi Tây Tạng vào mùa đông. Đến mùa hè, loài này bị loại nấm ký sinh rồi mọc lên một loại cây. Chính vì vậy nên người ta gọi là đông trùng, hạ thảo. Loại này màu nâu, chỉ có 1 râu. Giá của loại này khoảng 1,2 – 2 tỉ đồng/kg (tuỳ chất lượng).
Loại thứ 2: Đông trùng hạ thảo cordycep militaris – là loại đông trùng hạ thảo nhân tạo. Loại này có vật chủ là con tằm và thường được nuôi rất nhiều ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Vì nuôi cấy được nên giá thành của loại này cũng cực rẻ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là loại này có màu vàng cam và có 2 râu.
Sản phẩm Khang Dược Sâm sử dụng đông trùng hạ thảo cordycep militaris. Đây là loại rẻ tiền (chỉ hơn chục triệu đồng/kg), được nuôi trồng trong nước và có vật chủ là con tằm.
Với nhiều người tiêu dùng phổ thông, có thể khó phân biệt hai loại đông trùng hạ thảo này. Nhưng giới Đông y và những người có chuyên môn về dược thì “nắm trong lòng bàn tay”. Tuy nhiên, trong các quảng cáo của Khang Dược Sâm lại dùng hình ảnh đông trùng hạ thảo (xịn – loại 1 râu, chỉ có ở Tây Tạng, Trung Quốc) để quảng bá cho sản phẩm.
Việc nhập nhằng hình ảnh đông trùng hạ thảo với hai chất lượng khác nhau khiến người tiêu dùng không biết đâu là thật, đâu là giả. Thậm chí, nhiều người mua sản phẩm chỉ vì suy nghĩ đông trùng hạ thảo từ Tây Tạng sẽ tăng cường sinh lực cho bản thân.
Vi phạm Luật Bảo vệ người tiêu dùng
Theo điều 11, Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân không được phép quảng cáo hàng hoá, dịch vụ sai với chất lượng thật đã được đăng ký. Tuỳ vào tường trường hợp, tính chất, mức độ có thể khởi tố hình sự.
Hình ảnh sản phẩm quảng cáo sai sự thật của Nam Dược
Ngoài ra, theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012, Thông tư số 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với hàng hoá dịch vụ đặc biệt thuộc quản lý của Bộ Y tế, Luật quảng cáo 2012 của Quốc hội thì các đơn vị phải quảng cáo sản phẩm đúng với hình ảnh, chất lượng thực tế.
Trả lời báo Khoa học & Đời sống, Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cho biết: Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Không quảng cáo thực phẩm có tác dụng chữa bệnh hoặc miêu tả sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng chữa bệnh.
Trong mỗi quảng cáo phải có ghi chú “sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Tuy nhiên, tại tờ quảng cáo đi kèm sản phẩm Khang Dược Sâm không có dòng chú thích như quy định.
Văn Cao Sơn

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Lộ cổ đông nắm quyền kiểm soát dự án thoát nước nghìn tỷ tại Thái Nguyên

Lộ cổ đông nắm quyền kiểm soát dự án thoát nước nghìn tỷ tại Thái Nguyên

(Xây dựng) - Dù mới đang trong thời kỳ tính toán phương án cổ phần hóa, nhưng một cổ đông chiến lược đã được Ban chỉ đạo “ấn định” nắm quyền kiểm soát dự án thoát nước thải giá trị gần một nghìn tỷ tại Thái Nguyên chỉ với vốn điều lệ hơn 20 tỷ đồng.

Đại sứ Pháp và đoàn công tác khảo sát thực tế tại một số gói thầu của Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên - (ảnh TL)
Danh tính cổ đông chiến lược được “ấn định” nắm quyền kiểm soát dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng được hé lộ là Cty CP Tập đoàn Quốc tế Đông Á- doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu như đầu tư, xây dựng các công trình: Công ích, hạ tầng, giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp…có trụ sở chính tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Theo một tài liệu được bạn đọc cung cấp cho biết: Sở dĩ có câu chuyện lộ danh tính nhà đầu tư chiến lược ngay từ bước thẩm định phương án cổ phần hóa bởi Ban chỉ đạo cổ phần hóa Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên đã làm việc một cách thiếu minh bạch khi tổ chức các cuộc họp nhưng đều không có biên bản làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Cụ thể chỉ trong 2 tháng 5 và 6/2017 có đến 3 cuộc họp tổ chức vào các ngày 18/5/2017, 22/5/2017 và 9/6/2017 đều không có biên bản. Không những thế, tại cuộc họp ngày 18/5/2017 để thẩm định phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa là ông Dương Văn Lộc - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tự mời đại diện Cty CP Tập đoàn Quốc tế Đông Á, ông Nguyễn Quang Mãi tham gia họp tại Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
Trong khi đó, theo lời tự giới thiệu của ông Nguyễn Quang Mãi - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Tập đoàn Quốc tế Đông Á cũng đã là cổ đông chiến lược và đang nắm quyền quản lý, điều hành Cty CP nước sạch Thái Nguyên sau vụ mua bán cổ phần ẩn chứa nhiều tai tiếng cách đây ít năm. Lý do muốn trở thành cổ đông chiến lược của Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên là “để tạo nên sự đồng bộ” trong cả cấp và thoát nước tại Thái Nguyên.
Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được tư vấn, lập dự án từ năm 2000. Qua nhiều lần phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung thiết kế kỹ thuật, đến tháng 10/2012 Dự án bắt đầu được triển khai có tổng mức đầu tư trên 950 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Cộng hòa Pháp trên 412 tỷ đồng; vốn đối ứng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương trên 538 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
Để thực hiện dự án lớn với nhiều phần việc phức tạp, sau khi có được sự đồng thuận của Chính phủ, ngày 14/3/2011 Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 628/QĐ-UBND thành lập Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên.

Quyết định thành lập Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải
Đến thời điểm này (tháng 9/2017) Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên đã có bản hoàn thành, đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm trước khi chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng- dù trên thực tế cũng đã chậm tiến độ so với kế hoạch được ra hạn nhiều tháng.
Trong một diễn biến khác, trụ sở Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên tại tổ 10 phường Tân Thịnh TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cũng đang “được” một doanh nghiệp khác - Cty CP Đầu tư phát triển sông Cầu Thái Nguyên “mượn” một phần làm trụ sở văn phòng trong khi chờ quyết định của tỉnh Thái Nguyên về việc chuyển giao để đối ứng cho doanh nghiệp này thực hiện các hợp đồng BT các dự án thuộc Đề án đầu tư cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Trở lại câu chuyện nắm quyền kiểm soát dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên: Theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 23/1/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên để cổ phần hóa là hơn 21 tỷ đồng. Phương án cổ phần được thực hiện theo tỷ lệ nhà nước nắm giữ 49% và 51% được bán cho nhà đầu tư.
Như vậy, theo các chuyên gia, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra mua để có thể nắm quyền quản lý, điều hành Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có giá trị lên tới gần một nghìn tỷ đồng.
Phân tích của các chuyên gia cho thấy: Nhà đầu tư nào mua được cổ phần lớn tại Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên sẽ được lợi rất lớn khi chỉ bỏ số tiền nhỏ lại được quản lý sử dụng số tài sản lớn của nhà nước mà không phải bỏ tiền đầu tư, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.
Cũng theo các chuyên gia, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước khi Nhà nước không nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 và để chọn được đúng nhà đầu tư chiến lược có năng lực và quan tâm thực sự cần xác định lại giá trị doanh nghiệp theo Điều 26 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ; đồng thời thực hiện rộng rãi việc mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.
Thái Nguyên Nhân

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/lo-co-dong-nam-quyen-kiem-soat-du-an-thoat-nuoc-nghin-ty-tai-thai-nguyen.html

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

In

Đại gia nào đang đứng sau, giúp MIK Group lớn nhanh như “Thánh Gióng”?

Sự phát triển và lớn mạnh quá nhanh của Tập đoàn bất động sản MIK Group khiến không ít người tò mò. Sự thực, MIK Group đang được những “đại gia” nào đứng sau hậu thuẫn, để nhanh chóng trở thành “ông lớn” địa ốc chỉ trong một thời gian ngắn?
Công ty TNHH MIK Group Việt Nam (MIKGROUP) tiền thân là Công ty TNHH Terra Capital Vietnam được thành lập ngày 02/06/2014, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH Phát triển BĐS M.I.K Việt Nam.
Dù chỉ mới được thành lập, song doanh nghiệp này đã và đang đồng thời triển khai một loạt dự án “khủng” có tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng như Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Valencia Garden tại Hà Nội; Imperia An Phú, The Ascott Waterfront Saigon, The Park Residence, Villa Park, Park Riverside, River Park tại TP Hồ Chí Minh.
Sự lớn mạnh quá nhanh của M.I.K Việt Nam khiến nhiều người đặt dấu hỏi việc doanh nghiệp này được những “đại gia” nào hậu thuẫn về mặt tài chính để phát triển hàng loạt dự án?
Image result for Imperia Garden
Imperia Garden- một trong những dự án của MIK Group
Sau hơn 3 năm thành lập, số cổ đông của MIK Group đã tăng từ 2 lên 11 cổ đông, vốn điều lệ cũng tăng gần 7 lần, từ mức 300 tỷ lên 2.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp, song các thành viên của MIK Group đều ít nhiều có mối liên hệ với VPBank.
Trong số các cổ đông là cá nhân góp vốn, đầu tiên phải kể đến ông Vũ Tiến Đức. Ngoài phần vốn góp 192 tỷ đồng (tương đương 9,6%), ông Đức còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV, kiêm tổng giám đốc của MIK Group. Vợ ông Đức là bà Nguyễn Quỳnh Anh – Trưởng ban Kiểm soát VPBank. Bản thân ông Đức cũng từng sở hữu hơn 5,9 triệu cổ phần VPBank, tương đương 0,64% và bà Quỳnh Anh sở hữu 28,7 triệu cổ phần nhà băng này.
Tuy nhiên giữa tháng 9/2016, ông Đức đã thoái hết vốn khỏi VPBank, đồng thời số cổ phần của bà Nguyễn Quỳnh Anh trong thời gian này cũng tăng lên 33,2 triệu, tương đương 3,62% cổ phần VPBank. Sự thay đổi rất nhanh về cổ phần sở hữu, khiến nhiều người đặt ra nghi vấn có thể ông Đức đã chuyển nhượng số cổ phần này cho vợ để tập trung cho MIK Group. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, bà Quỳnh Anh đã có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Thành viên tiếp theo là ông Vũ Đình Luyện, một nhân vật quan trọng khác của MIK Group cũng liên quan đến VPBank.
Trước đây, ông Luyện là Lãnh sự danh dự Ukraine tại TP. HCM và từng giữ chức Chủ tịch HĐQT MIK Group. Ngoài việc góp 246,4 tỷ đồng tương đương 12,3% vào MIKGROUP, ông Luyện hiện là người đại diện pháp luật Công ty TNHH Kinh doanh Quốc tế MIK – cổ đông lớn của MIK Group với vốn góp 320 tỷ đồng, tương đương 16%. Ngoài ra, ông Luyện còn là người đại diện của Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Thổ – cổ đông lớn nhất của VPBank với hơn 86 triệu cổ phần (14,99%) trước khi thoái hết vào cuối tháng 12/2012.
Trong số các cổ đông cá nhân góp vốn vào MIKGroup, còn xuất hiện một cái tên khác đáng chú ý là Nguyễn Quang Hưng. Ông Hưng có 207,2 tỷ đồng tiền vốn góp (tương đương 10,36 tỷ đồng), đồng thời đảm nhiệm chức Giám đốc Công ty CP Đầu tư Việt Hải.
Được biết, Việt Hải là công ty do ông Bùi Hải Quân – phó chủ tịch HĐQT VPBank đứng tên Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT. Ông Quân cùng vợ là bà Kim Ngọc Cẩm Ly đang sở hữu tới 99,9% vốn góp trong Đầu tư Việt Hải. Cuối tháng 3/2017, Công ty CP Đầu tư Việt Hải đã thoái toàn bộ 21,7 triệu cổ phần VPBank, tương đương 2,02%vốn cổ phần của Ngân hàng này. Cá nhân ông Bùi Hải Quân cũng có hơn 26,9 triệu cổ phần VPBank tương đương 2,502% vốn điều lệ ngân hàng và bà Kim Ngọc Cẩm Ly đang sở hữu 46,4 triệu cổ phiếu, tương đương 4,311% vốn điều lệ VPBank.
Mối liên hệ giữa cổ đông MIK Group và VPBank
Một cổ đông cá nhân khác có liên hệ trực tiếp với VPBank là ông Trần Ngọc Bê. Ông Trần Ngọc Bê sở hữu 10,8% cổ phần MIK Group. Vợ ông Bê là bà Ngô Thanh Hằng – chị gái của Chủ tịch HĐQT VPBank ông Ngô Chí Dũng. Như vậy, ông Trần Ngọc Bê chính là anh rể của ông Ngô Chí Dũng.
Ngoài ra, trong số các cổ đông là pháp nhân, có một vài doanh nghiệp có mối liên hệ gián tiếp với VPBank. Điển hình như Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tiến An, với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Trường Sơn. Ông Sơn là cổ đông lớn nhất, là thành viên HĐQT và nắm 40% cổ phần Công ty CP HBI, đơn vị hợp tác với MIK Group phát triển dự án Imperia Garden 203 Nguyễn Huy Tưởng. Ông Sơn đồng thời đang là Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng – VPBank. Trước đó, ông làm việc tại Công ty CP Đầu tư Liên Minh, đơn vị do ông Ngô Chí Dũng- Chủ tịch HĐQT VPBank làm chủ tịch HĐQT.
Bằng việc sở hữu chéo, cùng mối quan hệ khăng khít, ràng buộc, mà đầu mối cuối cùng chính là Ngân hàng VPBank. Vì thế, không khó hiểu khi VPBank chính là tổ chức tín dụng gần như duy nhất tài trợ cho hầu hết các dự án của MIK Group.
Với tiềm lực tài chính hùng hậu, có thể lý giải tại sao MIK Group sở hữu và đồng thời triển khai hàng loạt dự án tầm cỡ và lớn nhanh như “thánh gióng” chỉ trong thời gian ngắn.
Ánh Phượng/Theo Báo Thời Đại

Read More

Share Tweet Pin It +1

0 Comments

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS