Khi bé gái 4 tuổi như ngọn đuốc sống chạy cả ra đường kêu la thì mọi người hàng xóm bảo mẹ cháu chỉ biết đứng nhìn và cười sằng sặc. Từ hôm con vào viện sức khỏe nguy kịch đến tính mạng như vậy, bố mẹ con ở nhà có lẽ cũng chẳng biết gì.
Chúng tôi tới thăm em Nguyễn Thị Huyền tại Khoa Nhi, Viện Bỏng QG vào một sáng mùa đông lạnh giá. Khi ấy em đang nằm trên giường bệnh,
khắp người cuốn một lớp băng trắng toát vì vừa đi phẫu thuật ghép da
lần 3 về. Đang sắp ngủ, nhưng chốc chốc, thấy bóng người lạ vào, cả
người em thì vẫn bất động nhưng miệng em liên tục gọi bà nội đuổi những
người lạ ấy ra khỏi phòng vì tưởng chúng tôi là bác sĩ, bởi những lần
thay băng và ghép da quá đau đớn với một đứa trẻ chỉ 4 tuổi.
Huyền
đang sắp ngủ, nhưng chốc chốc, thấy bóng người lạ vào, cả người em thì
vẫn bất động nhưng miệng em liên tục gọi bà nội đuổi người lạ.
Bà
nội em bảo, từ hôm em nhập viện đến nay đã hơn 3 tuần, vì phải điều trị
và phẫu thuật da quá nhiều lần nên em đau đớn và sợ bác sĩ. Nhưng nếu
thời gian mới vào viện, trong cơn mê sảng em liên tục ú ớ kêu cứu: “Bà
ơi, mẹ ơi, cứu con” thì hiện nay, hình như em cũng biết bên cạnh chỉ có
bà nội chăm sóc nên những lần đau em không khóc và kêu cứu thảm thiết
như trước. Ngược lại, em chỉ gắng gượng chịu đựng bằng những cái nghiến
răng và rùng mình trước những cơn đau sau phẫu thuật.
Người
phụ nữ trung niên 52 tuổi ngày nào cũng chỉ túc trực bên bên giường
bệnh của em suốt gần 1 tháng qua chính là bà nội bé Huyền. Bà tên Lê Thị
Thư, ngụ tại khu 3, xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Hiện bé
Huyền đang được cấp cứu tại phòng 412, Tầng 4, Khoa Nhi, Viện Bỏng quốc
gia.
Em luôn gắng gượng chịu đựng bằng những cái nghiến răng và rùng mình trước những cơn đau sau phẫu thuật.
Con giãy giụa trong đám lửa, mẹ ngớ ngẩn chỉ đứng cười sằng sặc
Bà
Nội Huyền kể, bà sinh được 3 người con, nhưng một đã mất từ nhỏ. Nhà
chỉ còn 1 trai, 1 gái nhưng người con trai anh Nguyễn Mạnh Cường, 29
tuổi - bố của cháu Huyền, sinh ra đã bị câm điếc bẩm sinh. Ngày nhỏ,
anh từng bị chứng trầm cảm song điều trị không khỏi và từ đó mắc chứng
tâm thần.
Nhà có con trai bị bệnh tâm thần,
lại thêm chồng mấy năm nay suốt ngày đau ốm nên mọi gánh nặng dồn hết
lên đôi vai bà. Vậy nhưng một ngày, con trai bà về nhà nằng nặc đòi bố
mẹ cho cưới vợ. Người phụ nữ anh muốn lấy là chị Nguyễn Thị Huệ cũng bị
ngớ ngẩn và hơn anh 4 tuổi. Thấy con trai đòi cưới vợ, bà không đồng ý
vì sợ di truyền bệnh sang con cháu. Nhưng anh Cường nổi điên, đập phá đồ
đạc rồi bỏ đi không về. Rồi một ngày anh dẫn chị Huệ về khi chị đã có
bầu gần 3 tháng. Lực bất tòng tâm, bà đành phải cho 2 người khiếm khuyết
ấy nên vợ nên chồng.
Từ khi có con dâu về, những tưởng cô con dâu
ngớ ngẩn sẽ tinh khôn hơn đứa con trai tâm thần của mình mà vợ chồng
biết bảo ban nhau. Nhưng thực tế, bà Thư lại càng vất vả và khổ sở hơn.
Suốt từ khi con dâu mang bầu, bà Thư phải một mình lo lắng chăm sóc cho
con dâu. Suốt ngày nhắc nhở từ chuyện ăn uống đến chuyện tiêm ngừa.
Suốt hơn 3 tuần cấp cứu và điều trị tại viện, chỉ có bà nội hàng ngày túc trực bên giường bệnh với Huyền
Song
có lẽ, trời vẫn còn thương bác khi bé Huyền chào đời, điều bà lo lắng
nhất đã không xảy ra, bác sĩ cho biết bé Huyền hoàn toàn bình thường
khỏe mạnh. Và bà đã đặt tên cho cháu là Huyền với ý nghĩ cháu gái mình
là điều huyền diệu mà ông trời đã ban tặng...
Suốt
4 năm nay, từ khi chị Huệ sinh bé Huyền đến nay, toàn do một tay bà Thư
chăm sóc. Khi cháu đỏ hỏn, mẹ cháu chỉ việc cho bú. Khi cai sữa, khi đi
học mẫu giáo, cũng do bà lên kế hoạch... Bà chăm sóc cháu mà chẳng mong
cháu lớn lên báo đáp công ơn ông bà. Bà chỉ mong sau này cháu lớn lên,
cháu có thể chăm sóc lại bố mẹ của mình, để con trai và con dâu bà có
chỗ trông cậy lúc tuổi già.
“Mẹ cháu ngớ ngẩn
như vậy nên chẳng biết nuôi con. Cứ thế, mẹ cháu chỉ có công đẻ cháu ra
còn Huyền được tôi nuôi từ bé. Thế mà, vì chút sơ sảy để cháu ở nhà có
vài phút với mẹ, mà giờ cháu thành ra nông nỗi này. Tất cả là lỗi tại
tôi cô ơi, cháu có mệnh hệ gì chắc tôi không sống nổi…” - bà nội của
Huyền lại trào những giọt nước mắt xót xa.
Vẫn nhớ như in về tai nạn bất
chợt xảy đến với cháu gái nhỏ hơn 3 tuần trước, bà Thư nghẹn lòng kể
lại: “Hôm đó, trời lạnh nên tôi đến lớp mẫu giáo đón cháu về sớm hơn mọi
ngày. Cháu về, tôi thay quần áo và nhóm bếp nấu cơm chiều cho cả nhà
ăn. Khi đang nấu cơm, nhớ ra nhà đã hết nước mắm nên tôi chạy ra đầu xóm
để mua. Vì lúc ấy trời hơi mưa nên tôi không cho cháu đi theo. Hơn nữa,
lúc ấy cũng có mẹ của cháu ở gần đó. Chẳng hiểu hai mẹ con ở nhà chơi
đùa với nhau thế nào mà khi có người báo cháu bị nạn, tôi chạy về đến
nhà thì từ xa đã thấy con bị cháy sém đen thui. Mọi người bảo, khi bị
cháy, Huyền đã chạy ra khỏi bếp và chạy ra đường kêu cứu. Nhờ vậy hàng
xóm mới biết và dập tắt được lửa cháy trên người cháu. Nhưng khi đó, cơ
thể cháu đã cháy sém hết...”.
Con búp bê này là quà của một phụ nữ hảo tâm vào thăm tặng Huyền ngày hôm qua
Đưa
tay lau những giọt nước mắt, trong giọng nghẹn ngào, bà Thư kể tiếp:
“Khi con như ngọn đuốc sống chạy cả ra đường kêu la thì mọi người hàng
xóm bảo mẹ cháu chỉ đứng nhìn và cười sằng sặc nữa. Từ hôm cháu vào viện
sức khỏe nguy kịch đến tính mạng như vậy, bố mẹ cháu ở nhà cũng có lẽ
cũng chẳng biết gì. Con nhà người ta được bố mẹ bên cạnh những lúc nguy
nan như thế, còn cháu nhà tôi thì chỉ có mỗi bà nội bên cạnh”.
3 lần phẫu thuật ghép da mới chỉ đóng được 2 triệu viện phí
Ngay
khi Huyền bị bỏng lửa nguy kịch, ái ngại và xót thương hoàn cảnh 2 ông
bà già đau ốm vẫn phải nuôi cháu nên bà con hàng xóm đã vận động nhau
quyên góp nhanh được hơn 2 triệu. Số tiền này, đủ bà trả tiền thuê xe
đưa Huyền xuống viện Bỏng QG cấp cứu. Ngoài ra, vét sạch cửa nhà, bà Thư
cũng chỉ có 2 triệu đồng mang theo.
Thời điểm
này, bà Thư mới chỉ đóng được 2 triệu tiền viện phí cho viện. Song trước
tình trạng nguy kịch của Huyền, bệnh viện vẫn quyết tiến hành phẫu
thuật gấp để cứu người. Từ hôm con cấp cứu đến nay, thương hoàn cảnh khó
khăn nhà bà Thư nên tập thể các bác sĩ ở viện cũng cho con 5 triệu viện
phí và một phụ nữ hảo tâm vào thăm cũng hỗ trợ cho bà 1,5 triệu tiền
ăn.
Hoàn cảnh gia đình đã khó khăn, tiền ăn
của bà Thư cũng sắp hết, chưa kể tiền viện phí bà chưa biết lấy đâu ra
trong khi đó, bé Huyền đã phải 3 lần phẫu thuật ghép da và thời gian tới
còn phải tiếp tục phẫu thuật thêm một vài lần nữa. Nói về bệnh nhân đặc
biệt của mình, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Băng Tâm - Bác sĩ trực tiếp điều
trị cho bé Huyền tại khoa Nhi, Viện Bỏng quốc gia cho biết: “Bé Huyền
mới được chuyển từ khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện về khoa Nhi này được
mấy hôm nay. Qua theo dõi bệnh án, bé Huyền nhập viện trong tình trạng
sốc bỏng nặng, tổn thương 35%. Trong đó, bỏng độ sâu 25% tại mặt, cổ,
thân, tứ chi, sinh dục... Đây là trường hợp bỏng sâu hoại tử độ 4 rất
nặng”.
Cũng theo bác sĩ Tâm, đến sáng nay, bé
Huyền đã vừa phẫu thuật ghép da lần 3 và phậu thuật cắt lớp hoại tử để
tránh nhiễm khuẩn huyết. Bé đang được các bác sĩ ưu tiên điều trị rất
tích cực và được tập trung quan tâm. Cho tới sáng nay, bé đã gần như cắt
được sốt, vết thương đang được che phủ dần. Bé cũng vừa được ưu tiên 1
chiếc đèn sưởi riêng, mỗi ngày thăng băng được gây mê cho bé bớt đau đớn
và được truyền máu, huyết tương hàng ngày.
Khi
được hỏi về khả năng hòa nhập của bé sau khi kết thúc quá trình điều
trị thời gian tới, bác sĩ Tâm cũng chia sẻ: “Vì Huyền bị bỏng rất nặng
nên việc điều trị cho bé sẽ mất nhiều thời gian và rất tốn kém. Gia đình
mới chỉ đóng được 2 triệu tiền viện phí trong khi Huyền cần phải tiếp
tục phẫu thuật thêm 1 vài lần nữa. Hiện đã cứu được mạng sống cho bé
nhưng các bác sĩ vẫn rất lo về khả năng hòa nhập của bé sau này. Vì bé
bị bỏng như vậy nên cơ thể sẽ có nhiều sẹo, gây mặc cảm nhiều cho bé về
sau. Với trường hợp của bé, kể cả sau này có tiền đi thẩm mỹ cũng chỉ
khắc phục được phần nào vì bé bỏng quá sâu…”.
Huyền
đã trải qua 3 lần phẫu thuật và sẽ còn tiếp tục phải phẫu thuật vài lần
nữa mà gia đình mới chỉ đóng được 2 triệu tiền viện phí
Nhìn
bé Huyền nằm trên giường bệnh bất động, băng trắng toát từ đầu đến chân
thỉnh thoảng lại nghiến răng rùng mình chịu đựng những cơn đau đớn bên
cạnh là người bà nội mắt thâm quầng và mệt mỏi vì hơn 3 tuần nay không
được chợp mắt khiến chúng tôi ai cũng rớt nước mắt xót thương. Được
biết, hiện Huyền đã qua tình trạng nguy kịch nhưng bé vẫn chưa ăn uống
được vì vẫn còn đau.
“Nhiều khi tôi biết cháu
thèm ăn lắm nhưng vì đau quá nên cháu chưa ăn được. Bà cứ cố đút được
thìa sữa là lại bỏ vì con đau quá. Hơn 3 tuần cấp cứu và điều trị, cả
người cháu giờ không có chỗ lấy ven nữa. Tôi dù mệt mỏi nhưng chỉ biết
chăm cháu. Còn về tiền viện phí, tôi cũng chưa biết phải xoay sở thế nào
vì gia cảnh quá khó khăn” - bà Thư thẫn thờ nhìn cháu nội đang trên
giường bệnh rồi nhìn về phía xa xăm như mong đợi một phép nhiệm màu.
Mọi tấm lòng hảo tâm của các bạn đọc muốn chia sẻ cùng hoàn cảnh bé Huyền, xin trực tiếp gửi về 2 địa chỉ:
1.
Cháu Nguyễn Thị Huyền, Phòng 412, Tầng 4, Khoa Nhi, Viện bỏng Quốc Gia,
Hà Nội. Số ĐT liên hệ với bác Thư - bà nội cháu: 0163 851 8694
2. Bác Lê Thị Thư (bà nội cháu Nguyễn Thị Huyền). Địa chỉ: Khu 3, xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét