In Tự kỷ VTV3

Bố ơi, những người hùng tháng Mười

Chris Mintz đã trở thành một ngôi sao sáng trong cộng đồng tự kỷ ở nước Mỹ, anh đã cho thấy rằng cha mẹ của trẻ tự kỷ thực sự sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ những người khác.

Người hùng nước Mỹ

Tháng 10/2015, nước Mỹ lại rúng động vì vụ xả súng tồi tệ nhất của bang Oregon, 9 người chết, 9 người bị thương. Sự việc sẽ tồi tệ hơn rất rất nhiều nữa nếu không có sinh viên ngành huấn luyện thể dục, cựu chiến binh Chris Mintz - người đã hô hoán đám đông trong thư viện chạy trốn rồi một mình anh quay lại để ngăn chặn Christopher Harper Mercer, không cho sát thủ này ra khỏi phòng học số 15. Tay không, Mintz chỉ biết chốt cửa, và khi không chốt được, Mintz vẫn đối mặt với Happer Mercer. Mintz bị bắn cả thảy 7 viên đạn, 3 viên khi đang đứng chặn cửa, 4 viên sau khi đã ngã xuống.
Người Mỹ gọi Mintz là anh hùng vì anh thừa thời gian để chạy sau khi hô mọi người trong thư viện bỏ trốn, Mintz cũng càng có lý do để chạy vì 1/10 là sinh nhật Tyrik, con trai 6 tuổi của anh. Đặc biệt hơn, Mintz rất hiểu con anh cần mình đến tận cuối đời bởi Tyrik mắc chứng tự kỷ, không có ngôn ngữ. Nhưng Mintz không chạy, bởi cộng đồng cần anh. Anh tin rằng mình có thể giảm bớt thiệt hại cho đồng bào của mình. Bởi anh tin vào tình yêu cha con có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá. Anh đã nói với hy vọng sát thủ đổi ý: "Hôm nay là sinh nhật thứ sáu của con trai tôi".
Thật may mắn, người hùng tháng 10 của nước Mỹ đã không chết. Rồi anh sẽ phải tập đi trở lại sau khi đôi chân gãy gập vì đạn bắn được chữa trị. Nhưng anh đã mỉm cười hồn hậu, cộng đồng cần anh. Tyrik cần anh làm việc và dành dụm để nuôi nó suốt đời, để trang trải các chi phí can thiệp chứng tự kỷ vô cùng đắt đỏ. Bé cũng cần anh dắt đi chơi mỗi buổi chiều.
Bố ơi, cười đi nào (Ảnh: American Autism Association)
Chris Mintz đã trở thành một ngôi sao sáng trong cộng đồng tự kỷ ở nước Mỹ, anh đã cho thấy rằng cha mẹ của trẻ tự kỷ thực sự sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ những người khác. Có thể một ngày, Tyrik cũng sẽ hiểu điều đó hoặc chẳng bao giờ, nhưng Tyrik sẽ luôn thấy bình yên vì có bố Chris và ông ấy sẽ luôn làm điều đúng đắn.

Người hùng không tên của khu Trung Hòa – Nhân Chính

Tháng 10/2013, người viết bài này mới được chứng kiến và chụp được cảnh này. Hình ảnh có thể thách thức mọi nỗ lực tìm kiếm khái niệm mới hòng thay thế cho tình phụ tử. Tôi không dám hỏi kỹ, chỉ dám đứng nhìn và chụp họ từ phía sau. Dò hỏi thì biết người cha vốn là lính Điện Biên. Cụ đã già lắm rồi, tóc bạc trắng và rụng gần hết; chân yếu lắm, đi phải chống gậy. Người con cũng không còn trẻ, khoảng trên dưới 40. Tay trong tay, chiều nào cũng thế, nắng cũng như mưa, cư dân khu Trung Hòa - Nhân Chính lại thấy bố con họ đi chơi.
Bố ơi, mình đi chơi (Ảnh: Ngô Dương)
Đó không phải là một hành động hiếu thảo của người con tuổi trung niên. Người được dắt đi chơi chính là anh. Anh đang cười ré lên sung sướng và nhảy chân sáo cùng người cha tiến về phía quảng trường 34T. Còn người cha, thỉnh thoảng lại nhắc con đi chậm lại đầy trìu mến. Trong mắt ông, chàng trung niên râu ria lởm chởm kia mãi mãi thơ bé cần che chở. Với người con, người cha tóc bạc, chống gậy ấy là người hùng bảo vệ anh suốt cuộc đời. Với cư dân sở tại, cụ cũng là người hùng, yêu thương đứa con khuyết tật của mình vô điều kiện.

Và những người hùng truyền hình

Tháng 10/2015, chương trình truyền hình ăn khách "Bố ơi mình đi đâu thế" phát tập 18 trên VTV3. Bốn ông bố thành đạt và những đứa con lành lặn, thông minh của họ tiếp tục làm khán giả cười thích thú khi tham gia những thử thách của chương trình. Điều được cho là thú vị nhất và cũng gian nan nhất trong lần này là thử thách "hố tự kỷ". Các ông bố phải chui xuống một chiếc hố đặc biệt được đào trên một khoảng đất trống trên đảo. Các ông bố thích thú với việc được thua cuộc và phải xuống "hố tự kỷ". Họ là những cặp bố con đáng mơ ước của cả triệu người xem. Còn gì hạnh phúc hơn thế? Người xem mừng cho những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc của các cặp bố con. Người xem cũng không buộc phải biết "tự kỷ" là gì. Đó dường như chỉ tả tình trạng cô độc, lập dị và là vị trí của người đáng bị trừng phạt của ai đó.
Bố luôn đúng và đám trẻ hồn nhiên ủng hộ. Chúng rất vui vì có bố, vì được bố hỗ trợ và cùng chơi. Đám trẻ đồng thanh hô "tự kỷ, tự kỷ". Chúng không buộc phải biết tình trạng "tự kỷ" là gì, những ông bố kia đã là bảo đảm tin cậy cho những cuộc chơi không có lỗi.
Bố ơi, cùng thử thách hố tự kỷ, Ảnh chụp từ màn hình VTV3.
Chúng ta tin rằng tất cả các bậc phụ huynh là những anh hùng. Không nhất thiết phải khó khăn, phải có con khuyêt tật thì cha mẹ mới trở thành những người hùng. Trong con mắt trẻ thơ, bố mẹ chúng là hoàn hảo nhất cho dù bố mẹ hoặc chính những đứa trẻ, có thể không được coi là bình thường theo cách nhìn của người đời.
Rối loạn phổ tự kỷ hay gọi tắt là tự kỷ là một dạng khuyết tật được Liên hợp quốc, WHO ghi nhận. Tự kỷ là một khuyết tật phát triển và tồn tại suốt đời và không thể chữa khỏi mà chỉ có thể cải thiện nếu được can thiệp đúng. Người mắc chứng tự kỷ sẽ có thể vĩnh viễn không hòa nhập được với cộng đồng, ở tuổi trưởng thành nhưng họ vẫn chỉ như những đứa trẻ 2 hoặc 3 tuổi và không thể học được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết. Họ cũng không thể học hành, không thể làm việc được.
Nghị quyết 62/139 của Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia thành viên, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công và tư cùng thực hiện việc nâng cao nhận thức về tự kỷ trong xã hội. Việt Nam và cả thế giới đang hết sức nỗ lực xóa bỏ kỳ thị người khuyết tật, trong đó có rối loạn phổ tự kỷ, và tạo điều kiện hỗ trợ để họ có thể hòa nhập với cộng đồng. Cần lưu ý, trong cùng thời gian phát chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế", chính VTV cũng hợp tác với Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam – VAN để phổ biến phần mềm phát hiện chứng tự kỷ và trang web giới thiệu chứng tự kỷ như là một nỗ lực góp vào trào lưu chung của thế giới.
Chưa nói đến những khổ đau của các phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ bị các ông bố thành đạt và đám trẻ xinh đẹp, thông minh kia cười cợt, thông điệp về "vị trí của người bị trừng phạt" của "Bố ơi mình đi đâu thế" hoàn toàn gây ra những cách hiểu sai của người xem loại khuyết tật này. Đồng thời, chính điều đó đã làm cho "Bố ơi mình đi đâu thế" trở nên quá lạc lõng với xu thế chung trong việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. Đáng suy nghĩ hơn nữa, một trong các ông bố đó từng là đại sứ thiện chí của UNICEF – một cơ quan của Liên hợp quốc phụ trách lĩnh vực quyền trẻ em.
Sẽ không có nhiều người ngạc nhiên về điều này nếu họ biết nhiều trong số những người làm chương trình từng có những tác phẩm chế nhạo người chuyển giới, người đồng tính.
Và họ đã thành công.
Và họ vẫn là những anh hùng của con mình.
Ngô Dương/infonet

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS