In Thương mại điện tử

Mua hàng trên mạng...

Mua hàng trên mạng: coi chừng lừa đảo!
Hàng trên mạng giá rẻ, hình ảnh sản phẩm hấp dẫn với thông tin rất chuyên nghiệp. Tuy vậy, mọi chuyện sẽ vở lở là một màn kịch lừa đảo sau khi khách hàng gửi tiền để mua hàng từ xa qua mạng.
Đầu tháng 12-2010, Lê Hiếu (sinh viên, quê ở Đồng Nai) vào trang www....giay.vn để tìm mua một chiếc điện thoại di động cũ khoản 1,5 đến 2 triệu đồng. Thấy bài viết của thành viên hai-tung với nội dung “Nokia, Blackberry, LG, Sony, Giá không thể thấp hơn”, Hiếu thử vào xem trang haitung.info thì thấy tại trang này đăng thông tin nhiều sản phẩm xách tay có giá rẻ hơn hàng xách tay ngoài thị trường từ 1 đến 3 triệu.

Mua hàng rồi chờ... trong vô vọng

Sau khi xem xét, Hiếu quyết định mua điện thoại LG KM900 xách tay với giá 2 triệu (Giá trên thị trường khoản 4 triệu). Hiếu gọi đến số di động 012072xxxxx và thương lượng với một người đàn ông tự xưng nhân viên công ty Hải Tùng, địa chỉ đường Đống Đa, P. Đống Đa, TP. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Người này đồng ý bán giá 1,8 triệu và hướng dẫn Hiếu chuyển tiền vào một trong hai tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau với tên chủ tài khoản là Lê Thiện Hiền.

Hoàn toàn tin tưởng theo những thông tin trên, Hiếu chuyển 1,8 triệu vào số tài khoản ngân hàng X. Sau khi chuyển, Hiếu gọi cho số di động trên thì người đàn ông này yêu cầu nhắn tên, địa chỉ để giao hàng. Người này nói đến ngày 10-12 sẽ nhận được. Tuy nhiên, tới ngày này Hiếu gọi nói chưa nhận được thì người này nói hàng đến chậm, ngày 11-12 sẽ tới nơi.

Hết ngày 11-12 Hiếu vẫn không thấy, nhưng nghĩ rằng xa xôi nên nhận trễ, và đợi đến 12-12 không thấy mới biết đã bị lừa. Hiếu dùng nhiều số điện thoại khác để gọi cho số di động trên thì đầu dây không nghe máy. Hiếu đăng nhập trang web “haitung.info” thì trang web này đã được xóa. Hiếu tiếp tục gọi vào số điện thoại bàn 056381xxxx của công ty Hải Tùng ở Bình Định thì đầu dây nói đây không phải là công ty Hải Tùng.

Hóa đơn chuyển 1,8 triệu cho tài khoản có tên Lê Thiện Hiền - Ảnh: Yến Trinh


Điều đặc biệt là hành vi lừa đảo rất tinh vi, trang web “haitung.info” thiết kế chuyên nghiệp, và không khác gì những trang mua bán khác trên mạng. Người đàn ông tự xưng nhân viên công ty Hải Tùng khi giao dịch qua điện thoại không lộ vẻ gì khả nghi. Thậm chí khi Hiếu gọi điện hỏi sao hàng chưa tới, người này còn hứa hẹn rất đáng tin. Hơn nữa, với một địa chỉ cụ thể như vậy và chiếc điện thoại khuyến mãi giá rẻ nên Hiếu không nghĩ ngợi gì.

Khi Hiếu viết phản ánh trên diễn đàn rao vặt ..giay.vn thì ban quản trị trả lời rằng chỉ giải quyết online, còn mọi việc liên quan pháp luật thì tự giải quyết!

Mua nhầm hàng nhái, hàng dỏm

Hiếu chỉ là một trong số đông các nạn nhân của lừa đảo trực tuyến khi mua hàng trên mạng. Nhịp Sống Số ghi nhận được rất nhiều lời phản ánh từ các nạn nhân bị lừa trên các diễn đàn và website rao vặt nhằm cảnh báo lại cho cộng đồng.

Cũng trên trang ..giay.vn, nick superlht317 “kêu cứu” vừa bị lừa mua chiếc điện thoại Iphone 3G 16G của nick nguyenlaanh với giá 5,8 triệu. Lúc mua bạn này đã kiểm tra kỹ, người bán cam kết “zin” 100%. Hơn nữa lại có một địa chỉ nhà ở đường Tân Thành, Q. 5 nên yên tâm. Nhưng về nhà gọi mãi mà không có sóng. Đem ra tiệm kiểm tra thì mới biết là hàng Trung Quốc. Kiểm tra lại địa chỉ thì hỡi ơi, đó là của Ủy ban nhân dân phường!

Trước đó, tháng 11-2010, Gia Huy (sinh viên trọ tại đường Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp, TP.HCM) mua chiếc điện thoại LG GC900 hàng chính hãng ở trang web của một cửa hàng trên đường 3/2, Q.10 với giá 3,8 triệu. Lúc mua Huy đã kiểm tra máy, giấy bảo hành đầy đủ. Về nhà, Huy kiểm tra IMEI (Mã số nhận dạng quốc tế cho điện thoại di động, bấm *#06# để kiểm tra) thì thấy số IMEI hiện trên màn hình không trùng khớp với trên thân máy. Hôm sau Huy đem đến cửa hàng hỏi thì người bán nói “Số này chỉnh được mà!” (?).

Huy yêu cầu đổi máy không được, người bán đồng ý tăng thời gian bảo hành từ 12 tháng lên 24 tháng. Về nhà, máy bắt đầu trục trặc, hư loa, nghe nhạc bằng tai nghe thì một lúc sau bị tắt nguồn, mở hoài không lên. Một tháng sau, Huy yêu cầu bán để đổi cái khác thì bên cửa hàng ra giá 2,6 triệu (ban đầu mua 3,8 triệu) mặc dù còn bảo hành.

Hóa đơn mua LG GC900 của Huy - Ảnh: Yến Trinh


Còn rất nhiều những chiêu lừa, không chỉ riêng điện thoại mà còn laptop, thẻ nhớ, USB 3G, máy ảnh,…Nắm được tâm lý muốn mua hàng rẻ và hay mua sắm dịp cuối năm nên nhiều “siêu lừa” đã lập ra những trang web “ma”, hoặc bán hàng nhái với giá của hàng chính hãng, bán hàng kém chất lượng.

Người mua phải biết tự bảo vệ mình


Theo anh Hồng Thành, quản trị viên website MobileWorld.vn cho biết: "Thường ban quản trị trên các diễn đàn quảng cáo rao vặt chỉ có trách nhiệm theo dõi các bài viết sai về định dạng hay nội quy của chuyên mục. Không thể nào xác thực được thông tin từ thành viên gửi lên. Do đó, người mua phải tự mình tìm hiểu trước khi mua".

"Nguồn thu quảng cáo đôi lúc cũng làm cho khâu kiểm tra nội dung thông tin khách hàng đăng ký gửi lên trở nên lỏng lẻo. Nạn nhân chỉ ôm cái ấm ức vào mình còn trách nhiệm của bộ phận quản lý website/diễn đàn là con số không", một quản trị viên diễn đàn websitetinhoc chia sẻ.
Huy Đoàn (kĩ thuật viên máy tính, đường kênh Tân Hóa, Q. Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: “Khi mua hàng trên mạng, bạn phải kiểm tra kĩ. Nếu mua ở xa, bạn phải chắc chắn số điện thoại, địa chỉ đó có thật. Có thể gọi tổng đài 1080 của tỉnh đó để xác minh. Tuyệt đối tránh chuyển tiền trước, nhận hàng sau. Đặc biệt, với những món hàng rẻ hơn giá bên ngoài nhiều lần thì các bạn đừng vội tin. Có thể là một trò lừa, hoặc là hàng kém chất lượng, hàng nhái. Những “siêu lừa” thường nhắm đến đối tượng chính là sinh viên, vì nhu cầu mua hàng công nghệ như điện thoại, laptop, máy ảnh là rất lớn trong khi túi tiền thì hạn hẹp”.

Hiện nay trên mạng có loại điện thoại hàng Trung Quốc nhái tinh vi rất giống hàng chính hãng Nokia, còn giả cả thẻ bảo hành và phụ kiện. Chúng được rao bán trên mạng với giá từ 2,5 đến 4 triệu như E71, E72, N97, X6. Những mặt hàng loại này trần ngập trên các website rao vặt.

Đức Mạnh (nhân viên của cửa hàng FPT Mobile) đưa ra lời khuyên: “Với những cuộc giao dịch trong phạm vi thành phố, gặp mặt trực tiếp, tốt nhất là ở nhà người bán. Phải vào được tận nhà, đi cùng với một người có kinh nghiệm để tránh mua hàng dỏm và cũng là để tránh bị trấn lột bởi các băng cướp trá hình".

Nếu tự kiểm tra mà chưa tin tưởng thì nên mang đến tiệm điện thoại cho nhân viên kiểm tra, tốn ít tiền nhưng bảo đảm hơn. Thỏa thuận “bao test (kiểm tra)” từ 3 ngày trở lên. Hỏi giấy bảo hành, hóa đơn… Nếu người bán nói hết hạn bảo hành, thì phải xem hóa đơn lúc mua máy. Đề phòng trường hợp mua đi bán lại, không rõ nguồn gốc.

Mua hàng trên mạng thường kèm theo rủi ro dù là người sành sỏi cũng đôi lần bị lừa. Bạn nên so sánh giá ở các trang web khác nhau, giá hiện nay trên thị trường. Tránh giao dịch vào lúc trời tối, hoặc đang vội. Các chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi, vì thế khách hàng cần biết tự bảo vệ mình.

Có thể phân biệt cơ bản điện thoại chính hãng với hàng nhái như sau:

Ấn phím *#0044# nhấn call (gọi). Điện thoại chính hãng sẽ báo "không thực hiện được" hoặc "request not completed".

Khi bấm tiếp *#0084#, hàng chính hãng cũng vẫn hiện thông báo như trên "không thực hiện được".

Ngoài ra cũng cần kiểm tra số IMEI của máy có khớp với số IMEI trong hộp sản phẩm hay không.

NGUYỄN HOÀNG YẾN TRINH
(Theo Nhịp sống số - TTO)

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS