Ai
cũng biết uống nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng đến gan. Nhưng những mối
quan hệ xã giao trong công việc, những dịp tiệc tùng, lễ lộc… luôn là lý
do khiến nam giới không thể nói “không” với bia rượu. “Nam vô tửu như
kỳ vô phong”, tửu lượng từ lâu đã được xem như thước đo bản lĩnh, phong
độ của đàn ông. Điều quý ông luôn mong muốn là làm sao để giữ vững được
“phong độ” mà gan vẫn tốt, sức khỏe vẫn đảm bảo.
1. Những tác hại của bia rượu đối với gan
Thời
gian gần đây tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân xơ gan do bia rượu
đang tăng rất nhanh. Điều này cho thấy sự nhận thức đầy đủ về tác hại
của bia rượu đối với sức khỏe còn rất hạn chế ở nam giới. Các đấng mày
râu vẫn cứ “dzô” 100% mà không hề biết rằng những ly bia chun rượu kia
đang từng ngày từng giờ “đốt cháy” lá gan của họ.
Gan
là nhà máy khử độc số một của cơ thể, có nhiệm vụ chuyển hóa các chất
độc có trong đồ ăn thức uống hàng ngày của chúng ta thành các chất vô
hại hoặc dễ đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu uống bia rượu ít, không liên
tục, gan có đủ khả năng và thời gian để hoá giải chất độc này. Nhưng nếu
uống quá nhiều và liên tục, gan phải làm việc quá sức, lượng men gan
không đủ để tham gia vào quá trình giải độc rượu. Lúc này chất aldehyd -
độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá huỷ tế bào gan dẫn đến
suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
2. Giúp bảo vệ lá gan trước mỗi cuộc nhậu
Sau những cuộc nhậu hết mình luôn là cảm giác mệt mỏi, toàn thân rã rời, nhức đầu, nóng trong người, khô miệng, buồn nôn hay nôn mửa.
Vì vậy, ngoài việc uống có chừng mực đừng để “quá chén” là cách tốt
nhất để bảo vệ sức khỏe, các đấng mày râu cũng cần trang bị thêm một vài
bí quyết nho nhỏ để giúp mình tỉnh táo hơn, giữ vững phong độ và quan
trọng nhất là bảo vệ lá gan của chính mình sau bàn nhậu.
Đông
y có vị thuốc Cát căn, hay còn gọi là củ sắn dây, giúp thanh nhiệt giải
độc, giã rượu rất tốt. Sau khi uống rượu, uống một cốc nước sắn dây có
tác dụng giải say rượu, đẩy lùi cơn say xỉn, nhức đầu, nôn mửa. Ngoài
ra, Cát căn còn có công dụng sinh tân dịch, trừ phiền phiệt giúp làm mát
cơ thể, tiêu tan cảm giác khô miệng, nóng trong người, mụn nhọt, mẩn
ngứa.
Sắn
dây còn gọi là sắn cơm, bạch cát, bẳn mắn kéo (Thái), khau cát (Tày),
tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ đậu (Fabaceae).
Rễ
củ sắn dây gọi là cát căn (Radix Puerariae), các hiệu thuốc đông y còn
gọi là cát căn (sắn dây khô). Nếu muốn chế biến thành bột sắn dây, khi
đào rễ củ lên phải chế biến ngay, không để quá 5 ngày, vì tinh bột sẽ
kém phẩm chất do mặt vỏ bị chuyển màu. Hoa (cát hoa), thân và lá của
cây sắn dây dùng để làm thuốc, có nơi dùng lá để nuôi gia súc.
Trong
rễ củ sắn dây tươi có 12% tinh bột (nếu củ khô có đến 40% tinh bột),
saponosid và isoflavon (puerarin, daidzin, daidzein…). Trong dây và lá
khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose
31,3%; các axít amin (asparaginic, glutamic, adenin, prolin, leucin…)
Giải rượu và giải nhiệt
Theo
đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình. Tác dụng giải cơ, sinh tân
dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc.
Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể
nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu
trường không thông lợi và ngộ độc rượu. Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt
phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt, và phòng ngừa các loại rôm sảy do
thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc
dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
Hiện nay, sắn dây còn được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, làm thuốc cai rượu.
Người
Nhật Bản gọi sắn dây là koudzou, dùng chữa rối loạn tiêu hóa. Nấu cháo
(gồm 30-40gr sắn dây với gạo tẻ) để bổ trợ cho việc điều trị đái tháo
đường.
Khuyến cáo
Những
người có tình trạng dương khí hư với các triệu chứng: đại tiện lỏng,
bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước,
miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
|
Người
bị say rượu có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây
(đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với
nước sôi, thêm ít muối để ăn.
Hoa
sắn dây thu hái vào cuối thu, đầu đông, khi chưa nở. Theo đông y, hoa
sắn dây gọi là cát hoa, có vị ngọt, mát, không độc; dùng chữa sốt cao,
khát nước, nôn mửa, đi cầu ra máu. Đặc biệt, hoa sắn dây là vị thuốc
giải rượu rất có hiệu quả. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu giải độc
rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ
thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.
Những
người nghiện rượu mạn tính, nếu quyết tâm cai rượu, hằng ngày nên uống
nước vắt từ củ sắn dây, khoảng 20-30gr, cùng với việc giảm dần số
lượng rượu cho đến khi có thể bỏ hẳn. Uống liên tục 6-8 tuần sẽ có kết
quả. Người Trung Quốc thường kết hợp sắn dây với hoa hòe trong một
thang thuốc có tên là Cát hoa thang (sắn dây 12-16gr, hoa hòe 12-16gr),
nấu với 1 lít nước, sắc còn 700ml, dùng uống giải khát, giải khí độc
do thử thấp (khí nóng và ẩm) gây ra, phòng ngừa các bệnh ngoài da khi
thời tiết oi bức (rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ ngứa…), dùng giải độc rượu và
rất tốt cho người bị đại tiện ra máu, cao huyết áp, đái tháo đường.
Những lợi ích khác
Thanh
niên nam, nữ bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu
ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa
sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
Trẻ
em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè, dùng bột sắn dây pha nước sôi
cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày. Lá sắn dây tươi rửa
thật sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng
đắp trị vết thương chảy máu, rắn cắn.
Thân
cây sắn dây dùng trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng. Ngày dùng 12-16gr,
sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau
hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
Khi mua bột sắn dây nên chọn loại được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn, nếu không rất dễ bị nhiễm khuẩn.
st
0 nhận xét:
Đăng nhận xét