In Tin tức

Văn bản yêu cầu ghi hình, chụp ảnh CSGT phải xin phép, bộ Tư Pháp "tuýt còi"

GiadinhNet- Sau khi kiểm tra công văn 1042 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định “có nội dung sai trái”. Nếu Bộ Công an không xử lý thì Bộ Tư Pháp sẽ xử lý theo quy định.

Bộ Tư pháp "tuýt còi" văn bản yêu cầu ghi hình, chụp ảnh CSGT phải xin phép 1
Văn bản của Đại tá Trần Sơn Hà đã bị “tuýt còi”.
Sáng 22/8, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông báo về kết quả kiểm tra văn bản 1042 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an).
Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, công văn 1042 nêu ra 2 nhóm hành vi “có lời lẽ đe dọa, lăng mạ”, “hành vi chống đối CSGT” và “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất, mức độ khác nhau.
Việc này có thể hiểu rằng khi bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm buộc phải “được phép đồng ý” của CSGT đang làm nhiệm vụ. Theo ý này thì CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định “đúng là nhà báo” hay “giả danh nhà báo”. Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định văn bản này không phù hợp với các quy định hiện hành.
Qua kiểm tra, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế. Việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT không phải hành vi bị pháp luật cấm. CSGT cũng không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.
Cùng  đó, về thẩm quyền, những nội dung liên quan đến việc định “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang là nhiệm vụ” cũng như việc xác định người quay phim, chụp ảnh là “nhà báo” hay “giả danh nhà báo” tại văn bản 1042 không thuộc thẩm quyền quy định của một lãnh đạo C67.
Trước các dấu hiệu sai trái của công văn này, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết việc xử lý văn bản này trước hết thuộc thẩm quyền của Bộ Công an như C67, Vụ Pháp chế, lãnh đạo Bộ Công an. Nếu Bộ Công an không xử lý thì Bộ Tư pháp sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo quy định của Chính phủ.
Ngày 19/8, sau khi đăng tải nội dung “khó hiểu” của văn bản này, Báo GĐ&XH đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi, nội dung phần lớn là phản đối. Tiếp đó, ngày 20/8, Báo GĐ&XH tiếp tục đăng tải bài phỏng vấn người ký văn bản này là Đại tá Trần Sơn Hà, bạn đọc tiếp tục phản hồi và phản đối cách giải thích thêm phần “khó hiểu” của vị Cục phó này. Chiều 21/8, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, thông qua báo điện tử Giadinh.net.vn cũng đã phát đi thông điệp bảo vệ quyền tác nghiệp chính đáng của phóng viên, nhà báo và quyền công dân khi giám sát lực lượng CSGT thực thi công vụ.
Công Tâm
*P/S: Tiêu đề đã được chỉnh sửa theo bài gốc trên báo giadinhnet.vn

Theo giadinhnet.vn

Related Articles

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Danh mục

Ads 468x60px

Party Photography

Female Photography

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

Find Us On Facebook

Latest Posts

International

Featured Video

Pages

Vertical2

Sample Text

Search


.

.

.

.

.

Banner4

Banner4

Càng biết nhiều càng khổ.

Càng biết nhiều càng khổ.
Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu....

Business

Nhãn

Translate

Advertisement

Fun & Fashion

Social Media

Join with us

Popular Posts

POPULAR POSTS